Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SỢ HÃI TRONG KINH DOANH LÊN QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUẨN BỊ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 38)

2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Bằng việc tìm hiểu các nghiên cứu trước đây, với những giả thiết được đặt ra, bài nghiên cứu đã quyết định bổ sung, hoàn thiện và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất với 4 yếu tố chính được trình bày trong mô hình:

Chuẩn mực chung

Sức mạnh tài chính yếu

Thiếu kiến thức

Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh

Quyết định khởi nghiệp

Thiếu sáng tạo, đổi mới, ít khả thi

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất của Nghiên cứu sinh

2.4.2. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết và các lý thuyết liên quan đến tác động của nỗi sợ thất bại lên quyết định khởi nghiệp, mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh là Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh (tác động trực tiếp); Chuẩn mực chung; Sức mạnh tài chính yếu; Thiếu kiến thức; Thiếu sáng tạo, đổi mới, ít khả thi (tác động gián tiếp thông qua biến Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh)

- Về yếu tố Chi phối bởi chuẩn mực chung

Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), chuẩn mực chung đo lường các áp lực của gia đình và xã hội mà một cá nhân nhận được tác động đến quyết định thực hiện hành động đó hay không. Theo Kokle. P. (2003), hành vi thu thập, xin ý kiến của những người thân quen hay những người có kinh nghiệm đi trước về quyết định của

mình để có thể có cái nhìn rõ về nó, và có quyết định lựa chọn thích hợp hơn. Hoặc ngược lại, nếu những ý kiến đấy không được đồng thuận, ủng hộ, bạn sẽ cảm thấy sợ hãi trước những cảnh báo từ những người xung quanh, khả năng bạn quyết định không khởi nghiệp sẽ giảm đi.

H0: Không tồn tại tác động dương của Chuẩn mực chung lên Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh.

H1: Tồn tại tác động dương của Chuẩn mực chung lên Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh.

- Về yếu tố Sức mạnh tài chính yếu

Khi kế hoạch khởi nghiệp được hỗ trợ bởi nguồn vốn có sẵn và dễ dàng thì tỉ lệ quyết định ngay việc khởi nghiệp mà không đắn đo đến nổi sợ thất bại. Việc tiếp cận nguồn vốn càng dễ, tài chính đủ khỏe để có thể vận hành tốt thì nổi sợ về thất bại sẽ càng giảm đi.

H0: Không tồn tại tác động dương của việc Thiếu sức mạnh tài chính lên Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh.

H2: Tồn tại tác động dương của việc Thiếu sức mạnh tài chính lên Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh.

- Về yếu tố Thiếu kiến thức

Nhà trường có những khóa học thực tế hay những cuộc thi khởi nghiệp gọi vốn đầu tư, truyền cảm hứng và động lực để sinh viên bớt sợ hãi vì không tưởng tượng được việc khởi nghiệp sẽ có những gì phát sinh. Từ đó có thể suy ngược lại rằng việc thiếu kiến thức sẽ gia tăng nỗi sợ thất bại khi khởi nghiệp.

H0: Không tồn tại tác động dương của việc Thiếu kiến thức lên Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh.

H3: Tồn tại tác động dương của việc Thiếu kiến thức lên Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh.

Về vấn đề khởi nghiệp, tính sáng tạo càng được đề cao nhiều để gia tăng cơ hội cạnh tranh và tồn tại. Sản phẩm mà doanh nghiệp khởi nghiệp mang lại phải được thị trường tiếp nhận thì mới gọi là thành công, mà thị trường ngày nay muốn cạnh tranh được thì ccàn phải khả thi và mang tính sáng tạo. Nếu không có những yếu tố đó, họ sẽ sợ hải việc kinh doanh sẽ thất bại và họ sẽ quyết định không khởi nghiệp nữa.

H0: Không tồn tại tác động dương của việc Ít sáng tạo đổi mới, khả thi lên Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh.

H4: Tồn tại tác động dương của việc Ít sáng tạo đổi mới, khả thi lên Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh.

- Về yếu tố Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh

Nỗi sợ thất bại bắt nguồn từ những yếu tố như bị chi phối bởi chuẩn mực chung, sức khỏe tài chính yếu, thiếu kiến thức và ít sáng tạo đổi mới, thiếu khả thi. Từ đó tác động đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh càng cao thì quyết định không khởi nghiệp càng cao.

H0: Không tồn tại tác động của Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh lên Quyết định khởi nghiệp.

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này, nghiên cứu sinh sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh thang đo và đo lường các biến quan sát, kiểm định mô hình cũng như các giả thuyết mà nghiên cứu sinh đề ra ở Chương 2. Đồng thời trình bày quy trình nghiên cứu.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thể hiện chi tiết trong hình 3.1. Quy trình này mở đầu bằng đặt vấn đề nghiên cứu và kết thúc bằng việc trình bày báo cáo nghiên cứu.

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp định lượng, thông qua việc thu thập thông tin bằng bảng khảo sát được thiết kế bằng công cụ Google Forms. Nghiên cứu sinh thực hiện công việc khảo sát từng đối tượng và tổng hợp kết quả trên một mẫu thống nhất. Sau khi có được một số lượng kết quả nhất định, nghiên cứu sinh tiếp tục công việc sàng lọc những kết quả phù hợp cho nghiên cứu, đồng thời loại bỏ những

kết quả không mang tính khách quan cho đến khi lấy được đủ mẫu kết quả (phù hợp để đại diện cho tổng thể nghiên cứu).

Trước tiên, các thang đo này được đánh giá bằng phương pháp phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach‘s Alpha và phương pháp phân tích EFA. Các thang đo thỏa mãn điều kiện của 02 phương pháp đánh giá trên sẽ được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố kh ng định CFA (Confirmatory Factor Analysis). Các thang đo thỏa mãn chỉ tiêu đánh giá trong phân tích CFA sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling).

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng mở đầu bằng việc xác định các thang đo của nghiên cứu và hình thành bảng câu hỏi. Xây dựng kế hoạch chọn mẫu rồi tiến hành thu thập thông tin. Tiếp đó là xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và AMOS để kết luận các giả thuyết nghiên cứu.

Các phiếu khảo sát sau khi thu thập đủ sẽ được đánh giá tính hợp lệ. những phiếu hợp lệ sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu dựa trên phần mềm SPSS và AMOS. Thông qua SPSS và AMOS, việc phân tích sẽ được thực hiện qua các bước sau:

Thống kê mô tả:

Lập bảng tần số, thống kê các đặc điểm của mẫu thu thập được theo năm học và trường Đại học đang theo học.

Đánh giá thang đo:

Kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach‘s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach‘s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các thang đo tương quan với nhau. Nhờ phương pháp này, người phân tích có thể loại biến không phù hợp và hạn chế các biên xấu trong quá trình nghiên cứu. Thang đo chấp nhận được phải có độ tin cậy Cronbach‘s Alpha từ 6.0 trở lên và các biến có hệ số tương quan bé hơn 0.3 sẽ bị loại.

Phân tích nhân tố EFA được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach‘s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phương pháp này xác định các tập biến cho nghiên cứu, tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau. Khi phân tích EFA, mô hình cần phải thỏa các yếu tố sau:

- Hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 và vượt qua kiểm định Barlett‘s Test với mức ý nghĩa bé hơn hoặc bằng 0.05 (Sai số cho phép là 5%, lấy tin cậy ở mức 95%)

- Hệ số Eigenvalues lớn hơn hoặc bằng 1 và tổng phương sai trí từ 50% trở lên thì thang đo được chấp nhận.

- Hệ số tải nhân tố trên 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu; trên 0,4 được xem là quan trọng; từ 0,5 trở lên được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Sau khi phân tích EFA, các thang đo sẽ tiếp tục được kiểm định mô hình bằng CFA và SEM nên cần chú ý đến kết cấu thang đo, khái niệm sau khi rút ra có thể tương quan lẫn nhau, và cũng cần chú ý đến giá trị phân biệt của các nhân tố. Vì vậy nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalues lớn hơn hoặc bằng 1. Phương pháp này được cho rằng sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn khi dùng phương pháp trích Principal Components với phép quay Varimax.

Kiểm định thang đo ng ph n t ch nh n tố kh ng định C :

Phân tích nhân tố kh ng định (CFA - Confirmatory Factor Analysis) là một trong các kỹ thuật thống kê của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. CFA kiểm định các biến quan sát đại diện cho các nhân tố tốt hay không.

Việc thực hiện kiểm định hội tụ (Convergent Validity), tính phân biệt Discriminant Validity) và Sự tin cậy (Reliability) nhằm xem xét loại bỏ các nhân tố không đảm bảo được tin cậy và khác biệt, tránh gây ra những sai lệch kết quả phân tích, các con số phân tích không thể hiện được ý nghĩa của dữ liệu khảo sát và mô hình thực tế. Để kiểm định sự phân biệt và tin cậy khi phân tích CFA, một số đo lường cần tuân thủ như sau:

- Về độ tin cậy – Reliability: Standardized Loading Estimates phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 (từ 0.7 trở lên là độ tin cậy lý tưởng) và Composite Reliability (CR) phải lớn hơn hoặc bằng 0.7

- Về tính hội tụ - Convergent: Average Variance Extracted (AVE) phải từ 0.5 trở lên. Có nghĩa là thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao hơn 0.5 và có ý nghĩa thống kê với P bé hơn 0.05.

- Về tính phân biệt – Discriminant: Maximum Shared Variance (MSV) phải bé hơn Average Variance Extracted (AVE). Sử dụng mô hình tới hạn – mô hình mà các biến được tự do quan hệ với nhau để kiểm định hệ số tương quan xét trên phạm vi tổng thể giữa các biến có thực sự khác biệt so với 1 hay không. Nếu nó khác biệt thì thang đo đạt được giá trị phân biệt.

Tiếp theo đó, để đo lường mức độ phù hợp và tương thích của mô hình (Model Fit) với dữ liệu thu thập, cần thỏa các điều kiện sau:

- Chi-square (CMIN): Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value bé hơn 0.1. Tuy nhiên Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu.

- Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df) bé hơn hoặc bằng 3

- Chỉ số thích hợp so sánh (CFI_ Comparative Fit Index) lớn hơn hoặc bằng 0.9. - Chỉ số Tucker & Lewis (TLI_ Tucker & Lewis Index) lớn hơn hoặc bằng 0.9. - Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation) bé hơn hoặc bằng

0.08 (bé hơn hoặc bằng 0.05 thì kết quả của RMSEA sẽ rất cao)

Kiểm định m h nh ng ph n t ch cấu tr c tu ến t nh S M:

Phân tích SEM để đánh giá các giả thuyết đặt ra từ đầu bài nghiên cứu đến giờ, dựa trên mục tiêu nghiên cứu là trả lời các câu hỏi liên quan đến sự tác động và mức độ tác động của các biến, bài nghiên cứu sử dụng các chỉ số đo lường phù hợp để đánh giá, kiểm định như sau:

- Bài nghiên cứu nhận xét chỉ số P (sig) và Estimates (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa) để xem có hay không sự tác động của các biên. Biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc trên 0.05 thì biến độc lập không có sự tác động lên biến phụ thuộc, và ngược lại.

- Sau đó dựa vào hệ số hồi quy Estimate để đánh giá chiều tác động (âm hoặc dương) của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

- Cuối cùng là xét đến giá trị R bình phương, thể hiện mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

- Đưa ra kết luận về các giả thuyết đặt ra ở đầu chương là chấp nhận hay bác bỏ.

3.3. Thang đo nghiên cứu

Các tập biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm thay đổi từ 1 - rất không đồng ý đến 5 - rất đồng ý.

Thang đo Chuẩn mực chung (CM)

Thang đo Chuẩn mực chung bao gồm 6 biến quan sát để học các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp về những chuẩn mực chung khiến các bạn sinh viên sợ thất bại trong khi kinh doanh. Cụ thể như sau:

CM1: Gia đình, bạn bè không khuyến khích anh chị khởi nghiệp kinh doanh.

CM2: Anh chị sợ không có nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè, người quan trọng khi khởi nghiệp kinh doanh.

CM3: Anh chị không đủ tự tin chọn đánh đổi công việc ổn định để khởi nghiệp. CM4: Anh chị sẽ cảm thấy bản thân không giúp ích được gì cho xã hội khi khởi nghiệp thất bại.

CM5: Anh chị sợ khởi nghiệp vì không được gia đình chấp thuận.

CM6: Anh chị sợ làm mất mặt người thân quan trọng khi khởi nghiệp thất bại.

Thang đo Sức mạnh tài chính (TC)

Thang đo tài chính thể hiện tác động của sức mạnh tài chính yếu lên nỗi sợ thất bại trong kinh doanh. Các biến quan sát cho biến sức mạnh tài chính bao gồm:

TC1: Anh chị khó có thể vay mượn vốn từ bạn bè và gia đình để xây dựng doanh nghiệp.

TC2: Anh chị tích lũy vốn khá lâu để có thể bắt đầu việc khởi nghiệp. TC3: Anh chị phải đánh đổi chi tiêu hằng ngày cho bản thân và gia đình

TC4: Khó có thể gây quỹ từ các nguồn như ngân hàng, các định chế tài chính.

TC5: Khả năng thành công thấp khi gọi vốn từ các chương trình khởi nghiệp như Sharktank…

Thang đo Kiến thức (KT)

Thang đo Kiến thức thể hiện việc thiếu kiến thức sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nổi sợ thất bại trong kinh doanh, gồm các biến quan sát như sau:

KT1: Nhà trường chưa tạo nhiều cơ hội phát triển kỹ năng khởi nghiệp của anh chị. KT2: Lượng kiến thức được học không đủ giúp anh chị duy trì doanh nghiệp tồn tại trong 3 năm.

KT3: Các hoạt động khởi nghiệp tại trường đại học chưa mang lại kinh nghiệm thực tế KT4: Các khóa học chính ở trường chưa đủ để xây dựng công ty khởi nghiệp.

KT5: Trường đại học chưa cung cấp đủ các kiến thức thực tiễn khi khởi nghiệp.

Thang đo Thiếu sáng tạo đổi mới, không khả thi (ST)

Thang đo Thiếu sáng tạo đổi mới, không khả thi diễn tả cho tác động của việc thiếu sáng tạo đổi mới trong khởi nghiệp hay ý tưởng khởi nghiệp không khả thi ảnh hưởng đến nỗi sợ thất bại trong kinh doanh. Thang đo này gồm 4 phát biểu như sau:

ST1: Anh chị không có lợi thế về ý tưởng kinh doanh mới. ST2: Anh chị thấy ý tưởng sáng tạo khó thực hiện thực tế.

ST3: Thị trường mà anh chị dự định khởi nghiệp khó có thể cạnh tranh những đối thủ đi trước.

ST4: Ý tưởng của anh chị không có đủ sáng tạo và điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Thang đo tổng quát Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh (TB)

Thang đo tổng quát nỗi sợ thất bại trong kinh doanh thể hiện tâm lý sợ hãi khi kinh doanh khởi nghiệp không thành công, dưới sự tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan như: Sự áp đặt của chuẩn mực chung, Sự mạnh tài chính yếu, Lượng kiến

thức để khởi nghiệp vẫn chưa đủ, Sự sáng tạo, đổi mới và tính khả thi của việc kinh doanh khởi nghiệp không đủ. Thang đo tổng quát gồm 4 biến quan sát sau:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SỢ HÃI TRONG KINH DOANH LÊN QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUẨN BỊ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w