Ước lượng biến NPL (Non-performing loan ratio – Chất lượng tài sản)

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

Biến NPL được tính bằng cách lấy giá trị các khoản nợ xấu chia cho tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là các khoản vay được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NguyễnThanh Phong, 2015). Theo Ozgur & Gorus (2016), tỷ lệ nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến ROA của các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tương tự như vậy, Ozurumba (2016) khẳng định rằng tỷ lệ nợ xấu đã ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể đến ROA của NHTM tại Nigeria.

Bảng 3.3 - Tổng hợp các nhóm nợ

Nhóm Tên gọi Tỉ lệ trích lập

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

3.3.4. Ước lượng biến EQUITY (Độ phù hợp vốn)

Biến EQUITY là một tỷ lệ tài chính được đo bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản (Chan & Karim, 2010). Bằng chứng thực nghiệm khẳng định tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến ROA của các NHTM. Wang & Wang (2015) đã kiểm tra các NHTM tại Mỹ và khẳng định rằng độ phù hợp vốn có ảnh hưởng quan trọng và tích cực lên ROA. Meero (2015) đã xác định rằng ROA cũng chịu tác động đáng kể bởi độ phù hợp vốn của các ngân hàng ở các nước Gulf. Nguyễn Khánh Ngọc (2019) cũng cho thấy ảnh hưởng của tỷ lệ EQUITY lên ROA của các NHTM của Việt Nam, trong đó tỷ lệ này có ảnh hưởng quan trọng và tích cực đối với ROA trong mô hình Pooled OLS và mô hình tác động cố định (FEM).

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 39 - 40)