Tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƢỚC NGOÀI ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 28)

2.2.1. Tác động của sở hữu nƣớc ngoài đến rủi ro của ngân hàng

Lee (2008) dựa vào dữ liệu bảng của các NH Hàn Quốc giai đoạn 1999 – 2006 phân tích về RR và sở hữu trong nước. Sử dụng mô hình Pooled OLS cho sáu mô hình để do lường các chỉ số về đầu tư và RR, kết quả cho thấy các NH có sở hữu trong nước càng cao thì RR của các NH sẽ càng ít, nghĩa là tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng nhiều thì RR của các NH càng cao. Ngoài ra nghiên cứu còn đưa ra khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn thì nợ xấu càng tăng. Bên cạnh đó, tác giả còn rút ra kết lu n, các NH có sở hữu trong nước lớn thường đề ra các chiến lược cẩn trọng, an toàn và không tham gia vào các hoạt động vi phạm về đạo đức ho c không có lợi nhu n.

Saunders & cộng sự (1990) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu NH và chấp nh n RR dựa vào dữ liệu các NH Hoa Kỳ giai đoạn 1979 – 1985. Sử dụng mô hình Pooled OLS cho bảy mô hình tương ứng với bảy loại RR với cùng các biến độc l p, kết quả cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn thì RR của NH càng tăng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản hầu như ngược chiều với RR của NH, còn tỷ lệ tài sản cố định/ tổng tài sản có xu hướng thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn lên RR NH.

Hammami & Boubaker (2015) xem xét tác động của cấu trúc sở hữu NH đến RR NH. Tác giả đã sử dụng dữ liệu từ 72 NHTM từ 10 quốc gia Trung Đông và Bắc Phi giai đoạn 2000 – 2010. Tác giả sử dụng mô hình GLS để ước lượng và cho kết quả các NH thuộc sở hữu nước ngoài có nhiều RR hơn các NH thuộc sở hữu trong nước. Đ c biệt các NH thuộc nhà nước ít RR hơn. Cuối cùng, các NH chưa niêm yết chịu ảnh hưởng của sở hữu gia đình và sở hữu nội bộ, qua đó RR của NH cũng tăng theo.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Laeven (1999) sử dụng dữ liệu của Bankscope từ 54 NHTM ở Indonesia, 25 NHTM ở Hàn Quốc, 34 NHTM ở Malaysia, 29 NHTM ở Philippines và 29 NHTM ở Thái Lan giai đoạn 1992 – 1996 đã cho kết quả sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước làm giảm RR của các

NHTM. Trong khi đó, các NHTM có tính chất gia đình ho c sở hữu nội bộ thì làm tăng RR. Theo Laeven (1999), khi NH thuộc sở hữu của công ty gia đình ho c thuộc sở hữu nội bộ thì các mối liên hệ giữa các cổ đông và các nhà quản lý của NH nên việc quản lý RR không được tốt.

2.2.2. Tác động của sở hữu nƣớc ngoài đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng

Goodhart & Schoenmaker (2006) nghiên cứu định tính các NH trong liên minh Châu Âu và sự thất bại của các NH lớn xuyên châu Âu. Việc đóng cửa các NH đột ngột như v y có thể gây ra hoảng loạn và tâm lý bất ổn từ phía người gửi tiền và sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống chung. Khi hiệu ứng Domino xảy ra, khách hàng đến NH để rút tiền với số lượng lớn thì khả năng thanh khoản của các NH không đủ để đáp ứng. Do đó, theo nhóm tác giả ở các nước phát triển, tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao làm tăng nguy cơ lây lan RR cho hệ thống NH tại Châu Âu.

Schoenmaker & Oosterloo (2007) nghiên cứu định tính dựa vào bộ ba bất khả thi trong các NH thuộc liên minh châu Âu:

Hệ thống tài chính ổn định

Thị trường tài chính tích hợp Giám sát tài chính quốc gia

Qua đó, nhóm tác giả khẳng định tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn thì RRTK càng cao. Trong bài viết, tác giả nghiên cứu khả năng lây lan RR xuyên biên giới với mức độ hội nh p tài chính trong liên minh Châu Âu. Qua đó, tác giả rút ra kết lu n là khi một NH thất bại sẽ gây ra cú sốc cho hệ thống tài chính tại EU do mức độ liên NH cao, mà còn có khả năng lây lan sang khác NH ở quốc gia thành viên khác. Hiệu ứng Domino sẽ xảy ra và thanh khoản của các NH không đủ đáp ứng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Do các NH nước ngoài sở hữu tại các NHTM nội địa khá cao, nên khi xảy ra RR sẽ kéo cả hệ thống NH tại Châu Âu sụp đổ.

Ngược lại với các nghiên cứu trên, theo Demirgüç-Kunt & cộng sự (1998) nghiên cứu về các hoạt động của NH nước ngoài có tác động đến nền kinh tế và cải thiện hiệu quả của các NH trong nước như thế nào. Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu bảng từ BankScope và IBCA từ 80 quốc gia có ít nhất 50% tỷ lệ sở hữu nước ngoài giai đoạn 1988 – 1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài và RRTK trái dấu nhau, nghĩa là khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng tăng thì RRTK càng giảm và ngược lại. Kết quả còn chỉ ra rằng các NH nước ngoài không làm tăng khả năng khủng hoảng kinh tế tại quốc gia đó, nếu có xảy ra thì các NH nước ngoài có xu hướng làm giảm khủng hoảng và tăng trưởng tài chính ổn định.

Detragiache & Gupta (2004) sử dụng dữ liệu cung cấp bởi Bureau Van Dijk và Fithch IBCA được 46 NH tại Malaysia, gồm 18 NHTM trong nước, 11 NH nước ngoài, 7 NHTM và 3 công ty tài chính. Kết quả nghiên cứu sở hữu nước ngoài có vai trò làm ổn định thanh khoản và giảm RR cho các NH bản địa khi xảy ra khủng hoảng. Nghiên cứu đề xuất vấn đề khó khăn của các quốc gia mới nổi và các NH nội địa không thể cạnh tranh cao với các NH nước ngoài. Nhưng, việc trở thành NH con ho c gia nh p với các tổ chức cũng không tránh khỏi các RR liên quan đến ngành NH. Vì thế, để phát triển tốt các NH nên tìm các đối tác chiến lược nước ngoài để hỗ trợ quản lý và giám sát ở mức độ tốt hơn. Ngoài ra, các NH có sở hữu nước ngoài hoạt động tốt hơn, dễ dàng huy động được các nguồn vốn bên ngoài ho c được sự hỗ trợ từ NH mẹ nếu cần thiết.

Ở VN, Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016) nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị công ty và thanh khoản của các NHTM VN. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 27 NHTM trong giai đoạn 2007 – 2014, kết quả cho thấy có tác động ngược chiều giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà nước đối với RRTK nhưng không có ý nghĩa thống kê.

2.2.3. Các yếu tố khác tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng

Bonfim & Kim (2012) nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTK trong giai đoạn 2002 đến 2009 của các NH của 43 quốc gia, hơn nửa số quan sát là các NH ở Canada, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Nga, Anh và Mỹ. Kết quả cho thấy việc quản lý

RRTK tốt nhất, do đó bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, tác giả còn nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc giảm bớt các RRTK là sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính.

Bunda & Desquilbet (2008) sử dụng dữ liệu từ Bankscope của 1308 NHTM từ 36 nền kinh tế mới nổi từ năm 1995 đến năm 2004 để nghiên cứu trong từng môi trường chế độ tỷ giá khác nhau thì thanh khoản của hệ thống NH sẽ như thế nào. Kết quả cho thấy với chế độ tỷ giả hối đoái thả nổi và nền kinh tế bị đô la hoá thì tài sản NH có tính thanh khoản cao hơn so với các chế độ tỷ giá còn lại.

Aspachs & cộng sự (2005) sử dụng dữ liệu từ 57 NH tại Anh, trên cơ sở hàng quý trong giai đoạn Quý 1 năm 1985 đến Quý 4 năm 2003 để phân tích các yếu tố quyết định chính sách thanh khoản của NH Anh. Kết quả cho thấy NH trung ương hỗ trợ càng lớn trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản thì bộ đệm thanh khoản của các NH càng thấp.

Vũ Thị Hồng (2015) sử dụng dữ liệu 37 NHTM VN trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTK của các NH tại VN bằng mô hình FEM và REM. Kết quả cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên huy động vốn, tỷ lệ lợi nhu n và tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra là khả năng thanh khoản của NH được bảo đảm nếu nguồn vốn chủ sở hữu được duy trì ổn định.

2.2.4. Kết luận

Nhìn chung, các nghiên cứu trên nghiên cứu mối quan hệ của sở hữu nước ngoài và RR của NH. Các tác giả đưa ra các ý kiến trái chiều nhau, có tác giả kết lu n tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì RRTK càng tăng kéo theo hiệu ứng Domino cả nền kinh tế, có tác giả đưa ra khuyến nghị về việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài để kiểm soát RR. Bên cạnh đó, RRTK còn chịu các yếu tố như tình hình thị trường liên NH, tình hình thị trường tiền tệ và tình hình hoạt động kinh doanh chung của từng NH. Sau đây là bảng tổng hợp các nghiên cứu trước, tác giả tổng hợp theo 3 hướng như sau:

- RRTK khi có sở hữu nước ngoài; - Các yếu tố khác tác động đến RRTK.

Tóm lại, các nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy sở hữu nước ngoài tác động tích cực đến RRTK là Lee (2008), Saunders & cộng sự (1990), Hammami & Boubaker (2015), Goodhart & Schoenmaker (2006) và Schoenmaker & Oosterloo (2007) nguyên nhân chủ yếu là do: (i) Khi tỷ lệ sở hữu nhà nước khiến cho các đường lối chính sách không phù hợp để ứng phó với các biến động khi có rủi ro xảy ra, mà các NH nước ngoài có thể làm tốt việc đó, (ii) Đa phần các nghiên cứu tại các nước chưa ho c đang phát triển nên sự hội nh p còn kém, vì v y số lượng cổ đông nước ngoài chưa th t sự nổi b t để quản lý RR hiệu quả, (iii) Đối với các quốc gia phát triển, tỷ lệ cổ đông nước ngoài càng tăng khiến cho các chính sách, chiến lược của NH đó được thực thi không phù hợp do khác văn hoá bản địa, làm ảnh hưởng cả nền kinh tế nói chung và của chính ngành NH nói riêng.

M t khác, các nghiên cứu của Laeven (1999), Demirgüç-Kunt & cộng sự (1998), Detragiache & Gupta (2004) và Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016) chỉ ra rằng tác động của sở hữu nước ngoài đến RRTK là ngược chiều. Theo nh n định của các tác giả, các đối tác NH nước ngoài có đường lối chiến lược và các sáng kiến tốt để quản trị rủi ro cũng như phát triển kinh doanh. Ngoài ra, Ngoài ra, các NH có sở hữu nước ngoài hoạt động tốt hơn, dễ dàng huy động được các nguồn vốn bên ngoài ho c được sự hỗ trợ từ NH mẹ nếu cần thiết. Riêng đối với Demirgüç-Kunt & cộng sự (1998) còn chỉ ra rằng các NH nước ngoài không làm tăng khả năng khủng hoảng kinh tế tại quốc gia đó, nếu có xảy ra thì các NH nước ngoài có xu hướng làm giảm khủng hoảng và tăng trưởng tài chính ổn định.

18

Bảng 2.2: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc

Tác giả Đối tƣợng

nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập

hình

Kết quả tác động RR cho NH có biến sở hữu nƣớc ngoài

Lee (2008) Dữ liệu bảng của các NH Hàn Quốc giai đoạn 1999 – 2006. - Đòn bẩy tài chính - Đòn bẩy hoạt động - Tỷ lệ trái phiếu chính phủ/ chứng khoán đầu tư

- Chứng khoán/ chứng khoán đầu tư

- INSIDER OWNERSHIP: Tỷ lệ sở hữu trong nước - ASSET SIZE: Quy mô NH

Pooled OLS Tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì RR của NH càng tăng Saunders & cộng sự (1990) Dữ liệu bảng của 38 NH tại Hoa Kỳ giai đoạn 1978 – 1985. - � : Tổng RR lợi nhu n - � : RR phi hệ thống ngắn hạn � - � : RR thị trường ngắn hạn � - � : RR LS ngắn hạn � - ��: RR phi hệ thống dài hạn � - �� : RR thị trường dài hạn � - ��: RR LS dài hạn �

- PROP: Phần trăm sở hữu của nhân viên và giám đốc trong NH - KA: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản

- FAA: Tỷ lệ tài sản cố định/ tổng tài sản - TA: Tổng tài sản Pooled OLS Hammami & Boubaker (2015) Dữ liệu bảng của 72 NHTM từ 10 quốc gia Trung Đông và Bắc Phi

- Tài sản RR (SDROE, SDROA) - RR tín dụng (LLP)

- RR phá sản (Z – score)

- OC1: Z = 1: Ít nhất 01 CSH có cổ phần lớn hơn 10% - OC2: Z = 1: Ít nhất 01 CSH có cổ phần lớn hơn 25% - OC3: Z = 1: Có CSH kiểm soát với hơn 50%

- GOVERNMENT: Sở hữu nhà nước: Z = 1: Nhà nước sở hữu hơn 50%

từ năm 2000 đến năm 2010.

- FOREIGN: Sở hữu nước ngoài: Z = 1: Nhà đầu tư nước ngoài chiếm hơn 50%

- DOMESTIC: Sở hữu trong nước: Z = 1: Nhà đầu tư trong nước chiếm hơn 50%

- MANAGER: Tỷ lệ vốn CSH của người quản lý - DIRECTORS: Tỷ lệ vốn CSH của giám đốc - FAMILY: Tỷ lệ vốn CSH của thành viên gia đình

- INSTITUTIONAL: Tỷ lệ vốn CSH của các nhà đầu tư cá nhân - LASSET: Quy mô NH

- LISTED: Đã lên sàn chứng khoán: Z = 1: Đã lên sàn - AGE: Tuổi NH

- SPI - GDP

- BANK ZSCORE: Nguy cơ phá sản của NH - CRISIS: Khủng hoảng: Z = 1: Sau khủng hoảng

- GCC: Thành viên Golf Cooperation Council: Z = 1: Là thành viên

Laeven (1999) Sử dụng dữ liệu từ BankScope của 54 NHTM ở Indonesia, 25 ở Hàn Quốc, 34 ở Malaysia, 29 ở - RR - ASSET: Tổng tài sản

- 92-96 PROV: Biến thiên tỷ lệ trích l p dự phòng RR cho vay

- 92-96 SHORT: Biến thiên vay ngắn hạn

- STATE: Tỷ lệ sở hữu nhà nước - FAMILY: Tỷ lệ sở hữu gia đình - COMPANY: Tỷ lệ sở hữu nội bộ NH

OLS và FEM Tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì RR của NH

Philippines, 29 ở Thái Lan giai đoạn 1992 – 1996.

- FOREIGN: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng giảm

RRTK cho NH có biến sở hữu nƣớc ngoài

Demirgüç- Kunt & cộng sự (1998) Sử dụng dữ liệu bảng từ BankScope và IBCA từ 80 quốc gia có ít nhất 50% sở hữu nước ngoài giai đoạn 1988 – 1995.

- Liquidity: Tỷ lệ tiền m t và dự trữ của NH/ tổng tài sản

- FOREIGN BANK SHARE: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài - EQUITY/ TAt-1: Độ trễ của tỷ lệ tài sản/ vốn chủ sở hữu

- NON-INTEREST EARNING ASSETS/ TA: Tỷ lệ tài sản phi lãi/ tổng tài sản

- CUSTOMER & SHORT TERM FUNDING/ TA: Tỷ lệ khách hàng và tài trợ ngắn hạn/ tổng tài sản

- GDP/ CAP: GDP bình quân đầu người

- GROWTH: Tăng trưởng sản lượng nền kinh tế - INFLATION: Lạm phát

- REAL INTEREST: LS huy động thực

Mô hình Logit đa biến Tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì RRTK của NH giảm Detragiach e & Gupta (2004) Sử dụng mẫu gồm 46 tổ chức NH tại Malaysia.

- Liquidity/ Total Asset: Tỷ lệ tiền m t và dự trữ của NH/ tổng tài sản

- DC: Z = 1: Năm có khủng hoảng NH

- DFA: Z = 1: Sở hữu nước ngoài là các NH châu Á - DFN: Z = 1: Sở hữu nước ngoài là các NH ngoài châu Á

OLS Trần Hoàng Ngân & Phạm Quốc Việt (2016) Sử dụng mẫu của

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƢỚC NGOÀI ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w