MÁY PHÁT TẦN SỐ

Một phần của tài liệu Giáo trình thí nghiệm vật lý đại cương, Giáo trình dùng cho sinh viên ngành kỹ thuật - Tạ Thị Huỳnh Như (cb), Nguyễn Lê Vân Thanh, Trần Thị Khánh Chi (Trang 124 - 129)

Máy phát xung hay máy tạo sóng đo lường là bộ nguồn tạo ra các tín hiệu chuẩn về biên độ, tần số và dạng sóng dùng trong thử nghiệm và đo lường.

Máy phát tần dạng hiển thị số:

Hình 8: Máy phát tần số dạng hiện thị số

OUT: dây nối đầu ra.

DADJ: núm thay đổi độ biến dạng. FADJ: núm thay đổi tần số.

AADJ: núm thay đổi biên độ.

ATT (Attenuator): nút chỉnh độ suy giảm tín hiệu. WAVE: nút điều chỉnh dạng sóng.

• 1: sóng sin.

• 2: sóng vuông.

• 3: sóng tam giác.

RANGE: nút thay đổi tần số, nút Range thay đổi từ 1-7, có giá trị từ 0Hz ~ 2343 KHz, giá trị dãy tần số tùy thuộc vào nút bấm.

• Range 1: giá trị dãy tần số thay đổi từ 0 Hz -> khoảng 2.7 Hz.

• Range 2: giá trị dãy tần số thay đổi từ 2 Hz -> khoảng 27 Hz.

• Range 3: giá trị dãy tần số thay đổi từ 11 Hz -> khoảng 260 Hz.

• Range 4: giá trị dãy tần số thay đổi từ 111 Hz -> khoảng 2617 Hz.

• Range 5: giá trị dãy tần số thay đổi từ 1100 Hz -> khoảng 26 kHz.

• Range 6: giá trị dãy tần số thay đổi từ 9754 Hz -> khoảng 230 kHz.

• Range 7: giá trị dãy tần số thay đổi từ 105 KHz -> khoảng 2340 kHz. RUN: cho máy chạy.

RESET: khởi lập lại các giá trị ban đầu. POWER: bật, tắt máy (ở mặt sau của máy).

Máy phát tần số dạng kim:

Hình 9: Máy phát tần số dạng kim

5. DAO ĐỘNG KÝ ĐIỆN TỬ - MÁY HIỆN SÓNG OSCILOCOPE

Hình 10: Dao động ký điện tử - Oscillocope

Hình 11: Que đo X/Y

Dao động ký là máy đo có các tính năng sau: - Quan sát toàn cảnh tín hiệu.

- Đo các thông số cường độ của tín hiệu:

• Đo điện áp, đo dòng điện, đo công suất.

• Đo tần số, chu kì, khoảng thời gian của tín hiệu.

• Đo độ di pha của tín hiệu.

• Vẽ tự động và đo được đặc tính phổ của tín hiệu. - Vẽ đặc tuyến Vôn-ampe của linh kiện.

5.2. Cách sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

POWER: Công tắc chính của máy, khi bật công tắc lên thì đèn led sẽ sáng.

INTEN: Điều chỉnh độ sáng của điểm hoặc tia. FOCUS: Điều chỉnh độ sắc nét của hình.

TRACE RATOTION: Điều chỉnh tia song song với đường kẻ ngang trên màn hình.

CH1 (X): Đầu vào vertical CH1 là trục X trong chế độ X-Y. CH2 (Y): Đầu vào vertical CH2 là trục Y trong chế độ X-Y.

AC-GND-DC: Chọn lựa chế độ của tín hiệu vào và khuếch đại dọc. - AC nối AC.

- GND khuếch đại dọc tín hiệu vào được nối đất và tín hiệu vào được ngắt ra.

- DC nối DC.

VOLTS/DIV: Chọn lựa độ nhạy của trục dọc từ 5mV/DIV đến 5V/DIV. VARIABLE: Tinh chỉnh độ nhạy với giá trị > 1/2.5 giá trị đọc được. Độ nhạy được chỉnh đến giá trị đặc trưng tại vị trí CAL.

POSITION: Dùng để điều chỉnh vị trí của tia theo chiều ngang hoặc dọc. VERT MODE: Lựa chọn kênh.

- CH1: Chỉ có 1 kênh CH1. - CH2: Chỉ có 1 kênh CH2. - DUAL: Hiện thị cả hai kênh.

- ADD: Thực hiện phép cộng (CH1 + CH2) hoặc phép trừ (CH1- CH2) (phép trừ chỉ có tác dụng khi CH2 INV được nhấn).

ALT/CHOP: Khi nút này được nhả ra trong chế độ Dual thì kênh 1 và kênh 2 được hiển thị một cách luân phiên, khi nút này được ấn vào trong chế độ Dual, thì kênh 1 và kênh 2 được hiển thị đồng thời.

TIME/DIV: Cung cấp thời gian quét từ 0.2 μs/ vạch đến 0.5 s/vạch với tổng cộng 20 bước.

X-Y: Dùng oscilloscope ở chế độ X-Y.

SWP.VAR: Núm điều khiển thang chạy của thời gian quét được sử dụng khi CAL và thời gian quét được hiệu chỉnh giá trị đặt trước tại

TIME/DIV. Thời gian quét của TIME/DIV có thể bị thay đổi một cách liên tục khi trục không ở đúng vị trí CAL. Xoay núm điều khiển đến vị trí CAL và thời gian quét được đặt trước giá trị tại TIME/DIV. Vặn núm điều khiển ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí cuối cùng để giảm thời gian quét đi 2.5 lần hoặc nhiều hơn.

X10 MAG: Phóng đại 10 lần.

CAL: Cung cấp tín hiệu 2Vp-p, 1KHz, xung vuông dùng để chỉnh que đo.

GND: Tiếp đất thiết bị với sườn máy.

Một phần của tài liệu Giáo trình thí nghiệm vật lý đại cương, Giáo trình dùng cho sinh viên ngành kỹ thuật - Tạ Thị Huỳnh Như (cb), Nguyễn Lê Vân Thanh, Trần Thị Khánh Chi (Trang 124 - 129)