Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 163 - 179)

bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Ngoài những giải pháp hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM, cần lưu ý áp dụng phối hợp một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp

bằng Trọng tài thương mại liên quan đến BTTH do viphạm HĐTM

Để bảo đảm các HĐTM được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, bên cạnh thỏa thuận các chế tài xử lý khi có vi phạm xảy ra, các chủ thể ký kết hợp đồng thường lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng giữa các bên; hòa giải giữa các bên do một chủ thể được các bên thỏa thuận làm trung gian hòa giải; giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Các hình thức lựa chọn giải quyết tranh chấp này đã được LTM năm 2005 quy định tại Điều 317. Đây là các hình thức giải quyết tranh chấp hết sức quan trọng, không thể thiếu được vì nó giúp cho việc giải quyết tranh chấp BTTH nói riêng và các chế tài khác được thực hiện trên thực tế. Nếu không có các phương thức giải quyết tranh chấp đó thì việc giải quyết BTTH sẽ chỉ tồn tại “trên giấy” và nó sẽ gây cản trở, kìm hãm sự phát triển của hoạt động thương mại. Một trong những hình thức mà các chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp là Trọng tài thương mại. Mặc dù hình thức giải quyết tranh chấp này có nhiều ưu điểm so với các hình thức khác, song không ít ý kiến cho rằng, việc phán quyết của Trọng tài hay bị Tòa án hủy.

Qua thực tiễn thực hiện thời gian qua cho thấy, số vụ việc được lựa chọn giải quyết bằng Trọng tài thương mại có xu hướng tăng, nhưng vẫn còn ở mức thấp so với nhu cầu thực tiễn và so với vụ tranh chấp thương mại được Tòa án thụ lý, xét xử hàng năm. Một trong những nguyên nhân của việc này là do số lượng phán quyết của Trọng tài thương mại bị Tòa án hủy có xu hướng tăng khiến cho cộng đồng doanh nghiệp hoang mang và Trọng tài viên có liên quan đến vụ việc lo lắng về kết quả giải quyết của mình có bị Tòa án hủy hay không? Thực trạng này cần phải sớm khắc phục vì nó đi ngược với kỳ vọng của Nhà nước ta là sau khi có Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài sẽ phát triển, giảm gánh nặng công việc cho Tòa án cũng như giảm thiểu tối đa những thiệt hại về nhiều mặt cho các chủ thể tranh chấp, góp phần giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại liên quan đến BTTH có hiệu quả, bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tự do thỏa thuận và bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các bên, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để khắc phục các tồn tại trên, ngoài việc cần nâng cao hơn nữa trình độ của đội ngũ Trọng tài viên, thì cần khắc phục những bất cập gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và tín nhiệm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại. Đó là: phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài thương mại còn chưa nhất quán;

thiếu tính rõ ràng khi xác định thẩm quyền trọng tài; các quy định về hòa giải còn sơ sài và chưa chi tiết; việc hòa giải của Trọng tài viên thường bị đơn giản là dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm cá nhân và chưa dựa trên nền tảng quy tắc hòa giải đã hoàn thiện (có nơi còn chưa có) của Trung tâm Trọng tài; không quy định cụ thể về biện pháp khẩn cấp tạm thời… Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về Trọng tài thương mại để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả; hạn chế tình trạng áp dụng pháp luật tùy tiện, thiếu thống nhất để hủy phán quyết của Trọng tài thương mại; hạn chế các bên tranh chấp lợi dụng tính không minh bạch của căn cứ hủy phán quyết trọng tài để đưa ra yêu cầu hủy phán quyết đã được ban hành.

Thứ hai, nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp thương mại bằng Tòa án

liên quan đến BTTH do vi phạm HĐTM.

Một hệ thống pháp luật được xây dựng với nền tảng vững chắc, tiếp thu tư tưởng của những hệ thống pháp luật tiên tiến trên thế giới cũng không phát huy được hết tác dụng nếu đội ngũ thực thi pháp luật, mà trọng tâm là đội ngũ Thẩm phán, không giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng xét xử kém. Chất lượng xét xử tranh chấp kém thể hiện chủ yếu ở các vấn đề: vi phạm thủ tục tố tụng; xác minh, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ; giải quyết vượt quá yêu cầu đương sự; xác định không đúng tư cách hoặc bỏ sót người tham gia tố tụng; xác định sai quan hệ tranh chấp; không tống đạt hợp lệ các văn bản tố tụng cho đương sự, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. Do đó, để nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp liên quan đến BTTH do vi phạm HĐTM nói riêng, trước hết, cần nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán. Nghị quyết số 49- NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cơ bản đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngành Tòa án, đặc biệt đối với đội ngũ Thẩm phán. Đổi mới tổ chức TAND theo hướng tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, nhiều kinh nghiệm trong ngành. Hiện nay tại nhiều Tòa án, trình độ của đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều người không nắm vững quy định của pháp luật cũng như những văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án tối cao nên trong quá trình áp dụng pháp luật gây ra nhiều sai sót. Bên cạnh đó, một số Tòa án huyện, tỉnh đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, gây qua tải ảnh hưởng tới xét xử. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng dẫn nhằm áp dụng thống nhất và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, về các vụ việc liên quan tới chấm dứt thực hiện HĐTM; cần đưa ra một số

vụ án và cách giải quyết điển hình làm tài liệu học tập của các cán bộ tư pháp; cần bổ sung đủ cán bộ còn thiếu và nâng cao trình độ cán bộ tư pháp, Nhà nước cần trang bị các thiết bị hiện đại hơn, cùng với các chế độ đãi ngộ hợp lý để họ thực sự yên tâm công tác, tự học tập nâng cao trình độ bản thân. Ngoài việc nâng cao trình độ của đội ngũ Thẩm phán, cần thực hiện bổ sung các biện pháp sau nhằm bảo đảm chất lượng xét xử các vụ án kinh doanh thương mại: bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật; nâng cao chất lượng và công khai bản án, quyết định của Tòa; nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Hội thẩm nhân dân và đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp...

Thứ ba, tăng cường hoạt động tổng kết thực tiễn xét xử và ban hành án lệ.

Theo quan điểm của tác giả về việc hoàn thiện quy định của pháp luật, nên hạn chế ban hành các quy phạm pháp luật mang tính cụ thể, liệt kê mà thay vào đó bằng những quy phạm mang tính khái quát, nguyên tắc và tổng quát. Những nội dung liên quan đến áp dụng, giải thích các tình huống pháp lý cụ thể trong các tranh chấp nên được đảm nhận bởi các án lệ. Việc làm này sẽ hạn chế được xung đột trong các quy phạm pháp luật và mâu thuẫn trong việc áp dụng pháp luật.

Thực tế hiện nay, khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án ở Việt Nam cho thấy, trong quá trình giải quyết án tại tòa án cấp sơ thẩm, nhiều khi gặp một số vướng mắc thì các Thẩm phán thường có công văn thỉnh thị đối với cấp trên, thậm chí là đích thân gặp lãnh đạo để thỉnh thị. Điều này không chỉ làm việc giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại kéo dài hơn, mà còn gây thiệt hại về công sức, tiền bạc của Nhà nước và bản thân các Thẩm phán cũng như các bên tranh chấp. Đôi khi việc thỉnh thị không đạt hiệu quả như mong muốn, các Thẩm phán vẫn không yên tâm khi áp dụng cách trả lời của cấp trên hoặc không dám áp dụng theo vì chưa thực sự thống nhất cũng như chưa được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Điều này dẫn đến việc xét xử không thống nhất, chịu ảnh hưởng từ ý chí của các Thẩm phán. Thực tế còn cho thấy, có những vụ án tương tự nhau nhưng kết quả giải quyết lại khác nhau. Do đó, cần có một phương án chung đối với những tình huống tương tự và phải đạt hiệu quả nhất, cũng như sự công bằng nhất, đồng thời phải được công nhận, đảm bảo cho các Thẩm phán yên tâm khi giải quyết án không còn lo lắng về việc sẽ bị cấp trên xử hủy hoặc sửa án.

Những ưu điểm của việc ban hành án lệ và các tổng kết xét xử đã đượ c nhắc đến trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã xác định: “TAND Tối cao có nhiệm vụ tổng kết

kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm...”. Không những thế, tại khoản 3 Điều 45 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định việc áp dụng án lệ được thực hiện khi vụ việc dân sự có các tình tiết mà pháp luật không quy định thì Tòa án có thể áp dụng án lệ để xét xử. Mặc dù hình thức án lệ ở Việt Nam không hoàn toàn giống án lệ các nước nhưng sự ra đời của nó và sự công nhận là nguồn luật ở Việt Nam được coi là một cuộc cách mạng trong cách tiếp cận về lý luận pháp luật. Do đó, áp dụng án lệ chính là phương thức hiệu quả để khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, đảm bảo việc áp dụng thống nhất trong xét xử, tạo tính ổn định, minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của Tòa án, qua đó có tác dụng hướng dẫn các hành vi ứng xử không chỉ đối với các bên trong vụ án, mà còn đối với cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian tới, TAND Tối cao cần tiếp tục chỉ đạo công tác ban hành án lệ và tổng kết kinh nghiệm xét xử trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nhằm nâng cao hiệu quả xét xử cho các tòa án cấp dưới. Một trong các án lệ quan trọng về BTTH được công bố là: Án lệ số 21/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án TAND Tối cao.

Thứ tư, nâng cao nhận thức của các chủ thể kinh doanh nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng về pháp luật thương mại.

Mặc dù việc ban hành và áp dụng pháp luật không thuộc về trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp là chủ thể quan trọng tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại trên thực tế. Do đó, muốn hiệu quả thực thi pháp luật được nâng cao phải có phần đóng góp của các doanh nghiệp và doanh nhân.

Một khi đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp được bồi dưỡng nhận thức về pháp luật, các tranh chấp liên quan đến kinh doanh thương mại nói chung và BTTH trong thương mại nói riêng sẽ giảm bớt vì các chủ thể tham gia vào quan hệ HĐTM đều nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình, do đó hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể được ngăn ngừa ngay từ gốc. Việc nâng cao nhận thức pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân có thể được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội được mở định kỳ với nội dung đào tạo đến từ các luật sư, luật gia và những người có chuyên môn cao về pháp lý công tác trong các cơ quan nhà nước hoặc các trường đào tạo chuyên ngành kinh tế.

Tuyên truyền và phổ biến pháp luật thương mại nói chung và chấm dứt thực hiện hợp đồng trong thương mại nói riêng là nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, cho các cơ quan quản lí nhà nước về thương mại và đặc biệt là cho các thương nhân để họ hiểu biết về pháp luật thương mại, về các trường hợp chấm dứt thực hiện HĐTM. Nhiều thương nhân đã biết về các công cụ pháp lý này nhưng lại không hiểu biết rõ về những điều kiện đòi hỏi pháp lý và thủ tục mà họ cần phải làm khi tham gia ký kết hợp đồng, khi có vấn đề xảy ra, khi áp dụng chế tài hợp đồng rồi mà bên vi phạm vẫn không thực hiện. Chính vì vậy, Nhà nước cần xây dựng các biện pháp để tuyên truyền pháp luật tới người dân, các thương nhân để họ nắm bắt được và sử dụng như một biện pháp tự vệ hay trừng phạt trong thương mại khi tham gia hoạt động thương mại của mình. Một nội dung hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các phương tiện đại chúng là thường xuyên, kịp thời phản ánh các tranh chấp và giải quyết của các cơ quan chức năng đối với hợp đồng nói chung, chấm dứt thực hiện hợp đồng nói riêng. Công tác tuyên truyền pháp luật cần lưu ý phải được truyền đạt một cách khách quan, trung thực, có cơ sở pháp lý chắc chắn nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong hoạt động thương mại, vi phạm hợp đồng là điều khó tránh khỏi và đó chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả áp dụng chế tài BTTH đối với bên vi phạm do hành vi vi phạm HĐTM đã gây ra hậu quả thiệt hại có thể xác định được đối với bên bị vi phạm. Thực tế cho thấy, hiện nay mặc dù pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM đã có nhiều tiến bộ so với trước đây, song do những biến động của đời sống kinh tế - xã hội cùng như quá trình hội nhập quốc tế, nên một số quy định hiện hành của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM đã bộc lộ những điểm hạn chế, bất cập, cần được nghiên cứu để hoàn thiện.

Việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM không chỉ mang ý nghĩa khoa học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, dựa trên kết quả đánh giá các hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về TNBTTH do vi phạm HĐTM. Những đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật cần được xem xét kết hợp với việc áp dụng các giải pháp tổ chức thực thi pháp luật về trách nhiệm do vi phạm HĐTM; nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM để đem những kết quả như kỳ vọng trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước.

Có thể nhận thấy rằng việc nghiên cứu Chương 3 được thực hiện trên cơ sở những kết quả nghiên cứu vấn đề lý luận tại Chương 1 và thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM ở Chương 2. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ở Chương 3 cũng đã minh chứng rằng các kết luận ở Chương 1 và Chương 2 là phù hợp với những mâu thuẫn, bất cập đang cần được giải

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 163 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)