THƯỚC PANME 1 Công dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình thí nghiệm vật lý đại cương, Giáo trình dùng cho sinh viên ngành kỹ thuật - Tạ Thị Huỳnh Như (cb), Nguyễn Lê Vân Thanh, Trần Thị Khánh Chi (Trang 119 - 124)

2.1. Công dụng

Thước panme dùng để đo chiều dài hay đường kính của chi tiết.

2.2. Cấu tạo

Hình 4: Thước panme Giới hạn sai số của panme: 0.01mm.

Thước kép thẳng của panme gồm hai thước thẳng milimét song song nằm ở hai phía của vạch chuẩn ngang và có các độ chia khắc so le nhau từng 0,50 mm.

Vị trí x bất kỳ của trục vít panme được xác định theo công thức: Nếu du xích tròn nằm bên phải gần sát vạch chia của thước milimét phía trên:

x = N + 0,01* n (mm) Ví dụ: Hình 5: x = 8,15mm.

Hình 5: Giá trị trên thước panme là 8,15mm

Nếu du xích tròn nằm bên phải gần sát vạch chia của thước milimét phía dưới:

x = N + 0,50 + 0,01*n (mm)

trong đó N là số milimét, còn n là số thứ tự của vạch chia trên du xích tròn nằm đối diện trùng với vạch chuẩn ngang của thước kép thẳng trên panme.

Ví dụ: Hình 6: x = 8,65mm.

Chú ý khi đọc giá trị đo phải nhìn chính diện 2.3. Cách bảo quản

- Không được phép cầm thanh xoay để xoay khung.

- Sau khi sử dụng xong không vặn chặt 2 mặt đo mà để hở ra giữa 2 mặt đo khoảng 1-2mm.

Hình 6: giá trị trên thước panme là 8,65mm

3. ĐỒNG HỒ ĐA NĂNG HIỆN SỐ VOM

3.1. Công dụng

Đồng hồ đo vạn năng kiểu hiện số dùng đ̉ể đo: - Đo điện thế một chiều (DCV).

- Đo điện thế xoay chiều (ACV). - Đo dòng điện một chiều (DCA). - Đo dòng điện xoay chiều (ACA). - Đo điện trở (R).

- Đo điện dung tụ điện (C). - Đo diode.

- Đo transistor.

3.2. Cách sử dụng

Bật công tắc On - Off sang vị trí ON, các giá trị đo được sẽ hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng.

3.2.1. Đo hiệu điện thế

- Cắm dây đo màu đen vào chốt COM và dây đo màu đỏ vào chốt VΩmA.

- Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo ở vị trí và chọn thang đo thích hợp, sau đó đưa 2 đầu que đo còn lại của 2 dây vào 2 điểm cần đo, đọc chỉ số hiển thị trên màn hình LCD. Nếu trước chỉ số có dấu (-) ta phải đảo lại đầu que đo.

- Nếu chưa biết điện thế muốn đo là bao nhiêu Volt thì nên để thang đo ở vị trí cao nhất và giảm xuống từ từ cho phù hợp với hiệu điện thế muốn đo.

- Khi đo, nếu thấy số "1" hiện trên phía trái màn hình thì thang đo đang ở mức thấp; nên chọn thang đo ở mức cao hơn.

Lưu ý: Không được đo nguồn điện cao hơn 750V vì nó có thể làm hỏng các mạch điện bên trong máy đo.

3.2.2. Đo dòng điện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cắm dây đo màu đen vào chốt COM và dây đo màu đỏ vào chốt VΩmA cho thang đo từ 200µA đến 20mA, nếu dòng điện cần đo trên 20mA đến 10A (hoặc 20A) thì dời dây đo màu đỏ đến chốt 10A (hoặc 20A).

- Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo và chọn thang đo thích hợp, sau đó mắc nối tiếp2 que đo vào mạch điện muốn đo, đọc trị số trên màn hình LCD.

- Nếu chưa biết giá trị của dòng điện đang đo thì chọn thang đo ở vị trí cao nhất và giảm xuống từ từ cho phù hợp với dòng điện đang đo. - Khi đo, nếu thấy số "1" hiện trên phía trái màn hình thì thang đo

đang ở mức thấp; nên chọn thang đo ở mức cao hơn.

Lưu ý: Phải rất cẩn thận khi sử dụng thang đo dòng điện, không

được mắc song song hai que đo vào nguồn điện hoặc mạch điện có cao thế nó có thể làm hỏng máy đo.

3.2.3. Đo điện trở

- Cắm dây đo màu đen vào chốt COM và dây đo màu đỏ vào chốt VΩmA.

- Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo Ω, chọn thang đo thích hợp, sau đó đưa đầu 2 que đo vào hai đầu điện trở cần đo, đọc trị số trên màn hình LCD.

- Nếu giá trị của điện trở đang đo lớn hơn thang đo đang chọn thì bên trái màn hình sẽ xuất hiện số ("1") nên chọn thang đo cao hơn. Với điện trở có giá trị từ 1MΩ trở lên thì phải mất một vài giây thì số đo trên màn hình mới ổn định.

- Khi chưa đo, bên trái màn hình sẽ xuất hiện số ("1") như trường hợp thang đo chưa thích hợp.

- Lưu ý: không được chạm tay vào chân linh kiện đồng hồ sẽ không chính xác khi đo cả nội trở của tay người. Cũng không nên đo linh kiện trong mạch bởi R có thể là của linh kiện khác trong mạch.

3.2.4. Đo điện dung tụ điện

- Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo tụ F, chập hai đầu của tụ để phóng hết điện tích trên hai bản cực của tụ. Đưa hai que đo vào hai bản cực của tụ, chọn thang đo thích hợp và đọc trị số điện dung đo được trên màn hình LCD.

- Lưu ý:Tụ điện không còn tích điện trước khi đo.

3.2.5. Đo tần số Hz

- Cắm dây đo màu đen vào chốt COM và dây đo màu đỏ vào chốt VΩmA.

- Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo ở vị trí Hz và đưa 2 đầu que đo còn lại của 2 dây vào 2 điểm cần đo, đọc chỉ số hiển thị trên màn hình LCD.

3.3. Nguyên tắc an toàn của đồng hồ đo điện

- Đóng vỏ hộp máy đo chắc chắn trước khi đo để bảo đảm an toàn. - Không ứng dụng cho ngõ vào vượt quá thang đo lớn nhất hoặc

trang thiết bị có khả năng xảy ra hư hỏng.

- Phải bảo đảm thang đo được đặt ở tầm đo đúng trước khi tiến hành đo. Nếu độ lớn của dòng điện không biết trước, luôn luôn bắt đầu với thang đo cao nhất và giảm dần cho đến khi đạt được giá trị thích hợp.

- Phải kiểm tra các dây đo đỏ và đen được cắm đúng vào ổ cắm hay không trước khi tiến hành đo.

- Không bao giờ xoay công tắc trong suốt thời gian đo điện áp

hoặc dòng điện.

- Luôn luôn thay thế dây chì chảy bởi dây chì mới đúng theo danh định. Không dùng dây chì được sữa lại hoặc dây chì vắt ngang vỏ cầu chì.

- Phải thay nguồn pin ngay khi chỉ báo pin yếu xuất hiện, vì nếu không trị số đo sẽ không chính xác.

- Tháo nguồn pin ra khỏi máy đo nếu máy đo không được sử dụng trong một thời gian dài.

Chú ý: Khi không còn sử dụng máy đo nữa nhớ bật công tắc On - Off sang vị trí OFF để bảo vệ nguồn PIN của máy đo.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình thí nghiệm vật lý đại cương, Giáo trình dùng cho sinh viên ngành kỹ thuật - Tạ Thị Huỳnh Như (cb), Nguyễn Lê Vân Thanh, Trần Thị Khánh Chi (Trang 119 - 124)