Angbazo (1997) nghiên cứu về tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của NHTM, sự tác động của rủi ro mặc định, rủi ro lãi suất. Sử dụng mô hình hồi quy với 1400
quan sát từ 286 NHTM ở Mỹ trong giai đoạn 1989-1997. Nghiên cứu đưa ra biến phụ thuộc
là NIM và kết quả của các biến độc lập như sau: rủi ro mặc định có mối tương quan thuận với lãi suất biên và rủi ro lãi suất không tác động lên các ngân hàng lớn mà chỉ tác động lên các ngân hàng có quy mô nhỏ vì các ngân hàng nhỏ thường nhạy cảm với các rủi ro. Ngoài ra, tác giả còn phát hiện quy mô tín dụng, quy mô vốn chủ sở hữu, hiệu quả quản lý có tác động cùng chiều với NIM; còn chi phí hoạt động, thanh khoản lại mang tác động ngược chiều và chi phí trả lãi ngầm không tác động đến thu nhập lãi thuần của các NHTM.
Demirguc-Kunt and Huizinga (1999) đã sử dụng mẫu nghiên cứu của 80 quốc gia với 7900 quan sát trong giai đoạn 1988 đến 1995 để xem xét các nhân tố đặc trưng của ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô tác động như thế nào đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức ngại rủi ro, quy mô cho vay, chi phí hoạt động, GDP, lạm phát, lãi suất và ngân hàng có sở hữu nước ngoài có tác động cùng chiều lên NIM và ROA. Nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tiêu cực của thu nhập ngoài lãi, chính sách dự trữ NHNN và quy mô ngân hàng thông qua tác động lên biến NIM, ROA. Các tác giả cho ra kết luận rằng tại các nước đang phát triển, các ngân hàng có sở hữu nước ngoài lại có lợi nhuận và thu nhập lãi thuần cao hơn so với các ngân hàng nội địa, trong khi đó tại các nước phát triển thì ngược lại.
Saunders và Schumacher (2000) đã thực hiện nghiên để giải thích các yếu tố quyết định thu nhập lãi thuần của các ngân hàng lớn trên 7 quốc gia: Mỹ (110 NH), Anh (32 NH), Đức (151 NH), Thụy Sĩ (94 NH), Pháp (110 NH), Ý (135 NH) và Tây
Ban Nha (114 NH) trong giai đoạn 1988 – 1995. Các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để xuất phân tích các nhân tố tác động đến NIM của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí trả lãi ngầm, chi phí cơ hội của lượng tiền dữ trự tại ngân hàng trung ương, rủi ro tín dụng, mức ngại rủi ro, cấu trúc thị trường, biến động lãi suất có tác động đáng kể và cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng, trong đó biến động lãi suất là nhân tố tác động quyết định đến NIM.
Brock, P. L., & Suarez, L.R. (2000) đo lường tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng ở Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Mexico, Peru, và Uruguay trong
suốt thập niên 90. Sử dụng mô hình hồi quy cho bài nghiên cứu các tác giả phát hiện cho thấy khi chi phí hoạt động càng cao sẽ càng làm gia tăng thu nhập lãi thuần của các ngân hàng. Bên cạnh đó, nợ xấu sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến NIM của các ngân hàng ở Colombia và ngược chiều ở các ngân hàng ở Peru và Argentina. Chính sách dự trữ tại NHNN có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Đồng thời các tác giả cũng đưa thêm một số biến vi mô và vĩ mô vào nghiên cứu bao gồm như sau: mức ngại rủi ro, rủi ro thanh khoản tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với NIM, trong khi đó biến động lãi suất và tăng trưởng kinh tế GDP không tác động lên NIM.
Một mô hình nghiên cứu được thực hiên ở 5 nước trong khối liên minh Châu Âu bởi các tác giả Joaquin Maudos và Huan Fermandez de Guevara (2004) với đề tài: “Các yếu tố giải thích tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng trong khối Liên minh Châu Âu. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy cùng dữ liệu bảng với 15,888 quan sát, số liệu lấy từ 5 quốc gia gồm: Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha trong giai đoạn 1993 – 2000. Các tác giả cũng phát triển dựa trên các nghiên cứu khác cùng mô hình như Angbazo (1997) và Saunders và Schumacher (2000). Trong nghiên cứu các tác giả sử dụng chỉ số Lerner để đo lường cho chỉ tiêu mức độ tập trung của ngành ngân hàng (hay sức mạnh ngành ngân hàng), và có kết quả cùng chiều đến NIM, có ý nghĩa thống kê cao. Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng thể hiện mối quan hệ tương quan thuận với thu nhập lãi thuần, có ý nghĩ như mong đợi chỉ ra rằng các ngân hàng giả định rủi ro thị trường càng cao sẽ tương ứng lãi suất biên cao hơn. Trong tất cả các biến, tác giả cho thấy được biến chi phi hoạt động có mức ý nghĩa thống kê cao nhất và tác động cùng chiều với thu nhập lãi thuần vì các ngân hàng có chi phí hoạt động cao hơn thì phải có thu nhập biên cao hơn để giúp bù đắp chi phí, đồng thời các tác giả đề cập rằng nên đưa biến này vào mô hình lý thuyết để thấy được tầm quan trọng của biến này vì các tác giả đưa ra kết luận cho bài nghiên cứu của mình rằng, độ lớn tỷ lệ thu nhập lãi thuần của khối ngân hàng ở Liên minh Châu Âu sẽ phụ thược vào sự thay đổi của chất lượng quản lý, thay đổi chi phí, sức
mạnh thị trường hơn là những yếu tố không cố định mà ngân hàng hay gặp phải (rủi ro tín dụng, rủi ro lãi
suất). Ngoài các biến đã nêu trên, chi phí trả lãi ngầm, mức ngại rủi ro, lãi suất tiềm ẩn, chất lượng quản lý, chi phí cơ hội của lượng tiền dự trữ, dự trữ NHNN cũng có mối tương quan thuận như kỳ vọng và các biến quy mô ngân hàng, hiệu quả chi phí có tác động ngược chiều đến NIM.
Husni Khrawish, Mohammad Al-Abadi & Maysoon Hejazi (2008) nghiên cứu về các yếu tố quyết định tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM với mô hình tương tự như Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cho 13 NHTM tại Jordan trong khoảng thời gian từ 1992 đến 2005. Các tác giả hồi quy dữ liệu bảng thông qua ba phương pháp: bình phương nhỏ nhất (Pooled Least Squares Model), hồi quy ảnh hưởng cố định (the Fixed Effect Model) và hồi quy theo ảnh hưởng ngẫu nhiên (the Random Effect Model) cho ra kết quả rằng NIM bị tác động cùng chiều bởi chi phí hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay và quy mô ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu không thấy được tác động có ý nghĩa của thị phần ngân hàng và các biến vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng kinh tế và tỷ giá hối đoái).
Tiếp theo, Aboagye và các cộng sự (2008) thực hiện nghiên cứu nhằm giải thích thu nhập lãi thuần của 17 NHTM ở Ghana trong giai đoạn 2001 – 2006 thông qua việc thay đổi các đặc trưng của ngân hàng, yếu tố vĩ mô và đặc trưng của ngành. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi và tìm thấy rằng chi phí nhân sự, lạm phát, mức độ tập trung, chi phí điều hành, quy mô ngân hàng và mức ngại rủi ro của các ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều với NIM. Ngược lại, chất lượng quản lý càng cao, dự trữ của NNHN càng dư thừa và lãi suất cho vay của NHTW có tác động ngược chiều với NIM của các ngân hàng.
Nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2008), nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần và khả năng sinh lời (ROA) của 10 NHTM ở Tunisia trong khoảng thời gian kéo dài từ 1980 đến 2000. Như kết quả của Demirguc-Kunt and Huizinga (1999), các tác giả cũng tìm thấy mối tác động cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu và NIM, ROA. Điều này có nghĩa khi một ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tốt thì NIM cao hơn vì khi đó ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn và huy động ít hơn và có rủi ro phá sản thấp hơn. Về chi phí hoạt động và quy mô
cho vay có mối tương quan thuận với hiệu quả ngân hàng, và hầu hết chi phí này được ngân hàng đẩy về phía khách hàng là người gửi hoặc vay. Biến mức độ tập trung ngành và quy mô ngân hàng, các tác giả tìm thấy mối tương quan ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt đối với biến hình thức sở hữu, các tác giả đưa ra biến giả với giá trị là 1 nếu là ngân hàng sở hữu nhà nước và 0 nếu là ngân hàng sở hữu tư nhân, kết quả cho thấy hình thức sở hữu có tác động ngược chiều tương đương với việc các ngân hàng sở hữu tư nhân thì hoạt động tốt hơn các ngân hàng sở hữu nhà nước, kết quả này cũng nhằm khẳng định thế mạnh của ngân hàng tư nhân. Cuối cùng, các tác giả cho rằng các biến vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng GDP) không ảnh hưởng đến Nim cũng như lợi nhuận của ngân hàng ở Tunisia, kết quả này có cùng với kết quả của K. Ben Khediri & H. Ben-Khedhiri (2011).
Maudos and Solisa (2009) bằng việc kết hợp một số mô hình thực nghiệm trước đây Angbazo, 1997 và Maudos & Fermandez de Guevara, 2004 để ước lượng mô hình này cho hệ thống ngân hàng ở Mexico từ năm 1993 – 2005 với 43 NHTM. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng cho các biến chi phí hoạt động, chỉ số Lerner, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, mức ngại rủi ro, chi phí trả lãi ngầm và chất lượng quản lý có tác động cùng chiều và đáng kể đến thu nhập lãi thuần của các ngân hàng. Ngược lại, các biến quy mô cho vay, thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản và thu nhập từ phí dịch vụ trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đối với NIM.
Beck, T., & Hesse, H. (2009) nghiên cứu các yếu tố tác động lên hiệu quả ngân hàng và giải thích chênh lệch lãi suất ở Uganda trong giai đoạn 1999 đến 2005. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 1930 ngân hàng từ 86 quốc gia. Các tác giả chứng minh rằng hầu như các đặc điểm vi mô cũng như các yếu tố vĩ mô đều giải thích được thu nhập lãi thuần của ngân hàng ở Uganda. Cụ thể: quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, tỷ lệ thanh khoản, thị phần tiền gửi, lãi suất T-bill, mức độ tập trung, chi phí hoạt động và lạm phát đều có tác động cũng chiều đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Ngược lại, các biến tỷ giá hối đoái, GDP có tác động ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Nghiên cứu của Ahmet Ugur & Hankan Erkus (2010) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong khoảng thời gian từ năm 1988 tới 2007, dữ liệu thu nhập từ 22 ngân hàng trong tổng số 30 ngân hàng (9 NHTM tư nhân trong nước và 13 ngân hàng nước ngoài). Các tác giả đã xác định được các yếu tố tác động đến NIM là quy mô ngân hàng, mức ngại rủi ro, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, thị phần ngân hàng có mối quan hệ tích cực đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, chỉ riêng hai biến chất lượng quản lý và chi phí nhân sự lại có tác động ngược chiều đối với NIM. Các tác giả có sử dụng thêm 3 biến đã được sử dụng trong công trình nghiên cứu của Brock và Suarez (2000) là biến động lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát, cả ba đều có tác động cùng chiều và đáng kể đối với NIM. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của Fungáčová, Z., & Poghosyan,
T. (2011) với dữ liệu lấy được từ tất cả các NHTM tại Nga trong suốt giai đoạn 1999 – 2007 cũng đã cho ra kết quả giống với nghiên cứu của Ahmet Ugur & Hankan
Erkus (2010) đối với các biến chi phí nhân sự, quy mô ngân hàng, mức ngại rủi ro, thanh khoản, và các biến còn lại là chỉ số Herfindahl, nợ xấu có tác động cùng chiều với NIM của các ngân hàng tại Nga. Ngoài ra, Fungáčová & Poghosyan đưa ra kết luận tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM Nhà nước thấp hơn NHTM cổ phần thông qua biến loại hình sở hữu có tác động âm đến NIM.
Cùng ý tường với Maudos and Solisa (2009), Ben Khediri và Ben – Khedhiri (2011) sử dụng mô hình FEM và mô hình REM để giải thích các yếu tố quyết định thu nhập lãi thuần của các ngân hàng ở Tunisia, dữ liệu của 10 ngân hàng trong giai đoạn 1996 – 2005. Các tác giả tìm thấy bằng chứng cho rằng chi phí hoạt động, dự trữ tại NHNN, chi phí trả lãi ngầm, quy mô vốn chủ sở hữu có tương quan cùng chiều và đáng kể với NIM của các ngân hàng, chất lượng quản trị và mức độ tập trung ngành có tác động ngược chiều với NIM. Ngoài ra, các biến vĩ mô GDP và lạm phát không có ý nghĩa thống kê đối với NIM.
Daniel K. Tarusa *, Yonas, B. Chekolb , Milcah Mutwolc (2012) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của 44 NHTM ở Kenya
thông qua phương pháp dữ liệu bảng ở giai đoạn 2000 - 2009. Kết quả cho thấy biến tốc độ tăng
trưởng và vị thế ngân hàng có tác động ngược chiều đến NIM. Và gần với thời gian của nghiên cứu của các tác giả, ta có nghiên cứu của Neelesh Gounder & Parmendra Sharma (2012): nghiên cứu các yếu tố quyết định tới tỷ lệ thu nhập lãi thuần của 5 NHTM ở Fiji – một quốc gia đang phát triển ở đảo nhỏ Nam Thái Bình Dương trong giai đoạn 2000-2010. Cả hai nghiên cứu có cùng kết quả ở các biến: chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với NIM. Ngoài ra, nghiên cứu của Neelesh Gounder & Parmendra Sharma (2012) cũng đã tìm bằng chứng cho thấy các biến chất lượng quản lý và tỷ lệ thanh khoản có ảnh hưởng ngược chiều với NIM của các ngân hàng. Tuy nhiên, tác động của quy mô vốn chủ sở hữu, và chính sách dự trữ ngân hàng Nhà nước đến NIM không được tìm thấy.
Hassan Hamadi & Ali Awdeh (2012) nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi 53 NHTM ở Li Băng, sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng cân bằng để phân tích các số liệu trong giai đoạn 1996 – 2009. Các tác giả xác định yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần thông qua 4 nhóm gồm: các yếu tố đặc thù của ngân hàng (quy mô ngân hàng, tăng trưởng tiền gửi, quy mô vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, quy mô cho vay, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, chất lượng quản lý), các yếu tố cụ thể về ngành (tỷ giá liên ngân hàng, đô la hóa các khoản cho vay và tiền gửi), yếu tố chính sách tiền tệ (tỷ lệ chiết khấu của NHTW) và các yếu tố kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay ngân hàng, tổng mức tiết kiệm quốc gia và tổng đầu tư). Các tác giả thực hiện chia mẫu theo sở hữu của các ngân hàng trong nước và ngân hàng ngoài nước. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Cụ thể, biến quy mô ngân hàng, tính thanh khoản, chất lượng quản lý, rủi ro rủi ro tín dụng, sự tập trung, đô la hóa và tăng trưởng kinh tế trong nước có ảnh hưởng ngược chiều đến NIM. Mặt khác, tăng trưởng tiền gửi, quy mô cho vay, chi phí hoạt động, lạm phát, tỷ lệ chiết khấu của NHTW, tiết kiệm quốc gia, đầu tư trong nước, lãi suất liên ngân hàng đều có tác động tích cực đến NIM. Ngoài ra, đối với các ngân hàng nước ngoài, nghiên cứu cho thấy rằng quy mô, tính thanh khoản, vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng có tác
động không đáng kể. Bên cạnh đó các tác giả kết luận rằng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM Nhà nước thấp hơn NHTM cổ phần.
Anthony E. Akinlo & Owoyemi (2012) thực hện nghiên cứu các nhân tố quyết định đến chênh lệch lãi suất dựa trên dữ liệu của 12 NHTM trong giai đoạn 1986 – 2007 tại Nigeria. Kết quả cho thấy quy mô cho vay, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng