Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá potx (Trang 43 - 48)

II. Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ôtô Vĩnh

1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty

Bước sang hoạt động là CTCP, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đó cú những bước chuyển biến hết sức tích cực về hiệu quả hoạt động SXKD so với khi cũn là DNNN, cú nhiều nhõn tố tỏc động đến sự biến chuyển này, quy về những nhân tố sau:

1.1. Năng lực nội bộ công ty

Thực hiện CPH là chuyến sang hỡnh thức quản lý hiện đại hơn, năng động hơn. Trong CTCP tính tự chịu trách nhiệm được đề cao. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc khi chuyển sang hoạt động dưới hỡnh thức mới đó xỏc định rừ để công ty tồn tại và hoạt động có hiệu quả thỡ toàn thể cỏn bộ lónh đạo và cán bộ công nhân viên lao động trong toàn công ty phải thực sự nhận thức được vai trũ của bản thõn mỡnh đối với việc xây dựng công ty.

Cỏn bộ lónh đạo thực sự quan tâm đến công ty vỡ đó chính là quan tâm đến quyền lợi của bản thân mỡnh, lói thỡ được hưởng lỗ thỡ phải chịu trỏch nhiệm. Sự nhiệt tỡnh trong cụng việc toàn tâm lo cho sự phát triển của công ty của đội ngũ lónh đạo và lao động trong công ty là một động lực đáng kể nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho công ty. Công ty luôn cố gắng xác định rừ cỏc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận, đưa hoạt động của nhà nước đi vào nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa các chức năng và các bộ phận nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong SXKD.

Một bộ phận khác cũng đóng một vai trũ quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch SXKD của công ty đó là cơ sở vật chất được trang bị của công ty. Từ chỗ công ty hầu như không có gỡ khi tỏch ra khỏi Cụng ty vận tải ụ tụ Vĩnh Phỳ, nhà cửa vật kiến trỳc chỉ cú được trên chục gian nhà cấp bốn sắp phải thanh lý, chỉ cú 48 chiếc phương tiện ô tô, 02 xe 12 chỗ, 01 xe con, 02 chiếc máy ủi, 02 máy cày bừa. Cộng với phương thức lónh đạo của DNNN cũn ỷ lại rất nhiều vào nhà nước, trỡ trệ, bảo thủ trong cung cỏch làm việc, khụng quan tõm đến lợi ích thực tế của doanh nghiệp Nhỡn chung là rất thiếu thốn và cũ nỏt.Tỡnh trạng này dẫn đến hiệu quả hoạt động SXKD trong thời gian này là không cao.

Trong quỏ trỡnh phỏt triển, cụng ty đó dần vực dậy và đầu tư mua sắm, lắp ráp thiết bị, mở rộng diện tích nhà xưởng bến bói. Tất cả là nhờ vào sự linh động nhanh nhạy của đội ngũ cán bộ và sự giúp đỡ của UBND Tỉnh và Sở giao thông Vĩnh Phúc, nhất là khi công ty được toàn quyền quyết định với phần vốn góp của

mỡnh . Đến nay đó đầu tư thêm 74 chiếc phương tiện, thay thế hầu như toàn bộ số phương tiện cũ không đảm bảo an toàn, đưa vào hoạt động tuyến xe bus đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Thị xó, tăng bộ mặt văn minh đô thị, tăng đáng kể doanh thu cho công ty, xây dựng 03 gian nhà xưởng bán vĩnh cửu diện tích rộng 200m2, san mặt bằng bói đỗ xe diện tích 700m2 06 gian nhà điều hành có diện tích 130m2, nâng tải sản cố định lên 33,5 tỷ đồng. Nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng ăng lên đáng kể từ 3,519 tỷ đồng lên 7,585 tỷ đồng năm 2004.

Những thay đổi đáng kể về quản lý, điều hành, những nõng cấp rừ rệt về cơ sở vật chất đó tạo một bộ mặt mới cho cụng ty, tinh thần lao động đóng góp cho công ty của cán bộ công nhân viên lao động đó thật sự cú hiệu quả hơn nhiều, đây là điều kiện để nâng cao hiệu quả SXKD của công ty.

1.2. Nhu cầu của thị trường đối với các lĩnh vực SXKD của cụng ty

Kế hoạch SXKD của công ty phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường, hàng năm công ty nghiên cứu rất kỹ nhu cầu của thị trường để xây dựng kế hoạch SXKD cho ừng bộ phận. Nhất là đối với Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc hoạt động chủ yếu là chuyờn chở hành khỏch thỡ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá quyết định lượng doanh thu thực tế của công ty. Cuối năm công ty căn cứ vàp kết quả thực tế và so sánh với kế hoạch để có cái nhỡn tổng thể về hiệu quả hoạt động SXKD.

Thị trường hay khách hàng chủ yếu của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc bao gồm: lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển từ tỉnh Vĩnh Phúc đi các tỉnh và khu vực lân cận nơi có tuyến xe của công ty hoạt động và ngược lại; Lượng khách đi du lịch, tham quan nghỉ mát trên địa bàn toàn quốc; lượng hành khách thường xuyên đi chuyến xe bus dọc tuyến đường từ tỉnh Vĩnh Phúc xuống Hà Nội. Ngoài ra cũn cú lượng khách hàng thuộc bộ phận dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng duy tu xe ôtô, mô tô; bộ phận bán xăng dầu, mỡ, thiết bị, phụ tùng liên quan đến giao thông vận tải; Lượng người tham gia học và thi lấy bằng mô tô hạng A1, lượt học

viên tham gia học tại các lớp học tại chức, chuyên tu. Các chính sách của Nhà nước và đối thủ cạnh tranh.

Lượng khách đi xe và sản lượng doanh thu tuyến cố định và du lịch trong ba năm gần đây:

Cỏc chỉ tiờu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Người đi xe HK 698.361 786.964 912.543

Lượng luân chuyển HK/km 41.357.561 52.527.687 59.404.015

Tổng doanh thu 1.000đ 5.622.396 7.685.356 9.900.607

(nguồn:Bỏo cỏo kết quả SXKD sau 5 năm CPH, ngày 20/5/2005- Phũng Tổ chức hành chớnh)

Các lĩnh vực hoạt động SXKD của công ty luôn luôn phải phù hợp theo đường lối chung của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc trong quá trỡnh hoạt động phải tuân thủ theo chính sách của Đảng và Nhà nước về quy chế hoạt động của một CTCP, công ty hoạt động theo điều lệ công ty căn cứ vào: Luật Doanh nghiệp được kỳ họp thứ 5 Quốc Hội nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam khúa X thụng qua ngày 12/06/1999; Luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam khoỏ IX thụng qua ngày 20/04/1995; Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ về việc chuyển một số DNNN thành CTCP và hiện nay là Nghị định số 187/2004//NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển DNNN sang CTCP; Quyết định số 2849/QĐ-UB ngày 01/11/1999 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt phương án CPH và quyết định chuyển Công ty Vận tải ô tô và dịch vụ cơ khí Vĩnh Phúc thành CTCP. Ngoài ra công ty hoạt động trong môi trường hiến pháp và pháp luật Việt nam, các lĩnh vực hoạt động SXKD phù hợp với đăng ký kinh doanh và khụng trỏi phỏp luật.

Hiện nay để khuyến khích các DNNN tiến hành CPH nhằm đẩy nhanh tiến trỡnh cải cỏch doanh nghiệp nhà nước, các chính sách của nhà nước tạo rất nhiều ưu đói cho hoạt động của doanh nghiệp sau CPH, cụ thể21:

+ Được hưởng ưu đói như đối với đối với các doanh nghiệp htành lập mơia theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư mà không cần làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đói đầu tư.

+ Được miễn phí lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp CPH thành sở hữu của CTCP.

+ Được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Được duy trỡ cỏc hợp đồng thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước hoặc được mua lại theo giá thị trường để hoạt động SXKD.

+ Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai trong trường hợp giá trị doanh nghiệp CPH đó bao gồm cả giỏ trị quyền sử dụng đất.

+ Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của nhà nước theo cơ chế như đối với công ty nhà nước.

+ Được duy trỡ và phỏt triển quỹ phỳc lợi dưới dạng hiện vật

Những ưu đói của nhà nước cho phép Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc phát huy được những ưu thế của mỡnh nhằm nõng cao hiệu quả hoạt động SXKD.

Các luật giao thông đường bộ, nghị định 92 của Chính phủ, các Quyết định 4127, 4128 của Bộ Giao thông vận tải được các cơ quan quản lý nhà nước thực thi một cách rất đồng bộ, kiên quyết nên hoạt động kinh doanh đó đi vào nề nếp hơn, giảm được các xe dù chạy vũng vo, xe khụng vào bến đón trả khách, giảm tai nạn giao thông.

Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc cũng là một lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty theo hướng làm giảm doanh thu. Do đặc điểm thị trường của công ty là rất lớn, trải dài trên đại

21 Đoạn này được tóm tắt từ sách Chế độ tài chính về công ty nhà nước và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chớnh. NXB Hà Nội- 2005, trang187

bàn nhiều tỉnh thành, việc kiểm soát thị trường hầu như là không thể. Thêm vào đó trong thời gian gần đây lực lượng phương tiện vận tải khu vực tư nhân phát triển mạnh do Nhà nước bỏ hỡnh thức giỏy phộp tuyến, xe của cụng ty mỗi chuyến đi đều bị kiểm soát chặt chẽ theo chế độ tài chính kế toán đó quy định hoá đơn chứng từ đầu vào phải đầy đủ, cũn xe tư nhân chỉ nộp thuế tháng. Hiện tượng đón trả khách tự do, bắt khách dọc đường, phá giá... đang gây ra rất nhiều khó khăn cho công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá potx (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w