Xu hƣớng thay đổi của rủi ro thanh khoản và sở hữu nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƢỚC NGOÀI ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 75 - 77)

Tỷ lệ RRTK trung bình là 56.45%, giá trị cao nhất là 81.64% (NH Sài Gòn Công Thương năm 2009) và giá trị thấp nhất là 17.21% (NH Tiên Phong năm 2011). Về m t tổng quát, chênh lệch RRTK giữa các NH trong mẫu không quá lớn (Độ lệch chuẩn 12.59%). Giá trị trung bình tương đối cao (Lớn hơn 50%) và độ lệch chuẩn thấp chứng tỏ RRTK của NH trong mẫu đang ở mức cao và không có chênh lệch nhiều giữa các NHTM trong cùng hệ thống.

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trung bình trong mẫu ở mức thấp chỉ 7.84%, trong khi đó giá trị cao nhất là 30%, ngang bằng với Nghị định 01/2014/NĐ-CP (ABBank giai đoạn 2013 – 2018, ACB giai đoạn 2009 – 2018, Vietinbank năm 2013, Eximbank giai đoạn 2009 – 2011 và năm 2017). Giá trị thấp nhất là 0% chủ yếu là các NH chưa có các thị phần lớn trên thị trường như: Bắc Á, Bảo Việt, Kiên Long, Liên Việt, MSB, Petrolimex, SGB, Việt Á. Ngoài ra NH Agribank do sở hữu nhà nước nên tỷ lệ sở hữu nước ngoài luôn là 0%. Nhìn chung, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các NH khá khiêm tốn và chênh lệch về tỷ lệ này khá lớn (Độ lệch chuẩn 10.60%). Kết quả trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài t p trung nguồn vốn và

các NH có thị phần lớn trên thị trường cũng như tình hình hoạt động kinh doanh khả quan như: ABBank, ACB, Vietinbank, Eximbank, SeABank, Techcombank, Vietcombank, VIB, VPB.

Trong giai đoạn nghiên cứu, các đối tác nước ngoài của các NH cũng rút khỏi thị trường đầy RR như VN. Bảng 4.7 cho thấy các đối tác rút lượng vốn lớn khỏi thị trường đầy cơ hội cũng như thách thức như VN. Các cổ đông nước ngoài tự do biến động liên tục nhưng không quá lớn để đề c p.

Bảng 4.7: Các đối tác nƣớc ngoài rút vốn khỏi hệ thống NHTM VN

Năm NH VN Đối tác nƣớc ngoài

2012 Sacombank ANZ

2013 VPBank OCBC

2015 MDB FFH

2017 Techcombank HSBC

2018 OCB BNP Paribas

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Bên cạnh đó, hình 4.9 cho thấy xu hướng của RRTK và tỷ lệ sở hữu nước ngoài đang có xu hướng ngược chiều nhau:

70,0% 60,0% 50,0% 40,0% 30,0% 20,0% 10,0% 0,0% 8,9% 8,8% 8,7% 8,6% 8,5% 8,4% 8,3% 8,2% 8,1% 8,0% 2009201020112012201320142015201620172018 LR FOREIGN

Hình 4.10: RRTK và tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài của các NHTM VN

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, xem thêm phụ lục 12 Khi thế giới đang quá trình mở cửa và hội nh p thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở hệ thống NH đang giảm có phải là tín hiệu đáng báo động khi dự báo thị trường của VN còn quá nhiều RR, khiến cho các nhà đầu tư e ngại trong việc góp vốn và liên doanh lâu dài. Biểu đồ còn cho thấy là khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng giảm thì RRTK của hệ thống NH tăng.

Trong giai đoạn h u khủng hoảng 2009 – 2011, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và RRTK cùng đi xuống, cụ thể là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang khiến cho các nhà đầu tư e ngại RR nên rút vốn và đầu tư vào các kênh an toàn là vàng khiến cho giá vàng thế giới tăng cao đột biến. Cùng lúc đó, Chính phủ xiết ch t cho vay nên RRTK được kiểm soát và giảm. Nhưng sau đó, RRTK và tỷ lệ sở hữu nước ngoài bắt đầu có xu hướng đi ngược chiều nhau, theo đúng như kỳ vọng ban đầu phân tích.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƢỚC NGOÀI ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 75 - 77)

w