Như đã phân tích ở trên, mỗi phương pháp được sử dụng với những giả định riêng của nó. Có thể dễ dàng nhận thấy Pooled OLS dường như không hiệu quả bởi những giả định của nó hầu như rất khó xảy ra trong thực tế vì mỗi ngân hàng đều có đặc trưng riêng biệt. Việc lựa chọn giữa FEM và REM phụ thuộc vào giả định về sự tương quan giữa thành phần sai số (chứa các đặc điểm riêng của các ngân hàng) và các biến độc lập trong mô hình: nếu có sự tương quan thì sử dụng FEM và không tương quan thì REM là thích hợp.
Ngoài ra, có thể sử dụng các kiểm định cần thiết nhằm tìm ra mô hình thích hợp nhất trong ba mô hình Pooled OLS, mô hình FEM và mô hình REM được thực hiện theo trình tự sau:
Hình 3.1 – Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thống kê mô tả dữ liệu
Phân tích tương quan
Để có thể thực hiện được quy trình này, tác giả sử dụng phần mềm hỗ trợ Stata 13 để thực hiện mô hình và kiểm định mô hình. Các bước trong quy trình được thực hiện chi tiết như sau:
Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu.
Thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu qua các cách thức khác nhau. Qua thống kê mô tả này trình bày được giá trị trung bình của các biến thông qua tiêu chí giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, giá trị trung vị và sai số chuẩn giữa các giá trị. Thông qua các tiêu chí được thống kê đó, ta có thể hiểu được các hiện tượng và đưa quyết định đúng đắn về chuỗi dữ liệu nghiên cứu.
Bước 2: Phân tích tương quan
Phương pháp phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến trong mô hình với nhau. Thông qua đó giúp tác giả bước đầu xác định được mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, mặt khác cũng là cơ sở để nhận biết dấu hiệu đa cộng tuyến khi các biến độc lập có mối tương quan cao. Bước 3: Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp giữa Pooled OLS, FEM và REM.
Thực hiện phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập quy định các biến phụ thuộc như thế nào. Kết quả hồi quy được xem là bằng chứng thực nghiệm để đánh giá tác động. Các mô hình hồi quy được tác giả xem xét gồm có: Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect. Để chọn ra được mô hình phù hợp nhất cho bài nghiên cứu, tác giả dựa vào lý thuyết kiểm định được trình bày như sau:
Pooled OLS và REM:
Kiểm định được thực hiện là kiểm định Breusch Pagan Lagrange Multiplier. Xét 2 mô hình:
OLS: Yi,t = β0 + βkXkit+µit REM: Yi,t = β0 + βkXkit+εi+µit Giả thuyết kiểm định:
H1: Mô hình REM phù hợp hơn.
Nếu kiểm định có p-value < mức ý nghĩa α = 5% thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, hay nói cách khác là mô hình REM phù hợp hơn mô hình Pooled PLS.
Pooled OLS và FEM:
Kiểm định được thực hiện là kiểm định F – test. OLS: Yi,t = β0 + βkXkit+µit
FEM: Yi,t = β0 + βkXkit+αj+µit Giả thuyết kiểm định:
H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn. H1: Mô hình FEM phù hợp hơn.
Nếu kiểm định có p-value < mức ý nghĩa α = 5% thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, hay nói cách khác là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS.
FEM và REM:
Kiểm định được thực hiện là kiểm định Hausman. Xét 2 mô hình:
FEM: Yi,t = β0 + βkXkit+µit REM: Yi,t = β0 + βkXkit+εi+µit Giả thuyết kiểm định:
H0: Mô hình REM phù hợp hơn. H1: Mô hình FEM phù hợp hơn.
Nếu kiểm định có p-value < mức ý nghĩa α = 5% thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, hay nói cách khác là mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM.
Bước 4: Kiểm định các khuyết tật của mô hình.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Tác giả sẽ tiến hành kiểm định đa cộng tuyến bằng cách thông qua phân tích hệ số tương quan nhằm kiểm định đa cộng tuyến của từng cặp biến độc lập hoặc dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF. Hệ số tương quan (Pearson) được tính bằng cách chia hiệp phương sai của biến với tích độ lệch chuẩn của chúng. Trong trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao
(lớn hơn hoặc bằng 0.8, theo chuẩn so sánh của Farrar & Glauber, 1967) và có ý nghĩa, đây có
thể là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, có thể phán đoán này sẽ không chính xác bởi có những trường hợp hệ số tương quan thấp nhưng vẫn xuất hiện đa cộng tuyến. Vì thế tác giả chọn thực hiện kiểm định thêm bằng cách phân tích hệ số phóng đại phương sai VIF để hạn chế sai sót (Badi H. Baltagi, 2005).
Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Là hiện tượng có quan hệ tương quan giữa các biến quan sát trong cùng bảng dữ liệu. Tác giả sẽ tiến hành kiểm định Wooldridge cho dữ liệu bảng (Badi H. Baltagi, 2005).
Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi: Nếu trong trường hợp mô hình được chọn là Fix Effect tác giả sẽ tiến hành kiểm định bằng phương pháp nhân tử Larange (Kiểm định LM – Breusch pagan Lagrangian Multiplier) để kiểm tra phương sai thay đổi. Nếu trong trường hợp mô hình Random Effect được chọn thì đề tài chỉ tiến hành kiểm định Wald (Badi H. Baltagi, 2005).
Nếu mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi hoặc có hiện tượng tự tương quan hoặc có cả hai khuyết tật này thì đề tài tiến hành khắc phục mô hình nghiên cứu bằng cách ước lượng lại mô hình được chọn bằng phương pháp mô hình hiệu chỉnh sai số chuẩn mạnh – Robust Standard errors (White, 1980).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã lần lượt trình bày phương pháp thực hiện luận văn từ việc xây dựng mô hình nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu cùng các kiểm định để tìm ra mô hình ước lượng phù hợp. Ở phần giới thiệu mô hình, tác giả đã thiết kế mô hình cho đề tài dựa trên cơ sở lí thuyết đã trình bày ở chương 2. Đồng thời, tác giả cũng xác định các biến độc lập cùng biến phụ thuộc và làm rõ mô hình thông qua việc trình bày công thức, ý nghĩa và bảng kỳ vọng dấu của các biến trên. Từ đó luận văn đã phát triển 8 giả thuyết nghiên cứu. Làm cơ sở cho việc thực hiện mô hình và kết luận đề tài cho chương sau. Bên cạnh đó tác giả đã giới thiệu phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng để xác định kết quả mô hình hồi quy cụ thể.
Chương tiếp theo, chương 4, sẽ trình bày chi tiết về cách thức thực hiện mô hình nghiên cứu dựa theo số liệu đã thu thập bao gồm thống kê mô tả và chạy mô hình. Từ kết quả nghiên cứu thu được, chương cũng sẽ đưa ra các phân tích liên quan.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trong chương này, tác giả tiến hành thống kê mô tả, phân tích tương quan giữa các biến. Sau đó tác giả sẽ trình bày phương pháp lựa chọn mô hình ước lượng và kiểm định các khuyết tật của mô hình để đưa đến kết quả nghiên cứu.