GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 75 - 78)

Mô hình của bài nghiên cứu được dựa trên bài nghiên cứu của Neelesh Gounder & Parmendra Sharma (2012). Trong nghiên cứu của các tác giả, tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi NIM được chọn làm biến phụ thuộc đại diện cho tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Tác giả còn sử dụng các biến độc lập bao gồm các biến là mức ngại rủi ro (CAP), tỷ lệ thanh khoản (LIQ), rủi ro tín dụng (CR), chất lượng quản lý (MQ), chi phí hoạt động (OE), chính sách dự trữ tại NHNN (SBR). Dữ liệu được tác giả thu thập và kiểm định theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Vì vậy, bên cạnh việc kế thừa từ nghiên cứu trên, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ thực hiện kiểm định mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng cân bằng đồng thời thực hiện việc lựa chọn giữa các mô hình Pooled OLS, FEM, REM để tăng tính chính xác cho mô hình.

Bên cạnh các biến vi mô đã đề cập, quy mô hoạt động cho vay (LOAN) cũng được các tác giả Demirguc-kunt, A., Huizinga, H. (1999); Husni Khrawish, Mohammad Al-Abadi & Maysoon Hejazi (2008); Maudos, Joaquin and Solisa, Liliana (2009); Hassan Hamadi & Ali Awdeh (2012); Pham Hoang An & Vo Thi

Kim Loan (2016) khẳng định đây là một biến quan trọng trong việc xem xét tỷ lệ thu

nhập lãi thuần của ngân hàng. Vì vậy biến này tác giả cũng bổ sung vào mô hình nghiên cứu để đảm bảo độ thực tiễn và chính xác cho mô hình. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Hassan Hamadi & Ali Awdeh (2012); Bektas, E. (2014); Raja Almarzoqi and Sami Ben Naceur (IMF, 2015) đã tìm thấy mối quan hệ giữa biến lãi suất (IRT) với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Vì vậy, biến mới này sẽ được tác giả đề cập trong nghiên cứu.

Tóm lại, dựa trên cơ sở lý thuyết tác giả đã trình bày cùng với sự lựa chọn mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng và thiết kế các biến như trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:

NIMit = α0 + β1(CAPit) + β2(LOANit) + β3(LIQit) + β4(CRit) + β5(OEit) + β6(MQit) + β7(SBRit) + β8(IRTit) + µit

Trong đó: α là hệ số chặn

β1,…, β13: Các hệ số hồi quy của các biến độc lập.

i ký hiệu cho ngân hàng thứ i, t ký hiệu cho năm quan sát và ε là đại diện cho sai số của mô hình.

Biến phụ thuộc:

NIM: chênh lệch giữ thu nhập lãi và chi phí lãi trên tổng tài sản Có sinh lãi bình quân, đại diện cho tỷ lệ thu thập lãi thuần (tính theo tỷ lệ %).

Biến độc lập :

CAP: đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, được tính theo theo tỷ lệ

%. LOAN: đại diện cho tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, được tính theo tỷ lệ %. LIQ: đại diện cho tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản, được tính theo tỷ lệ %.

CR: đại diện cho tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng các khoản cho vay, được tính theo tỷ lệ %.

OE: đại diện cho tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản, được tính theo tỷ lệ %.

MQ: đại diện cho tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, được tính theo tỷ lệ %.

SBR: đại diện cho tỷ lệ tiền gửi tại NHNN trên tổng tài sản sinh lời, được tính theo tỷ lệ %.

IRT: đại diện cho lãi suất cho vay trung bình năm, được tính theo tỷ lệ %.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 75 - 78)