Hiệu quả hoạt động và lợi nhuận

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 29 - 36)

Vennet, V. (2002) phân tích mối quan hệ giữa chi phí và hiệu quả lợi nhuận của các tập đoàn tài chính và các ngân hàng châu Âu từ 1995 đến 1996. Sử dụng phương pháp SFA để ước lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy các tập đoàn có nhiều nguồn doanh thu thì hoạt động hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, và các mô hình ngân hàng đa năng có mức độ của cả chi phí và hiệu quả lợi nhuận cao hơn. Những kết quả này chỉ ra rằng xu hướng hiện tại hướng tới chuyên môn hóa hơn nữa có thể dẫn đến một hệ thống ngân hàng hiệu quả hơn.

Stiroh (2004) cho rằng các ngân hàng ở Mỹ đang nhận được nhiều lợi ích từ việc phát triển hoạt động đa dạng hóa (thông qua việc chuyển các hoạt động tạo thu nhập từ thu nhập từ lãi thuần sáng thu nhập ngoài lãi) theo hình thức thu nhập ổn định và giảm rủi ro. Theo tác giả, thu nhập ngoài lãi dễ biến động hơn thu nhập từ lãi và cả hai đều có mối tương quan cao; trong khi đó, rủi ro và lợi nhuận thì có tương quan nghịch với việc tăng thu nhập ngoài lãi. Stiroh và Rumble (2006) đã nhận ra rằng cách hoạt động của các công ty tài chính của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi trong các hoạt động tạo thu nhập của họ (thu nhập lãi truyền thống) đối với giao dịch, thu phí và thu nhập ngoài lãi. Họ chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi có nhiều biến động hơn thu nhập từ lãi nhưng không nhất thiết sẽ sinh lời nhiều hơn.

Deyoung & Rice (2004) chỉ ra được rằng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoài lãi hiện đang chiếm hơn 40% thu nhập hoạt động đối với các NHTM ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu này còn trình bày một số liên kết thực nghiệm giữa thu nhập ngoài lãi của ngân hàng, chiến lược kinh doanh, điều kiện thị trường, thay đổi công nghệ và hiệu quả tài chính từ năm 1989 đến năm 2001. Kết quả cho thấy đa dạng hóa giúp cho các ngân hàng giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu cho rằng thu nhập ngoài lãi nên tồn tại song song với thu nhập lãi từ các hoạt động trung gian (thay vì thay thế hoặc thay thế hoàn toàn), vì các hoạt động này vẫn là chức năng dịch vụ tài chính cốt lõi của ngân hàng.

Acharya, Hasan & Saunders (2006) đã nghiên cứu về tác động của các mức độ đa dạng hóa khác nhau đối với rủi ro và lợi nhuận của các ngân hàng tại Ý từ năm 1993 đến 1999. Họ cho rằng sự đa dạng hóa vốn vay công nghiệp và tổng thể có tác động tiêu cực đối với HQHĐ của các ngân hàng. Hơn nữa, các ngân hàng hoạt động trong môi trường ít cạnh tranh được chỉ ra rằng việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ phi lãi là không mang lãi hiệu quả cũng như những lợi ích tích cực.

Huang & Chen (2006) dựa trên các số liệu lấy từ các NHTM đã niêm yết trên sàn chúng khoáng và số liệu về thu nhập, chi phí có được từ Taiwan Economic Journal Corporation để phân tích thu nhập ngoài lãi ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của các NHTM Đài Loan từ 1992 đến 2004. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình DEA để phân tích và đưa ra kết luận là các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi rất cao hoặc rất thấp thì sẽ có chi phí hiệu quả hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trung bình. Nói cách khác, các ngân hàng có mức độ đa dạng hóa cao hoặc thấp sẽ có mức hiệu quả chi phí cao hơn các ngân hàng có mức độ đa dạng hóa trung bình.

Chang-Sheng Liao (2009) dừng phương pháp DEA để thực hiện ước lượng sự hiệu quả và thay đổi hiệu quả của các ngân hàng Đài Loan giai đoạn 2002 - 2004. Tác giả sử dụng các biến đầu vào bao gồm chi phí hoạt động, chi phí trả lãi và các biến đầu ra bao gồm dư nợ, thu nhập lãi và đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất thay đổi theo quy mô của các ngân hàng trong nước có xu hướng giảm. Vì

thế, nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý ngân hàng là điều chỉnh quy mô hoạt động sao cho đạt được hiệu quả tốt. Các ngân hàng nước ngoài, tuy không hiệu quả hơn các ngân hàng nội địa nhưng sự tăng trưởng hiệu quả của họ tốt hơn các ngân hàng trong nước. Bài nghiên cứu cũng hàm ý rằng, các ngân hàng kém hiệu quả có thể sử dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Chiorazzo & cộng sự (2008) sử dụng dữ liệu hàng năm từ các ngân hàng Ý để nghiên cứu mối liên hệ giữa thu nhập ngoài lãi và khả năng sinh lời. Kết quả cho thấy rằng việc đa dạng hoá thu nhập, mở rộng các loại hình kinh doanh phi lãi sẽ làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Các ngân hàng nhỏ có thể kiếm lợi từ việc tăng thu nhập ngoài lãi, nhưng chỉ khi họ có rất ít thu nhập ngoài lãi để bắt đầu. Nghiên cứu của Baele và cộng sự (2007) cũng đồng tình với kết quả trên; theo đó, Baele & cộng sự (2007) chỉ ra rằng đa dạng hóa thu nhập giúp các ngân hàng có được thông tin của khách hàng dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy bán chéo sản phẩm và tăng cường các dịch vụ khác.

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) đã tập trung xem xét về mối quan hệ giữa việc đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngân hàng và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM VN. Bài nghiên cứu này sử dụng số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 22 NHTM VN trong giai đoạn 2007-2013, được xử lý thông qua phương pháp dữ SGMM. Thông qua bài nghiên cứu, kết quả cho thấy các chỉ số như chi số đa dạng hóa nguồn thu nhập (tỷ lệ đóng góp của thu nhập phi lãi), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập tương quan nghịch với khả năng sinh lời; trong đó, việc mở rộng các oạt động kinh doanh phi lãi giúp các NHTM VN tăng khả năng sinh lời và phát triển hoạt động dịch vụ song song với hoạt động tín dụng là xu thế phát triển tất yếu của NHTM VN trong bối cảnh kinh tế ngày càng khó khăn và cạnh tranh gay gắt.

Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016) chỉ ra rằng, việc thực hiện đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách mở rộng các sản phẩm dịch vụ sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; đồng thời, cũng cho thấy rằng các nguồn thu nhập thuần ngoài lãi, dư nợ cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô

ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, và lạm phát có tác động tích cực, trong khi, chi phí hoạt động và tiền của của khách hàng có tác động tiêu cực đối với hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Bài viết thông qua việc xử lí số liệu thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thương niên của 26 NHTM VN trong giai đoạn 2006-2014 bằng mô hình FEM và REM cũng cho thấy được rằng việc tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi là có lợi cho các NHTM VN bên cạnh việc chạy đua với tăng trưởng tín dụng (hoạt động có rủi ro và khả năng xuất hiện nợ xấu cao). Do vậy trong thời kỳ hội nhập – cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiện nay của ngành ngân hàng, thì việc mở rộng các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là hoạt động dịch vụ, là cần thiết để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các NHTM.

Nguyễn Minh Sáng (2017), thông qua số liệu được lấy từ Data bank scope của Bureau van Dijk (2016), báo cáo thường niên của 34 NHTM và só liệu từ NHNN VN trong giai đoạn 2007-2015, tác giả cho thấy rằng việc ĐDHTN cũng có tác động tích cực đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM trong khoảng thời gian nghiên cứu; đặc biệt thể hiện rằng các NHTM VN vẫn có thể tiếp tự nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc: đa dạng hoá các hoạt động và phát triển sản phẩm dịch vụ.

Trịnh Thị Thúy Hồng, Nguyễn Hoàng Phong, Lê Tiến Thành (2018) đã cho thấy mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài lãi có tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM nhà nước hay nói cách khác, việc đa dạng hóa nguồn thu nhập có tác động mạnh mẽ đối với các NHTM sở hữu nhà nước thông dữ liệu bảng thường niên thu thập từ nhóm 29 NHTM VN được cung cấp bởi Bankscope trong khoảng thời gian từ 2006-2016 với khoảng 287 quan sát thông qua mô hình FEM và FGLS.

Bảng 2.1 - Tổng kết các nghiên cứu về tác động của hoạt động kinh doanh ngoài lãi đến lợi nhuận của NHTM

Tác giả Dữ liệu Biến phụthuộc Biến độc lập Biến ĐDHTN

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành 22 NHTM nhà nước và NHTM cổ phần từ năm ROA

ROE - Cấu trúc tài sản (TL/TA) - Chất lượng tài sản

(NPL/TL)

2 HHIRD = 1 − [( INT ) +

(2015) 2007 đến 2013 - Tỷ lệ vốn CSH (TE/TA) - Cấu trúc tài trợ (DEP/TLI)

- Hiệu quả hoạt động (CIR)

- Quy mô (LogTA) - ĐDHTN (HHIRD) - Tăng trưởng kinh tế

(GDP)

- Lạm phát (INF)

2 2 2

(COMTOR) + (TRADTOR ) + (TOROTH) ]

INT: Thu nhập lãi

COM: thu nhập từ hoạt động dịch vụ

TRAD: thu từ hoạt động kinh doanh và đầu tư

OTH: thu nhập hoạt động khác TOR: tổng thu nhập hoạt động Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016) 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2014 ROA ROE SHROA SHROE - ĐDHTN (HHIAi,t) - Quy mô (TA) - Tỷ lệ dư nợ cho vay

trên tổng tài sản (LOAN) - Tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản (EQUITY) - Tỷ lệ chi phí hoạt động (COST) - Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả (DTL) - Tăng trưởng kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(GDP) - Tỷ lệ lạm phát

(INF)

HHIA = 1 − (ICO2+ ICO2 ) NET NON ������= ��� : tỷ lệ thu ���+��� nhập thuần từ lãi ������= ��� : tỷ lệ thu ���+���

nhập thuần ngoài lãi

Nguyễn Minh Sáng (2017)

34 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007- 2015

Mức hiệu quả kỹ thuật (TEi,t) ước lượng theo DEA

- ĐDHTN (HHI) - Quy mô

- Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản - Tỷ lệ vốn CSH - Tỷ lệ tiền gửi khách hàng - Tỷ lệ dự phòng nợ xấu - ROA 2 HHI = 1 − [( NON ) + NETOP 2 ( NETOPNET ) ]

NET: thu nhập ròng từ lãi NON: thu nhập ròng ngoài lãi NETOP: tổng thu nhập của NHTM

(NETOP = NON + NET).

Trịnh Thị Thuý Hồng và các tác giả (2018) 29 NHTM Việt Nam cung cấp bởi Bankscope giai đoạn 2006-2016 ROAA ROAE RAROA A RAROA E - Quy mô - Thanh khoản - Tỷ lệ vốn CSH - Tỷ lệ nợ xấu - Tỷ lệ thuế TNDN - Lãi suất biên - Biến phát triển

ngành – BSD - Tăng trưởng kinh tế - Lạm phát

2 2

HHI = [( NON ) + ( NET ) ] NETOP NETOP DINC = 1 − HHI

NET: thu nhập ròng từ lãi NON: thu nhập ròng ngoài lãi NETOP: tổng thu nhập của NHTM

(NETOP = NON + NET). Truji- Ponce (2013) Sử dụng dữ liệu từ Bankscope của tất các các NHTM của ROA ROE - Dư nợ cho vay/Tổng tài sản - Tỷ lệ nợ xấu - Tỷ lệ tiền gửi khách hàng/Tổng nợ phải 2 HHI = 1 − [( NON ) + NETOP 2 ( NETOPNET ) ]

Tây Ban Nha trong giai đoạn 1999- 2009 trả - Tỷ lệ chi phí/Thu nhập - Tỷ lệ dự phòng - Chỉ số ĐDHTN - GDP - Lãi suất - Lạm phát

NON: thu nhập ròng ngoài lãi NETOP: tổng thu nhập của NHTM

(NETOP = NON + NET).

Meslier và các tác giả (2010) Sử dụng đa dạng các phương pháp ước lượng và dùng mẫu gồm 39 ngân hang Philippines giai đoạn 1990-2005 ROA SHROA - Logarit tổng tài sản - Tốc độ tăng tài sản trung bình - Tỷ lệ vốn CSH - Tỷ lệ dư nợ cho vay - Logarit GDP 2 HHI = 1 − [( NON ) + NETOP 2 ( NETOPNET ) ]

NET: thu nhập ròng từ lãi NON: thu nhập ròng ngoài lãi NETOP: tổng thu nhập của NHTM

(NETOP = NON + NET). Vincenzo Chiorazzo và các tác giả (2008) Sử dụng dữ liệu bảng thu thập được từ 85 ngân hàng của Italia theo qui mô khác nhau trong giai đoạn 1993-2003 ROA ROE SHROE SHROA - Logarit tổng tài sản - Tỷ lệ dư nợ cho vay - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng - Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi - Tốc độ tăng trưởng GDP - Lạm phát

- Thị trường địa lý đa dạng hoá/ tập trung - Lợi nhuận điều

chỉnh rủi ro ���� = ��� ���+��� ���� = ��� ���+��� ��� = 1 − (���2 + ���2) � �

NET: thu nhập ròng từ lãi NII: thu nhập ròng ngoài lãi

Som Raj Nepali (2018) Sử dụng mô hình OLS và nguồn dữ liệu thứ cấp của 20 NHTM của Nepalese trong giai đoạn 2009- 2015 ROA ROE

- Tỷ lệ dư nợ cho vay - Tỷ lệ vốn chủ sở

hữu - Quy mô

- Sở hữu nước ngoài - Tốc độ GDP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 2

HHI = 1 − [(NETII) + (NONII) ]

NOI NOI

NOI: tổng thu nhập ngân hàng (NOI = NETII + NONII)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu về khái niệm, nền tảng lý thuyết và cách thức đo lường tỷ lệ kinh doanh phi lãi (NTR) cũng như HQHĐ cụ thể là lợi nhuận của NH (ROA, ROE). Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của hoạt động kinh doanh ngoài lãi đến lợi nhuận của NH cũng đã được tác giả trình bày cụ thể, dùng để làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu ở các chương sau. Tác giả nhận thấy các nghiên cứu cho kết quả không thống nhất nhau về mức độ và chiều hướng tác động. Bài viết kế thừa các nghiên cứu trước để xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của hoạt động kinh doanh ngoài lãi đến lợi nhuận của các NHTM, sau đó đưa ra nhận định và hàm ý chính sách từ kết quả đạt được.

Nội dung chương 3 sẽ trình bày cụ thể hơn phương pháp nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra trong chương 1.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nguồn dữ liệu

Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu số có được từ các nguồn khác nhau. Nguồn dữ liệu thứ nhất lấy từ các báo cáo kiểm toán tài chính và báo cáo thường niên của ba mươi (30) NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn phân tích 2009-2018 từ trang web của các NHTM. Nguồn dữ liệu thứ hai được lấy từ trang web của các tổ chức quốc tế, bao gồm dữ liệu mở của Ngân hàng Thế giới, Investing.com và Tổng cục Thống kê Việt Nam để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu. Bên cạnh trang chủ của các NHTM là một số trang web tin cậy như cafef.vn, vietstock.cn. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các số liệu vĩ mô theo số liệu được cung cấp từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam dữ liệu về GDP, tỷ lệ lạm phát.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 29 - 36)