Bảng 4.19: Kết quả kiểm tra phân phối chuẩn của phần dƣ
Variable Pr (Skewness) Pr (Kurtosis) Chi2 Prob > chi2
r 0.0000 0.000 0.0000
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của đề tài, xem thêm phụ lục 24 Xem xét độ nghiêng (Skewness) dùng để đo lượng sự bất cân đối trong phân phồi xác xuất quanh mức giá trị trung bình. Kết quả cho thấy Skewness = 0, nghĩa là các dữ liệu đối xứng qua số trung vị (Mean) và nơi t p trung dữ liệu lớn nhất tại Mod.
Xem xét độ nhọn (Kurtosis), kết quả cho thấy Kurtosis = 0, nghĩa là phần dư không có phân phối chuẩn và độ nhọn dưới chuẩn.
4.10. Kết quả nghiên cứu
Sau khi lựa chọn mô hình, kết quả cho thấy mô hình hồi quy theo phương pháp GLS là phù hợp nhất:
LR = – 1.6796 – 0.1113*FOREIGN + 8.8562*CR + 0.0609*SIZE + 0.0740*LDR + 0.8368*DR + 0.1428*GDP
predict r
(option xb assumed; fitted values) (15 missing values generated)
Như v y, so với kỳ vọng đề ra ban đầu thì kết quả có được như sau:
Bảng 4.20: So sánh dấu kỳ vọng nghiên cứu với kết quả hồi quy
Biến Kỳ vọng dấu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Hệ số tác động
FOREIGN - - -0.1113007
CR + + 8.856178
SIZE - + 0.060922
EQUITY - Không ý nghĩa
LDR + + 0.0740298
ROA - Không ý nghĩa
DR - + 0.8367808
IR + Không ý nghĩa
SMR + Không ý nghĩa
GDP - + 0.1427952
NIM - Không ý nghĩa
Ghi chú: + là tác động cùng chiều, - là tác động ngược chiều Nguồn: Tổng hợp của tác giả FOREIGNi,t – Tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Theo Terrell (1986), các NH có sở hữu nước ngoài có thể gián tiếp tăng hiệu quả bằng cách kích thích cạnh tranh trên thị trường tài chính trong nước. Ngoài ra việc các NH có sở hữu nước ngoài còn cải thiện khung giám sát và quy định, cải thiện chất lượng cho vay và quản lý RR của NH. Do đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì RRTK của NH càng thấp. Kết quả nghiên cứu đạt kết quả như kỳ vọng với hệ số ch n khá cao, chứng tỏ đối tác nước ngoài có tác động rất tích cực trong việc quản lý thanh khoản để hạn chế RR.
CRi,t – RR tín dụng: Các NH tại VN đang t p trung chủ yếu từ hoạt động cho vay và có tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, mức độ nợ xấu càng cao NH càng trích l p dự phòng càng nhiều. Nghĩa là khi trích l p dự phòng càng tăng thì lợi nhu n của NH theo đó giảm xuống. Nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhu n, các NH có xu hướng cho vay nhiều hơn và cắt giảm các tài sản có tính thanh khoản cao. Như v y đồng nghĩa với việc khi RR tín dụng tăng thì RRTK của NH tăng theo. RRTK chịu tác động rất lớn bởi RR tín dụng, bởi vì khi RR tín dụng tăng, tức là dự phòng tăng khi khoản
vay có vấn đề, đồng nghĩa dòng tiền vào của NH không được bảo đảm thì thanh khoản sẽ bị ảnh hưởng.
SIZEi,t – Quy mô NH: Kết quả nghiên cứu và dấu kỳ vọng có chiều hướng
ngược nhau. Theo nh n định, nếu càng mở rộng quy mô NH thì chi phí hoạt động và quản lý sẽ tăng, nguồn nhân lực không đủ đáp ứng để kiểm soát RR. Do đó, việc các NH lớn thu hút các đối tác chiến lược nước ngoài là điều hiển nhiên để đưa ra các hướng đi chiến lược nhằm phát triển. Dù quy mô NH và RRTK biến động cùng chiều nhưng nếu tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng lên thì việc tầm soát RRTK sẽ tốt hơn đối với các NH có tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp ho c chưa có.
LDRi,t – Tỷ lệ cho vay/ huy động vốn: Theo Golin (2001), tỷ số này càng cao nghĩa là NH cho vay nhiều hơn so với nguồn vốn huy động được. Do đó, khi g p RRTK, NH sẽ khó huy động được nguồn vốn rẻ nếu cho vay quá nhiều, làm cho khả năng thanh khoản của NH giảm đi đồng nghĩa RRTK tăng lên. Cũng theo tác giả, khi tỷ số này thấp, các NH dễ dàng huy động được từ các nguồn khác nhau như thị trường liên NH, phát hành giấy tờ có giá,… với nguồn vốn rẻ làm cho khả năng thanh khoản của NH tăng. Với số lượng huy động nhất định, các NH phân phối khoản tiền vào cho vay, đầu tư và các tài sản có tính thanh khoản trên thị trường. Do đó, khi tỷ lệ này cao chứng tỏ phần trăm cho vay nhiều thì NH sẽ hạn chế tài trợ cho các tài sản có tính thanh khoản, làm cho khả năng thanh khoản của NH giảm.
DRt – LS huy động thực trung bình: Kết quả nghiên cứu cho thấy LS thực
tăng sẽ tác động làm cho RRTK tăng. Theo đó, khi LS tăng nghĩa là chi phí đầu vào của NH tăng theo. Do áp lực chi phí khá lớn nên LS cho vay theo đó tăng theo nhằm đảm bảo hệ số NIM của từng NH, việc nâng cao LS cho vay khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng làm ảnh hướng đến khả năng thu hồi nợ và làm tăng RRTK của các NH.
GDPt – Tăng trưởng kinh tế: Theo ông Sebastian Eckardt – chuyên gia kinh tế trưởng của NH Thế giới tại VN: Điều cốt lõi ở đây là nếu nhìn vào những chỉ số kinh tế vĩ mô của VN trong suốt 7 năm qua, chúng ta có thể thấy rằng m c dù tăng trưởng, nhưng nền kinh tế VN vẫn còn tồn tại nhiều RR liên quan đến tài khoản
vãng lai, và lạm phát. Do đó, khi thị trường còn khá nhiều RR, các khoản vay của NH chưa được đảm bảo tốt, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao thì khả năng thu hồi nợ vẫn còn là bài toán khó cho các NH, qua đó khả năng thanh khoản của các NH cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Tác giả tiến hành hồi quy 3 mô hình là Pooled OLS, FEM và REM. Qua các kiểm định lựa chọn mô hình, mô hình FEM là thích hợp nhất. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra các khuyết t t của mô hình, mô hình FEM có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.
Để khắc phục các khuyết t t nêu trên, phương pháp hồi quy GLS được đưa ra và có kết quả hồi quy như sau:
LR = – 1.6796 – 0.1113*FOREIGN + 8.8562*CR + 0.0609*SIZE + 0.0740*LDR + 0.8368*DR + 0.1428*GDP
Tuy nhiên mô hình vẫn còn điểm hạn chế khi không có tác dụng tiên đoán cũng như phần dư không có phân phối chuẩn. Nhưng qua các lần ước lượng, những hệ số ch n có giá trị gần nhau và phương sai khá thấp nên đảm bảo được tính vững và hiệu quả của kết quả hồi quy.
Sau khi ước lượng được kết quả như trên, với chương 5 tác giả đưa ra các khuyến nghị để phát triển kinh doanh cũng như hạn chế RRTK cho các NHTM VN.
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Một số khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn nền kinh tế VN, bài viết cho rằng tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài để giảm RRTK trong các NHTM VN là hoàn toàn có cơ sở trong giai đoạn hội nh p và phát triển như hiện nay. Trong các TCTD, các NH “giàu” và “nghèo” đang có sự phân hoá rõ ràng, do đó NHNN cũng như Chính phủ cần có lộ trình cụ thể cho từng nhóm NH khác nhau trong hệ thống.
Đối với các nhóm NH hoạt động không hiệu quả và có mức độ RR cao, mức trần tối đa cần xem xét về tỷ lệ sở hữu nước ngoài có thể liên đến 100%. Nguyên nhân là do:
Thứ nhất, NH là công cụ giúp NHNN điều hành tiền tệ trong nền kinh tế nên
nếu nó hoạt động kém hiệu quả thì phải cần được tái cấu trúc toàn diện. Khi các NH yếu kém hoạt động, RR cho toàn ngành có thể xảy ra do hiệu ứng Domino và tâm lý đám đông sẽ khiến đồng loạt người dân đến các chi nhánh NH rút tiền để chọn kênh đầu tư an toàn hơn. Khi thanh khoản trên toàn hệ thống không đủ đáp ứng thì khủng hoảng sẽ xảy ra như năm 2008.
Thứ hai, nguồn lực tự tái cấu trúc của nhóm này gần như không có do khó
tìm đối tác chiến lược với mức độ sở hữu chỉ tối đa 30%, chưa đủ 36% để đủ quyền phủ quyết các chính sách kém hiệu quả cũng như 51% để có quyền chi phối NH. Do đó, mức 30% chưa th t sự hiệu quả.
Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào thị trường còn nhiều RR
như VN khá là e ngại cũng như khi NH hoạt động kém hiệu quả, các nhà đầu tư Dựa vào kết quả ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với các mô hình trên tại chương 4, chương 5 này đưa ra các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được nêu ra trong chương 5. Các nội dung trong chương 5 được thiết kế như sau:
- Một số khuyến nghị; - Hạn chế của nghiên cứu; - Hướng nghiên cứu tiếp theo.
đành chọn các đối tác khác có mức độ ổn định cao hơn và RR thấp hơn. Do đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 30% sẽ không thu hút được các đối tác chiến lược cho nhóm NH này.
Thứ tư, theo khoản 2 điều 149 Lu t Các TCTD năm 2010 có quy định:
“NHNN có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ho c bắt buộc sáp nh p, hợp nhất, mua lại đối với TCTD được kiểm soát đ c biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng ho c không thực hiện việc tăng vốn”. Do đó, mức trần 100% là phù hợp với nhóm NH này.
Đối với nhóm NH có hoạt động bình thường, mức trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa mục tiêu chính trị và mục tiêu kinh tế. Mục tiêu chính trị là tối đa chỉ nên ở mức 49% để tránh bị thâu tóm và chi phối toàn bộ thị trường tài chính, cũng như tạo sự tự chủ cho nền kinh tế tránh bị quá lệ thuộc vào nước ngoài. Mục tiêu kinh tế là sử dụng nguồn vốn ngoại để nâng cao trang thiết bị, công nghệ hiện đại, chế độ bảo m t thông tin và nâng cao đội ngũ nhân sự. Bên cạnh đó, việc tăng vốn còn giúp các NH hoàn thành ch ng đua nhằm đáp ứng chuẩn Basel II theo đúng lộ trình đề ra.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trung bình của các NH trong liên minh châu Âu là 41%, trong đó 19% là các quốc gia thuộc EU. Tỷ lệ sở hữu trong nước chiếm 59% cho thấy quốc gia sở tại vẫn nắm quyền kiểm soát và không bị chi phối trên thị trường. (xem thêm phụ lục 24). Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong EU khá cao do sở
hữu chéo, các NH trong khu vực chung am hiểu hoạt động của nhau cũng như có bản sắc văn hoá gần như nhau nên chọn nhau làm đối tác chiến lược. Thực tiễn VN cũng như khu vực ASEAN nên liên kết với nhau để giúp đỡ hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh NH như liên minh Châu Âu từng làm. Như v y, khu vực ASEAN nên học hỏi kinh nghiệm đi trước từ các nước trong liên minh Châu Âu để phát triển đất nước cũng như khu vực.
Đối với các NHTM nhà nước, là vai trò đầu tàu dẫn dắt toàn bộ hệ thống NH nên mức độ sở hữu nước ngoài là 0% là điều khá hợp lý và không cần điều chỉnh.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy RRTK và RR tín dụng có tác động cùng chiều với hệ số ch n rất lớn. Nghĩa là thanh khoản chịu tác động rất lớn bởi khả năng thu nợ của các NH. Các NH cần phải có các chính sách để quản lý và xử lý nợ xấu cũng như nâng cao chất lượng tín dụng. Để phòng ngừa nợ có vấn đề, các NH phải nâng cao chất lượng công tác thanh tra – giám sát trước, trong và sau khi cho vay. Tuy nhiên RR có thể xảy ra nên NH phải chuẩn bị các bước cụ thể trong xử lý tốt nợ xấu, từng NH cụ thể có thể đưa ra các bước xử lý nợ xấu khác nhau nhưng sơ đồ 5.1 là khuyến nghị của tác giả để giúp các NH xử lý nợ xấu có hiệu quả như sau:
Sơ đồ 5.1: Khuyến nghị các bƣớc xử lý nợ xấu của các NHTM VN
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Các NH cần xác định khoản nợ hiện tại đang thuộc nhóm mấy để trích dự phòng cho phù hợp cũng như để theo dõi và quản lý khi thuộc nhóm nợ có vấn đề (tức là từ nhóm 3 trở đi). Khi khoản nợ thuộc nhóm nợ có vấn đề, tác giả đưa ra 2 phương pháp xử lý như sau:
Thứ nhất, đối với phương pháp khai thác áp dụng khi khách hàng có thiện
chí trả nợ cũng như mức độ tổn thất chưa th t sự nghiêm trọng, khó khăn chỉ mang tính chất tạm thời.
Thứ hai, đối với phương pháp thanh lý bắt buộc áp dụng khi khách hàng bất
hợp tác, mức độ tổn thất nghiêm trọng.
Đối với phương pháp khai thác, NH áp dụng 2 hình thức sau:
Thứ nhất, cho vay tuần hoàn là NH chỉ thu lãi và cho phép khách hàng được
giữ lại dư nợ gốc để tái tục sử dụng bằng cách khách hàng sẽ được cấp một hạn mức tín dụng ngắn hạn và được quyền rút vốn theo từng khế ước nh n nợ, trong phạm vị và thời hạn của hạn mức.
Thứ hai, tái cấu trúc nợ nghĩa là gia hạn nợ (kéo dài thời gian trả nợ), điều
chỉnh kỳ hạn nợ (gia tăng khoảng cách giữa các kỳ hạn nợ), đảo nợ (vay khoản mới trả khoản cũ), chuyển nợ quá hạn (áp dụng LS cao để kích thích trả nợ).
Nếu tình trạng khoản nợ không được thanh toán đúng hạn, NH buộc phải chuyển sang bước 3 là tất toán khoản nợ và xử lý tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, nghị quyết 42/2017/QH14 đã thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển, cùng đó là sự ra đời của công ty Quản lý tài sản VAMC giúp mua các khoản nợ xấu của các TCTD.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô NH có tác động ngược chiều đến RRTK của NH. Do phần tài sản tăng thêm đa phần là các bất động sản cũng như các khoản cho vay dài hạn. Vì v y, các NHTM cần có những bước đi cụ thể cho việc mở rộng quy mô tổng tài sản. Ngoài việc lựa chọn các tài sản có tỷ suất sinh lời cao thì tài sản có tính thanh khoản cũng cần được cân nhắc. Bên cạnh đó, để quản lý tốt về mọi m t và hạn chế được các RR liên quan thì đối tác chiến lược vẫn là vấn đề hàng đầu trong kinh doanh NH.
Ngoài ra, tỷ lệ cho vay/ huy động vốn có tác động cùng chiều với RRTK. Phần lớn các NHTM VN chỉ t p trung mảng cho vay là chủ yếu khi tỷ lệ cho vay chiếm hơn 70% so với các sản phẩm dịch vụ khác tại NH, do đó RR khá lớn khi nợ xấu tăng đồng nghĩa khả năng thanh khoản của NH dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. M t khác, NH tạo lợi nhu n dựa trên NIM là chủ yếu mà không đa dạng hoá thu nh p của chính mình, khiến cho sự phụ thuộc vào LS cho vay càng cao. Vì v y, để giảm RRTK thì NH phải giảm tỷ lệ cho vay nghĩa là NH phải thực hiện các chính
sách đa dạng hoá thu nh p cũng như sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy LS huy động thực có tác động cùng chiều với RRTK. NHNN cần phải dự báo các biến động của nền kinh tế và áp mức giá trần cho từng kỳ hạn huy động nhằm ngăn ch n mức LS huy động tăng cao đáng kể khiến cho lũng đoạn thị trường khi các nguồn vốn từ nơi khác ho c NH khác dồn về nơi có LS cao hơn. Cũng như NHNN phải áp mức giá sàn cho từng kỳ hạn huy động nhằm bảo vệ sự cố rút tiền hàng loạt từ các khách hàng khi LS quá thấp. Bên cạnh đó, NHNN cần phải mềm dẻo trong áp dụng chính sách tiền tệ, cụ thể như sau: