Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THÁI GIA SƠN (Trang 65 - 72)

2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy kế toán.

Nguồn : Phòng kế toán

Phòng kế toán gồm có 5 nhân viên kế toán: - Kế toán trưởng xử lý số liệu về kế toán tổng hợp

- Ba thành viên xử lý số liệu về kế kế toán tiền, kế toán công nợ phải thu và kế toán tiền lương

- Một thành viên là thủ quỹ -Cơ cấu phòng kế toán

+ Kế toán trưởng ( Kế toán tổng hợp): báo cáo thuế GTGT, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính, theo dõi, phân tích chung tình hình công ty, phòng ban, dịch vụ,… Vai trò của kế toán tổng hợp rất quan trọng. Cuối tháng đối chiếu, kiểm tra chứng từ và làm báo cáo tài chính. Kế toán tổng hợp là người hỗ trợ, cập nhật thông tư, quy định mới ra của thuế nhằm điều chỉnh các hạch toán phù hợp hơn.

+ Kế toán tiền: phản ánh kịp thời các khoản thu chi bằng tiền, tổ chức thực hiện đầy đủ thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát, khóa sổ kế toán tiền cuối mỗi ngày để có số liệu đối chiếu với thủ quỹ, so sánh đối chiếu kịp thời thường xuyên giữa số liệu thực tế với sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, …

+ Kế toán công nợ phải thu: quản lý toàn bộ công nợ của công ty, theo dõi, kiểm tra đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp thông qua các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ thanh toán, bảng kê công nợ, hợp đồng bị trả lại, hoặc giảm giá hợp đồng, ... Góp phần đưa ra một số giải pháp tăng khả năng thu hồi nợ của Công ty và thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn.

+ Kế toán tiền lương: lập bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương cho các lãnh đạo, nhân viên công ty trong tháng. Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách về chế độ các khoản tiền lương, thưởng, trợ cấp. Đồng thời trích nộp các khoản trích theo lương cho Nhà nước theo quy định hiện hành.

+ Thủ quỹ: theo dõi, bảo quản, lưu giữ tiền mặt tại quỹ của công ty. Kiểm tra, chịu trách nhiệm về lượng tiền mặt tồn quỹ. Mọi khoản thu, chi của thủ quỹ phải được cấp trên thẩm quyền phê duyệt.

2.1.5.2 Quy định, chính sách kế toán áp dụng tại công ty

a) Hệ thống tài khoản

Công ty TNHH Thái Gia Sơn sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư số 200/2014/ TT-BTC ngày 22/12/2014.

Bên cạnh hệ thống tài khoản chuẩn để phù hợp với loại hình doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh của công ty dễ dàng cho quản lý, một số tài khoản được mở chi tiết đến cấp 2. Các tài khoản nếu cần thì mở chi tiết như tài khoản 131, 331…khi đó công ty sẽ mở chi tiết theo tên khách hàng hay nhà cung cấp…

b) Hệ thống báo cáo kế toán

Để tiện cho việc kiểm tra, giám sát công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính do Nhà nước ban hành. Kết thúc mỗi quý, kế toán các phần hành tiến hành tổng hợp, đối chiếu và tính ra số dư cuối kỳ các tài khoản, chuyển cho kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo tài chính, bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán;

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; - Thuyết minh báo cáo tài chính;

- Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Ban quản lý, công ty còn sử dụng một số báo cáo nội bộ sau:

- Báo cáo thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

- Báo cáo về công nợ nội bộ, công nợ với khách hàng, công nợ với người cung cấp. Các báo cáo trên được lập theo yêu cầu khi cần thiết, chúng đều có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý kinh tế của công ty. Từ các báo cáo quản trị nội bộ, có thể đưa ra những ý kiến kết luận đúng đắn, các quyết định linh hoạt trong các hợp đồng kinh tế, kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Chính sách kế toán áp dụng

Công ty có các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, do vậy công tác hạch toán khá phức tạp, tuy vậy việc vận dụng vẫn tuân theo nền tảng là những quy chế của chế độ kế toán Việt Nam và những quy định do Bộ Tài chính ban hành:

- Niên độ kế toán công ty áp dụng từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 năm đó, kỳ hạch toán tại công ty được tính theo tháng.

- Đơn vị tiền tệ mà công ty sử dụng trong ghi chép, báo cáo quyết toán là đồng nội tệ: Việt Nam đồng (VNĐ).

- Phương pháp hạch toán: công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

- Phương pháp tính thuế GTGT: áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Tính giá hàng thực tế xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh.

2.1.5.3 Hình thức ghi sổ kế toán

-Hình thức áp dụng: hình thức nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

2.1.5.4 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

a) Mặt hàng kinh doanh

Bảng 2.1: Mặt hàng kinh doanh chủ yếu

(ĐVT: triệu đồng)

STT MẶT HÀNG -DỊCH VỤ

NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2018 so với 2017

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) 1 Thiết bị văn phòng + Văn phòng phẩm 3.452 58,81 4.339 61,48 887 25,69 2 Thực phẩm chế biến + Nước uống các loại 542 9,23 907 12,85 365 67,34 3 Vật liệu xây dựng + Vận tải hàng hóa đường bộ 969 16,51 603 8,54 -366 (37,77) 4 Hàng kim khí điện máy + Trang trí nội ngoại thất 907 15,45 1.208 17,13 301 33,18 (Nguồn: Phòng Kế Toán)

Nhận xét: dựa vào bảng số liệu ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong hai năm 2017-2018 có sự thay đổi đáng kể.

Mặt hàng thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm là mặt hàng chủ lực của công ty. Năm 2018 tăng so với 2017 là 887.000.000 đồng ứng với 25,69%. Đây là

mặt hàng mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh thu của công ty trong năm vừa qua, nhưng tốc độ tăng thì lại chậm nhất trong tất cả các mặt hàng mà công ty kinh doanh. Tuy mặt hàng này có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng khó có thể mở rộng ra nhiều thị trường trong cả nước do thị trường về mặt hàng này đã bão hòa.

Mặt hàng vật liệu xây dựng và vận tải hàng hóa đường bộ thì có sự sụt giảm mạnh 37,77% tương ứng với 366.000.000 đồng. Do năm 2018 công ty đã quyết định giảm đầu tư về mảng dịch vụ này vì nó mang lại lợi nhuận không cao, chi phí nhiều, vốn đầu tư lớn.

Thực phẩm chế biến và nước uống các loại là mặt hàng có tốc độ tăng mạnh trong năm 2018 tăng 67,34% tương đương 365.000.000 đồng. Đây là mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng cho nên sản phẩm này là sản phẩm cần thiết. Đặc biệt là trong năm 2017-2018 tình hình lạm phát gia tăng, có nhiều công ty xí nghiệp nên có rất nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng các loại sản phẩm có sẵn vì rất tiện dụng và phù hợp với điều kiện, tình hình hiện nay.

Hàng kim khí điện máy và trang trí nội ngoại thất tăng 301.000.000 đồng tương ứng 33,18% trong năm 2018.

Bảng 2.2: Thị trường kinh doanh chính

(ĐVT: triệu đồng)

STT THỊ TRƯỜNG

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2018 so với 2017

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) 1 Thành phố Hồ Chí Minh 4.058 63,90 4.467 58,06 409 10,09 2 Bình Phước 1.341 21,11 1.419 18,44 78 5,82 3 Bà Rịa – Vũng Tàu 570 8,97 973 12,65 403 70,70 4 Miền Tây 382 6,02 835 10,85 453 118,59 TỔNG 6.351 100 7.694 100 1.34 - (Nguồn: Phòng Kế Toán)Nhận xét

Nhìn chung tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp ở năm 2018 so với 2017 tăng.

Trong đó ta thấy thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Phước là hai thị trường chủ lực, còn Bà Rịa-Vũng Tàu và Miền Tây là hai thị trường phụ.

Điển hình như năm 2017 thị trường Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng 63,90%; Bình Phước là 21,11% nhưng ở Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ có 8,97%; Miền Tây 6,02%.

Sang năm 2018 thì thị trường Thành phố Hồ Chí Minh có sự sụt giảm chỉ chiếm 58,06%; Bình Phước chiếm 18,44% nhưng Bà Rịa-Vũng Tàu lại tăng đến 12,65%; Miền Tây tăng 10,85%. Ta cần phải xem xét tại sao ở thị trường chủ lực lại có sự sụt giảm còn ở hai thị trường phụ lại tăng, phải chăng đã xuất hiện đối thủ cạnh tranh ở hai thị trường chủ lực này.

Còn hai thị trường phụ đang trên đà tăng trưởng doanh nghiệp có nên mở rộng, phát triển ở hai khu vực này không. Công ty cần có chính sách và chiến lược phát triển cụ thể.

Chi tiết về tình hình kinh doanh của công ty năm 2018 so 2017 có tăng nhưng mà tốc độ tăng chậm Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 10,09%; Bình Phước tăng 5,82%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 70,70%; Miền Tây tăng 118,59%.

c) Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt đông kinh doanh qua hai năm 2017 và 2018

(ĐVT: triệu đồng)

STT CHỈ TIÊU Năm 2017 Năm 2018

Năm 2018 so với 2017 Giá trị Tốc độ tăng (%) 1 Doanh thu 6.351 7.694 1.343 21,15 2 Chi phí 5.270 6.231 961 18,24 3 Lợi nhuận 1.081 1.463 382 35,34 (Nguồn: Phòng Kế Toán)Nhận xét

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lợi nhuận năm 2018 so 2017 tăng 35,34% tương đương 382.000.000 đồng.

Doanh thu 2018 so với 2017cũng tăng 21,15% tương ứng 1.343.000.000 đồng, nhưng chi phí năm 2018 so với 2017 tăng 18,24% ứng với 961.000.000 đồng, điều đó có thể là tốt vì do công ty kinh doanh có hiệu quả.

Tuy chi phí cao nhưng công ty kinh doanh vẫn có lợi nhuận, tuy nhiên doanh nghiệp cần có giải pháp giảm bớt sự tăng chi phí điều đó sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thường là năm nào cũng có lợi nhuận tuy nhiên kết quả không được cao. Nguyên nhân là do hoạt động của công gặp một số khó khăn

nhưng công ty đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn để có những bước phát triển và đạt hiệu quả.

Với mức tăng trưởng hàng năm của công ty về các chỉ tiêu chủ yếu nói trên đã góp phần ổn định cho hoạt động của công ty, nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty và tham gia tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho người lao động.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THÁI GIA SƠN (Trang 65 - 72)

w