Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 102 - 110)

Hình 4.1 – Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trung bình của 25 NHTM Việt Nam

4.15% 3.91% 3.39% 3.03% 3.14% 3.28% 3.40% 3.02% 2.81% 3.10% 3.04% Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thống kê mô tả các biến cho thấy rằng NIM của các NHTM trong giai đoạn 2008 – 2018 có giá trị trung bình là 3.30%, giá trị trung vị bằng 3.14%, với giá trị của này có ý nghĩa là một nửa tổng số quan sát có NIM trên 3.14%, giá trị lớn nhất là 9.09% thuộc về năm 2018 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB); ngoài ra giá trị nhỏ nhất là 0.58% thuộc về năm 2017 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Độ lệch chuẩn của là 1.3026.

Trong giai đoạn 2008 – 2009 tỷ lệ thu nhập lãi thuần tăng nhẹ. Tiếp đó giai đoạn 2009 – 2010 tỷ lệ thu nhập lãi thuần không có thay đổi nhiều, tuy nhiên đến năm 2011 tỷ lệ này lại trên đà tăng dần một cách nhanh chóng và từ năm 2012 đến năm 2013 giảm mạnh đột ngột. Từ giai đoạn 2014 – 2018 tỷ lệ này dao động lên xuống thay đổi bất thường nhưng chênh lệch qua các năm thấp.

Năm 2008, bởi vì ảnh hưởng của khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới đã khiến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên khó khăn, trong khi đó thanh khoản của các NHTM dư thừa, hoạt động tín dụng và đầu tư gặp khó khăn trong khi nguồn vốn thì quá nhiều. Chính vì vậy, NHNN Việt

sách nhằm để kích cầu. Vì vậy tỷ lệ NIM trung bình của các NHTM lúc này có biểu hiện cải thiện tăng nhẹ lên 3.39%, tăng 0.11% so với năm 2007.

Trong giai đoạn 2009 – 2010, các ngân hàng đang nỗ lực cố gắng vực dậy sau cuộc khủng hoảng nền kinh tế năm 2008. Mặc dù nền kinh tế chưa thực sự ổn định và còn nhiều yếu tố gây bất lợi cho nền kinh tế nhưng NIM của các NHTM vẫn có chuyển biến tích cực và giữ vững mặc dù chênh lệch gia tăng giữa năm 2009 và 2010 (0.01%) không cao nhưng đây được xem là khởi đầu tích cực của các NHTM. Trong đó Vietinbank có chỉ tiêu NIM tăng mạnh nhất (NIM của năm 2009 là 2.19% đã đạt tại 4.22% vào năm 2010).

Giai đoạn 2010 – 2011 kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức dưới tác động của nền kinh tế thế giới, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, tăng trưởng tín dụng giảm đạt mức kỷ lục thấp nhất, tỷ lệ nợ xấu tăng,… Tuy nhiên chỉ số NIM lại tăng mạnh đạt mức đỉnh điểm là 4.15% năm 2011, tăng 0.75% so với năm 2010. Do nhiều doanh nghiệp đang cần vốn nhằm duy trì hoạt động của công ty qua những giai đoạn khó khăn này. Nguồn vốn của thị trường gia tăng do cầu về, trước tình hình này các ngân hàng sẽ điều chỉnh chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay với mức cao hơn bình thường. Lúc này tăng trưởng tín dụng càng cao kéo theo thu nhập lãi tăng.

Từ năm 2012 đến năm 2014 xu hướng của tỷ lệ thu nhập lãi thuần giảm liên tục, cụ thể năm 2012 đạt mức 3.91%, năm 2013 đặt 3.02% và đến cuối năm 2014 chỉ còn ở mức 2.81% cũng là mức thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Rõ ràng nguyên nhân là do nền kinh tế có xu hướng chung là đi xuống. Ngành ngân hàng phải đối mặt giai đoạn sự thu hẹp của nền kinh tế khiến cho tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp, sự phá sản của các tổ chức doanh nghiệp, sự lo ngại về mức thu nhập cá nhân không ổn định khiến cho mức tiêu dùng thấp. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục suy giảm, tổng cầu của nền kinh tế giảm sút gây khó khăn trong việc hấp thụ vốn, mở rộng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng khoản vay.

Còn những năm gần đây, từ năm 2016 đến năm 2018, NIM của các NHTM mặc dù thấp hơn giá trị trung bình (3.30%) nhưng lại cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong

Tổng vốn chủ sở hữu 500,000,000 450,000,000 400,000,000 350,000,000 300,000,000 250,000,000 200,000,000 150,000,000 100,000,000 50,000,000 -

việc kinh doanh và quản trị tín dụng ngân hàng. NHTM có tỷ lệ NIM trung bình năm 2018 tăng so với cùng kỳ các năm trước (3.14%) do nền kinh tế đang dần bước lấy đà phục hồi. Tóm lại, sau cuộc khủng hoảng của nền kinh tế, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các NHTM đều ra sức cải thiện hoạt động kinh doanh ngân hàng, luôn cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu được đề ra.

4.1.2 Mức ngại rủi ro (CAP)

Chỉ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có giá trị trung bình ở mức 10.11%, và dao động từ giá trị nhỏ nhất là 3.26% thuộc về ngân hàng SCB năm 2018, đến giá trị lớn nhất 40.48% thuộc về ngân hàng VietCapitalBank năm 2010, và độ lệch chuẩn là 5.5201.

Hình 4.2 - Tổng vốn chủ sở hữu của 25 NHTM Việt Nam

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Việc quy định vốn điều lệ là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng vốn thay đổi của các NHTM, theo Khoản 1, Điều 20, Luật số: 47/2010/QH12 về Luật các tổ chức tín dụng qui định các ngân hàng phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 3000 tỷ VNĐ và đến nay tất cả các NHTM đã đáp ứng được yêu cầu này. Tăng vốn chủ sở hữu được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của hệ thống

ABBank ACB Agribank BID CTG EIB HDB KLB MBB MSB

ngân hàng trong năm 2018 nhằm tận dụng nhiều thuận lợi từ thị trường chứng khoán. Theo thống

Tổng cho vay 7,000,000,000 6,000,000,000 5,000,000,000 4,000,000,000 3,000,000,000 2,000,000,000 1,000,000,000 0

kê của NHNN cho biết, tính đến cuối năm 2018, hầu như các ngân hàng lớn đã vượt qua mức quy định rất lớn (CTG: 67,455,517 triệu đồng; AGR: 58,180,630 triệu đồng; BID: 54,551,462 triệu đồng; VCB: 52,557,959 triệu đồng; VPB: 34,750,069 triệu đồng; MBB: 34,172,858 triệu đồng; TCB: 26,930,745 triệu đồng,…), tuy nhiên đối với các ngân hàng nhỏ đó là một sức ép quá lớn thậm chí chưa có kế hoạch cụ thể đối với việc tăng vốn theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Điển hình như NVB chỉ có mức vốn chủ sở hữu thấp nhất là 3,232,766 triệu đồng, SGB là 3,417,240 triệu đồng, VietCapitalBank là 3,437,957 triệu đồng, PGBANK là 3,686,768 triệu đồng, KLB là 3,750,147 triệu đồng và NamABank là 4,230,082 triệu đồng. Với điều kiện hiện nay việc các ngân hàng nhỏ tăng vốn là không dễ, do giá thị trường của cổ phiếu hầu như dưới mệnh giá và hiệu quả hoạt động cuả các ngân hàng còn thấp trong khi đó phải đối mặt với rủi ro nợ xấu cao. Nhìn chung việc các NHTM ra sức gia tăng vốn chủ sở hữu nhằm mục đích gia tăng khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng.

4.1.3 Quy mô hoạt động cho vay (LOAN)

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 57.86% và giá trị dao động trong khoảng 17.71% (năm 2009 của SHB) đến 99.28% (năm 2010 của HDB).

Hình 4.3 – Tổng cho vay của 25 NHTM Việt Nam

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp ABBank ACB Agribank BID CTG EIB HDB KLB MBB MSB NamABank

Tốc độ tăng trưởng thanh khoản trung bình 50,000,000 45,000,00052 40,000,000 35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 1 5,000,000 0 20082009201020112012201320142015201620172018

Trong giai đoạn 2008 – 2018, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM và không ngừng phát triển đổi mới, hoàn thiện và bổ sung. Ngân hàng AGRIBANK luôn dẫn đầu hoạt động quy mô tín dụng trong suốt giai đoạn 2008 – 2018, đặc biệt là quy mô tín dụng bán lẻ, tổng cho vay của AGRIBANK năm 2018 là 1,026,635,169 triệu đồng tăng 12.02% so với năm 2017. Đứng thứ 2 là BID, tính đến 31/12/2018, tổng cho vay của ngân hàng là 998,764,241 triệu đồng tiếp tục là một trong những NHTM có quy mô tài sản cũng như quy mô tín dụng dẫn đầu thị trường. Kế đến là CTG với tổng cho vay là 856,152,731 triệu đồng năm 2018. Đây là ba NHTM đang dẫn đầu trong hoạt động tín dụng, ngoài ra các NHTM còn lại tuy có tổng cho vay có cao có thấp nhưng hầu hết các ngân hàng đều có sự chuyển biến tốt qua từng năm trong việc gia tăng quy mô tín dụng. Bước qua nền kinh tế thị trường việc kiểm tra chất lượng tín dụng được xem là khâu mà các NHTM chú trọng và vào các thời điểm cuối năm hoạt động cho vay sẽ thường tăng trưởng mạnh vì đây là thời điểm mà các doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân cần vốn để chuẩn bị cho việc sản xuất đón năm mới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w