Nỗi sợ thất bại đóng vai trò là động lực chính cho hành vi khởi nghiệp, bao gồm cả những quyết định khởi nghiệp. Theo (Mitchell, J. R. & Shepherd, D. A., 2010), nổi sợ thất bại làm suy yếu mối quan hệ tích cực giữa nguồn nhân lực và hành vi khởi nghiệp. Theo nghiên cứu hàng năm của GEM, trong trường hợp của Nhật Bản, một nền kinh tế được dẫn dắt bởi sự đổi mới, trong nghiên cứu năm 2014, nỗi sợ thất bại cao 54,5%, trong khi quyết định khởi nghiệp là 2,5%, thấp hơn so với của các quốc gia khác. Người ta đã cho rằng nỗi sợ đối với sự thất bại càng lớn thì quyết định khởi nghiệp càng thấp. Do đó, nỗi sợ thất bại đóng vai trò là yếu tố chính làm suy yếu tinh thần khởi nghiệp. Nỗi sợ thất bại ảnh hưởng tiêu cực đến việc ra quyết định của doanh nhân bằng cách hạ thấp quyết định khởi nghiệp, sự bền bỉ của tinh thần khởi nghiệp và kỳ vọng thành công trong giai đoạn đầu khi khởi nghiệp. (Arenius, P. & Minniti, M., 2005), (Morales-Gualdrón, S. T. & Roig, S., 2005). Trong một nghiên cứu so sánh giữa các quốc gia Trung Quốc, Hoa Kỳ và Bỉ, kết quả nghiên cứu rằng nỗi sợ thất bại làm giảm quyết định trở thành một doanh nhân (Shinnar, R. S. Giacomin, O. & Janssen, F., 2012)
Trong một nghiên cứu của (Mitchell, J. R. & Shepherd, D. A., 2010), phản ánh bản chất của nỗi sợ thất bại, người ta đã xem xét liệu ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân lên hành vi khởi nghiệp có bị suy yếu hay tăng cường theo kiểu sợ thất bại của CEO hay không. Kết quả là, người ta thấy rằng ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đến hành vi khởi nghiệp khác nhau tùy theo kiểu sợ thất bại của Giám đốc điều hành. Nỗi sợ suy giảm định giá do thất bại là mối quan hệ tích cực giữa nguồn nhân lực và hành vi khởi nghiệp. Mặt khác, người ta thấy rằng nỗi sợ làm mất lòng những người quan trọng và mất đi ảnh hưởng xã hội đã củng cố mối quan hệ tích cực giữa nguồn nhân lực, hiệu quả bản thân và hành vi khởi nghiệp. Nói cách khác, tùy thuộc vào nỗi sợ hãi là tập trung vào bản thân hay lấy người khác làm trung tâm, ảnh hưởng đến hành vi
Thái độ
Tâm lý sợ thất bại Chuẩn chủ quan Quyết định khởi nghiệp
Kiểm soát hành vi nhận thức
của doanh nhân là khác nhau. (Wood, M. S. & Pearson, J. M., 2009) phát biểu rằng nỗi sợ thất bại điều chỉnh mối quan hệ giữa thất nghiệp và quyết định kinh doanh, và nỗi sợ thất bại càng cao thì quyết định KHÔNG khởi nghiệp càng cao. Do đó tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H5: Tồn tại tác động của Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh lên Quyết định khởi nghiệp.
34
Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu đi trước
Nghiên cứu Tác giả Đối tƣợng nghiên cứu
Lý thuyết nền Các yếu tố nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tai Canada
(Luthje, C. & Franke, N., 2003)
Sinh viên đại học tại Canada
Lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991)
Yếu tố cá nhân Yếu tố môi trường bên ngoài gồm: Thị trường; Tài chính; Giáo dục.
Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài tác động trực tiếp đến quyết định kinh doanh, đặc biệt là yếu tố giáo dục Đại học.
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành
kinh tế tại
TPHCM
(Luân, 2012)
Sinh viên khối ngành kinh tế tại TPHCM Sự kiện khởi nghiệp của Shapero & Sokol (1982) Cảm nhận sự khát khao; Điều kiện thị trường và tài chính; Cảm nhận tính khả thi; Môi trường giáo dục Đại học.
Nghiên cứu chỉ ra mức độ tác động của 4 yếu tố sau theo mức độ giảm dần: Cảm nhận sự khát khao -> Điều kiện thị trường và tài chính -> Cảm nhận tính khả thi -> Môi trường giáo dục Đại học.
Nghiên cứu Tác giả Đối tƣợng nghiên cứu
Lý thuyết nền Các yếu tố nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viên Đại học bách khoa Kumasi khởi nghiệp trong tương lai (Wood, M. S. & Pearson, J. M., 2009)
Sinh viên Đại học bách khoa Kumasi N/A Tính cách; Sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè; Ngành nghề của gia đình; Giáo dịch kinh doanh; Giới tính; Tài chính
Các yếu tố nghiên cứu có tác động tích cực lên quyết định khởi nghiệp. Tính cách hướng ngoại; Gia đình có truyền thống kinh doanh; Giới tính Nam; Có cơ hội tiếp cận nguồn tài tốt thì có quyết định khởi nghiệp cao hơn. Giáo dục kinh doanh cũng tác động lên quyết định khởi nghiệp của sinh viên.
Các biến số cảm nhận và sự phát triển của tinh thần khởi nghiệp. (Arenius, P. & Minniti, M., 2005) Người lớn có độ tuổi từ 18 đến 64 tuổi ở khắp mọi nơi trên thế giới.
N/A Sự tỉnh táo trước cơ
hội; Nỗi sợ thất bại; sự tự tin của bản thân.
Các biến nhận thức có tương quan đáng kể với việc khởi nghiệp. Khi đưa ra quyết định, các doanh nhân trẻ phụ thuộc đáng kể vào nhận thức chủ quan và thường thiên lệch hơn là dựa trên kỳ vọng khách quan về thành công
Nghiên cứu Tác giả Đối tƣợng nghiên cứu
Lý thuyết nền Các yếu tố nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Quyết định mạo hiểm mới: Phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu dự án GEM (Morales- Gualdrón, S. T. & Roig, S., 2005)
Dữ liệu của GEM
– Global Entrepreneurship Motion 2001 Project. Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero (1984)
Xã hội; Nhân khẩu học, Văn hóa, Kinh tế
Ảnh hưởng tiêu cực của nỗi sợ thất bại đối với quyết định khởi nghiệp. Kỳ vọng tài chính cho tương lai, khi đưa ra quyết định khởi nghiệp bị ngăn cản vì gặp những rào cản khó khăn, bất lợi.
Nhận thức và Quyết định Khởi nghiệp: Vai trò của Giới và Văn hóa (Shinnar, R. S. Giacomin, O. & Janssen, F., 2012)
Sinh viên nam và nữ đến từ các nền văn hóa của 3 nước: Trung Quốc, Hoa kỳ và Bỉ Khía cạnh Văn Hóa của Hofstede (1998) Lý thuyết về vai trò của giới
tính của
Heilman (1983)
Văn hóa; Giới tính
Rào cản khởi nghiệp: Thiếu sự hỗ trợ; Sợ thất bại; Thiếu năng lực; Vốn Có sự khác biệt đáng kể về giới tính trong nhận thức về rào cản khởi nghiệp như Thiếu sự hỗ trợ, Tâm lý sợ thất bại, Thiếu năng lực và vốn. Tuy nhiên sự khác biệt này không có sự nhất quán giữa các nền văn hóa. Có sự tác động trung gian của giới tính đối với mối quan hệ giữa rào cản khởi nghiệp và quyết định khởi nghiệp.
Nghiên cứu Tác giả Đối tƣợng nghiên cứu
Lý thuyết nền Các yếu tố nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Sự cải tiến trong việc phát triển thang đo lường về việc sợ thất bại: PFAI – The Performance Failure Appraisal Inventory (Conroy, 2001) Vận động viên và học sinh của các trường Trung học và Đại học Lý thuyết nhận thức-động cơ- quan hệ của cảm xúc. Lý thuyết tổng hợp về cảm xúc. Nỗi sợ thất bại; Sự xấu hổ và bối rối; Đánh mất giá trị bản thân; Tương lai không ổn định; Mất sự ảnh hưởng xã hội; Sợ phiền lòng người quan trọng.
Thang điểm PFAI đại diện cho nỗi sợ về: (a) Cảm thấy xấu hổ và bối rối; (b) Đánh mất giá trị riêng của bản thân; (c) Đánh mất ảnh hưởng xã hội; (d) Có một tương lai không chắc chắn; (e) Sợ làm phiền lòng những người quan trọng.
38