Nghiên cứu của Hassan Hamadi & Ali Awdeh (2012) sử dụng dữ liệu từ 53 NHTM ở Li Băng đã chỉ ra rằng quy mô hoạt động cho vay có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM, và đó cũng là quan điểm của Anthony E. Akinlo & Owoyemi, B.O. (2012) khi nghiên cứu về những yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của 12 NHTM ở Nigeria giai đoạn 1986 – 2007. Ngành ngân hàng tại Việt Nam, có nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2015), TS. Lê Tấn Phước, ThS. Bùi Xuân Diễn (2016), Pham Hoang An & Vo Thi Kim Loan (2016) cũng cho kết quả tương tự. Mặt khác, nghiên cứu của Ming Qi, & Yumo Yang (2017) sử dụng dữ liệu từ 116 ngân hàng ở Trung Quốc trong đoạn 2000 – 2009 lại cho kết quả là hoạt động cho vay có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Tỷ lệ này cho thấy các khoản cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản ngân hàng. Dư nợ cho vay chiếm tỉ trọng lớn trên tổng tài sản nên có thể được xem là tiêu chí quan tâm hàng đầu trong điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy mức độ hoạt động cho vay của ngân hàng càng ổn định, ngân hàng sẽ nhận được khoản thu nhập từ lãi cao hơn và dĩ nhiên tỷ lệ thu nhập lãi thuần cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi cho vay quá nhiều thì đồng nghĩa các ngân hàng phải đối mặt nhiều rủi ro hơn, có khả năng sẽ tạo ra các khoản nợ xấu, nợ khó
đòi gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng và tỷ lệ thu nhập lãi thuần giảm. Do đó, yếu tố này được kỳ vọng sẽ có tác động cùng chiều đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Giả thuyết H2: Quy mô hoạt động cho vay có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng.