Thang đo nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SỢ HÃI TRONG KINH DOANH LÊN QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUẨN BỊ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 45 - 47)

Các tập biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm thay đổi từ 1 - rất không đồng ý đến 5 - rất đồng ý.

Thang đo Chuẩn mực chung (CM)

Thang đo Chuẩn mực chung bao gồm 6 biến quan sát để học các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp về những chuẩn mực chung khiến các bạn sinh viên sợ thất bại trong khi kinh doanh. Cụ thể như sau:

CM1: Gia đình, bạn bè không khuyến khích anh chị khởi nghiệp kinh doanh.

CM2: Anh chị sợ không có nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè, người quan trọng khi khởi nghiệp kinh doanh.

CM3: Anh chị không đủ tự tin chọn đánh đổi công việc ổn định để khởi nghiệp. CM4: Anh chị sẽ cảm thấy bản thân không giúp ích được gì cho xã hội khi khởi nghiệp thất bại.

CM5: Anh chị sợ khởi nghiệp vì không được gia đình chấp thuận.

CM6: Anh chị sợ làm mất mặt người thân quan trọng khi khởi nghiệp thất bại.

Thang đo Sức mạnh tài chính (TC)

Thang đo tài chính thể hiện tác động của sức mạnh tài chính yếu lên nỗi sợ thất bại trong kinh doanh. Các biến quan sát cho biến sức mạnh tài chính bao gồm:

TC1: Anh chị khó có thể vay mượn vốn từ bạn bè và gia đình để xây dựng doanh nghiệp.

TC2: Anh chị tích lũy vốn khá lâu để có thể bắt đầu việc khởi nghiệp. TC3: Anh chị phải đánh đổi chi tiêu hằng ngày cho bản thân và gia đình

TC4: Khó có thể gây quỹ từ các nguồn như ngân hàng, các định chế tài chính.

TC5: Khả năng thành công thấp khi gọi vốn từ các chương trình khởi nghiệp như Sharktank…

Thang đo Kiến thức (KT)

Thang đo Kiến thức thể hiện việc thiếu kiến thức sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nổi sợ thất bại trong kinh doanh, gồm các biến quan sát như sau:

KT1: Nhà trường chưa tạo nhiều cơ hội phát triển kỹ năng khởi nghiệp của anh chị. KT2: Lượng kiến thức được học không đủ giúp anh chị duy trì doanh nghiệp tồn tại trong 3 năm.

KT3: Các hoạt động khởi nghiệp tại trường đại học chưa mang lại kinh nghiệm thực tế KT4: Các khóa học chính ở trường chưa đủ để xây dựng công ty khởi nghiệp.

KT5: Trường đại học chưa cung cấp đủ các kiến thức thực tiễn khi khởi nghiệp.

Thang đo Thiếu sáng tạo đổi mới, không khả thi (ST)

Thang đo Thiếu sáng tạo đổi mới, không khả thi diễn tả cho tác động của việc thiếu sáng tạo đổi mới trong khởi nghiệp hay ý tưởng khởi nghiệp không khả thi ảnh hưởng đến nỗi sợ thất bại trong kinh doanh. Thang đo này gồm 4 phát biểu như sau:

ST1: Anh chị không có lợi thế về ý tưởng kinh doanh mới. ST2: Anh chị thấy ý tưởng sáng tạo khó thực hiện thực tế.

ST3: Thị trường mà anh chị dự định khởi nghiệp khó có thể cạnh tranh những đối thủ đi trước.

ST4: Ý tưởng của anh chị không có đủ sáng tạo và điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Thang đo tổng quát Nỗi sợ thất bại trong kinh doanh (TB)

Thang đo tổng quát nỗi sợ thất bại trong kinh doanh thể hiện tâm lý sợ hãi khi kinh doanh khởi nghiệp không thành công, dưới sự tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan như: Sự áp đặt của chuẩn mực chung, Sự mạnh tài chính yếu, Lượng kiến

thức để khởi nghiệp vẫn chưa đủ, Sự sáng tạo, đổi mới và tính khả thi của việc kinh doanh khởi nghiệp không đủ. Thang đo tổng quát gồm 4 biến quan sát sau:

TB1: Anh chị không tự tin rằng có thể duy trì doanh nghiệp khởi nghiệp trong 3 năm sau khi đã tốt nghiệp.

TB2: Sức mạnh tài chính của anh chị yếu, không đủ khả năng duy trì khi anh chị kinh doanh thua lỗ.

TB3: Lượng kiến thức của anh chị không đủ rộng để khởi nghiệp thành công và dành được thị phần trong thị trường.

TB4: Sự sáng tạo của anh chị không mới mẻ, khả thi để khởi nghiệp thành công.

Thang đo Qu ết định khởi nghiệp:

Thang đo quyết định khởi nghiệp hay không được đo lường dựa vào nỗi sợ thất bại kinh doanh trong tâm lý của sinh viên chuẩn bị ra trường, bao gồm các biến quan sát sau:

QDKN1: Quyết định không khởi nghiệp trong tương lai gần vì sức mạnh tài chính không khỏe.

QDKN2: Không sẵn sàng khởi nghiệp khi tâm lý không được lạc quan.

QDKN3: Không sẵn sàng sở hữu hoặc điều hành doanh nghiệp khởi nghiệp với lượng kiến thức từ Đại học.

QDKN4: Không sẵn sàng khởi nghiệp khi sản phẩm không có lợi thế, thiếu sáng tạo và khả thi.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SỢ HÃI TRONG KINH DOANH LÊN QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUẨN BỊ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w