Các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh đòn bẩy có tác động giảm

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN QUẢN LÝ THU NHẬP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG (Trang 27)

trường công ty vẫn hoạt động ổn định dù mức nợ vay gia tăng.

2.2.2- Các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh đòn bẩy có tác động giảmquản lý thu nhập quản lý thu nhập

Trái ngược so với lập luận về mối quan hệ đồng biến giữa đòn bẩy và quản lý thu nhập, một vài nghiên cứu thực nghiệm chứng minh được tăng đòn bẩy làm giảm quản lý thu nhập.

Nguyên nhân chính dẫn đến đòn bẩy tác động giảm quản lý thu nhập được nhắc đến nhiều nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm là do khi đòn bẩy ở mức cao hoặc gia tăng, các bên liên quan theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua số liệu tài chính sẽ có xu hướng kiểm soát những bất thường trong số liệu gắt gao hơn, khiến cho nhà quản lý bị hạn chế điều chỉnh thu nhập của mình. Cụ thể trong nghiên cứu của Rodriguez – Pe1rez và Van Hemmen (2010) với mẫu lấy từ các công ty mẹ hoạt động trong các lĩnh vực phi tài chính của Tây Ban Nha trong cơ sở dữ liệu của Comisión Nacional del giai đoạn 1992-2002, nhận thấy rằng chủ nợ là một thành phần quan trọng trong việc kiểm soát đến việc thao túng thu nhập của nhà quản lý. Alsharairi và Salama (2011) tin rằng sự hiện diện trong quá trình kiểm soát doanh nghiệp của chủ nợ chính là một thước đo cho độ tin cậy từ các báo cáo tài chính được công bố, nghiên cứu thực nghiệm được dẫn chứng bởi mẫu các công ty phi tài chính US được cung cấp bởi Thomson One Banker, giai đoạn khảo sát từ 1999 đến 2008. Fung và Goodwin (2013) tiếp cận đòn bẩy thông qua nợ ngắn hạn, kết quả tương quan nghịch chiều của đòn bẩy từ nợ ngắn hạn và quản lý thu nhập được phát hiện. Các chủ nợ ngắn hạn quan tâm đến việc thu hồi nợ càng sớm càng tốt, vì thế, việc kiểm soát quản lý thu nhập của họ đối với doanh nghiệp càng nghiêm ngặt hơn. Do đó, các nhà quản lý ít can thiệp quản lý thu nhập trong trường hợp khoản nợ vay ngắn hạn gia tăng. Vakilifard và Mortazavi (2016) đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm gồm 118 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tehran trong giai đoạn

2008- 2013. Và họ kết luận rằng nợ và quản lý thu nhập có mối tương quan ngược chiều. Đòn bẩy giới hạn quản lý thu nhập do sự kiểm tra của kiểm toán viên và cơ quan quản lý gia tăng khi nợ tăng lên.

Trong một nghiên cứu so sánh giữa các công ty có các khoản dồn tích cao với các công ty có các khoản dồn tích thấp, Dechow và cộng sự (2000) đã đưa ra chứng cứ cho thấy các công ty có khoản dồn tích cao được đặc trưng bởi đòn bẩy thấp, Ke (2001) chỉ ra công ty ít có khả năng tăng thu nhập thông qua các khoản dồn tích nếu sử dụng đòn bẩy cao. Bên cạnh đó, Iturriaga và Hoffmann (2005) nhấn mạnh việc theo dõi và vai trò quản lý của đòn bẩy khi họ cũng cho thấy mối quan hệ trái chiều giữa tài trợ nợ và việc điều chỉnh các phương pháp, chính sách kế toán của các nhà quản lý, vì việc sử dụng đòn bẩy càng cao thì việc kiểm soát từ các chủ nợ càng cao. Họ cũng lập luận rằng các nhà quản lý của các công ty có đòn bẩy cao có động cơ ít hơn trong việc quản lý thu nhập vì chủ nợ của họ quan tâm đến nghĩa vụ nợ hơn là thông tin kế toán, điều đó có nghĩa là các báo cáo tài chính có nội dung thông tin ít liên quan hơn trong trường hợp này. Bổ sung cho lập trường này, Sercu và cộng sự (2006) trong phân tích mối quan hệ giữa nợ và đa dạng hoá cũng tìm thấy tác động trái chiều của nợ đối với quản lý thu nhập. Perez và Hemmen (2010) nghiên cứu sự kết hợp của nợ, đa dạng hóa và tác động của nó đối với quản lý thu nhập. Họ phát hiện ra rằng nợ tăng làm giảm quản lý thu nhập nhưng khi nợ được kết hợp với đa dạng hóa lại có quan hệ thuận chiều có ý nghĩa thống kê với quản lý thu nhập.

Ngoài ra, Wasimullah và cộng sự (2010) cũng đã nghiên cứu tác động của đòn bẩy với thực tiễn của quản lý thu nhập trong ngành công nghiệp dệt may của Pakistan. Họ nhận thấy rằng các công ty có đòn bẩy tài chính cao dẫn đến dòng tiền tự do thấp do phần lớn dòng tiền được sử dụng dưới dạng chi phí lãi vay và các nhà quản lý thì tránh đầu tư vào các dự án không tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Kết quả là cách tiếp cận thận trọng của các nhà quản lý tránh họ khỏi việc đầu tư vào các dự án không tối đa giá trị như kiểm soát quá mức việc tạo ra các khoản dồn tích. Và do đó ủng hộ mối quan hệ ngược chiều giữa quản lý thu nhập và đòn bẩy. Jelinek (2007) đã nghiên cứu trên nhóm các doanh nghiệp trải qua tăng trưởng đòn bẩy và nhóm chứng cứ các công ty có đòn bẩy cao liên tục trong một khoảng thời gian 5 năm. Kết quả cho thấy đòn bẩy tăng có liên quan đến giảm quản lý thu nhập với một số lý do như sau:

1) đòn bẩy yêu cầu việc thanh toán nợ, do đó làm giảm lượng tiền mặt sẵn có để quản lý cho các chi tiêu không tối ưu (Jensen, 1986); 2) Khi một công ty sử dụng nợ vay thì trải qua sự giám sát của người cho vay và thường bị hạn chế các hành vi cơ hội của nhà quản lý (Jensen, 1986). Sự tăng trưởng của đòn bẩy và lượng dòng tiền tự do là những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đòn bẩy và quản lý thu nhập. Tác giả cũng cho thấy rằng những thay đổi của đòn bẩy và mức độ đòn bẩy có tác động khác nhau đến quản lý thu nhập.Một lý giải khác cho mối quan hệ nghịch biến của đòn bẩy và quản lý thu nhập là khi lợi nhuận của cổ đông cao, họ ít quan tâm đến quản lý thu nhập hơn ngay cả khi doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy, đây là phát hiện của Lin và Wang (2013) khi xem xét mẫu các công ty phi tài chính trên Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan (TSE) và sàn giao dịch OTC Gretai từ giữa năm 1996 và 2007.

Nghiên cứu của Zamri (2013) sử dụng một mẫu dữ liệu lớn gồm 3.745 công ty được niêm yết trên Bursa Malaysia,quan sát cho giai đoạn 2006-2011 đã đưa ra thực nghiệm chứng minh các doanh nghiệp tăng đòn bẩy sử dụng quản lý thu nhập đã làm giảm chất lượng của khoản thu nhập kế toán trên báo cáo. Lo sợ đánh mất niềm tin từ thị trường, các nhà quản lý giảm việc điều chỉnh số liệu kế toán của mình.

Afza và Rashid (2014) đã đúc kết mối quan hệ của quản lý thu nhập với cả ba loại nợ khác nhau của doanh nghiệp: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu của 72 công ty phi tài chính của Pakistan trong giai đoạn 2006- 2011và đưa ra kết luận rằng tăng nợ ngắn hạn làm tăng quản lý thu nhập do sự giám sát ít đi của chủ nợ, tăng nợ dài hạn và tổng nợ cho ra một kết quả ngược lại, vì khi này các chủ nợ tập trung kiểm soát thông tin kế toán doanh nghiệp hơn. Trong bối cảnh này, Vakilifard và Mortazavi (2016) đã chỉ ra rằng nợ có giá trị âm và tác động đáng kể đến việc quản lý thu nhập dựa trên dồn tích. Một khi tài chính đòn bẩy ngày càng tăng, khuyến khích quản lý thu nhập dựa trên dồn tích giảm. Tác giả nhận thấy rằng đòn bẩy tài chính ngày càng tăng, áp lực của các giao ước nợ và kiểm toán chặt chẽ hơn và làm hạn chế các hành vi cơ hội của người quản lý, do đó làm giảm việc quản lý thu nhập các hoạt động.

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa đòn bẩy và quản lý thu nhập ở Việt Nam còn khá ít, có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến tác động của

các nhân tố khác đến quản lý thu nhập như nghiên cứu thực nghiệm về “Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp” của PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài và Ths. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015), nghiên cứu về “Tác động của hành vi điều chỉnh thu nhập đến khả năng hoạt động liên tục trong kế toán” (Định Thị Thu Thảo và Nguyễn Vĩnh Khương (2016)). Vì vậy có thể thấy đề tài nghiên cứu này còn khá mới và cần thiết được xem xét để đóng góp cho việc phân tích các nhân tố tác động đến quản lý thu nhập của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.2- Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, luận văn đã trình bày tổng quan lý thuyết về mối quan hệ của đòn bẩy đến quản lý thu nhập được giải thích dựa trên nền tảng của các lý thuyết chính là “Lý thuyết Kế toán tích cực” (Watts và Zimmerman (1986)), “Lý thuyết Chi phí đại diện” (Jensen và Merkling (1976)), “Lý thuyết Dòng tiền tự do (Jensen (1986))”

. Ngoài ra, ra một số nghiên cứu thực nghiệm chứng minh đòn bẩy có tác động giảm quản lý thu nhập và các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh đòn bẩy có tác động giảm quản lý thu nhập được tác giả lược khảo nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu tại chương 3.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1- Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu mẫu được lấy từ 707 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trừ các công ty tài chính và bảo hiểm, để đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin báo cáo tài chính đã được công bố của các doanh nghiệp, giai đoạn nghiên cứu được lựa chọn trong 6 năm từ 2013 đến năm 2018. Các biến được tính từ dữ liệu cung cấp bởi công

ty VIETSTOCK ( Một trong các công ty hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các giải pháp thông tin tài chính, thông tin doanh nghiệp và các dịch vụ phân tích và nghiên cứu ngành).

Mô phỏng theo cách thức phân loại nhóm doanh nghiệp trong nghiên cứu của Safa Lazzem và Faouzi Jilani (2016), các doanh nghiệp được phân thành hai nhóm: doanh nghiệp có đòn bẩy tăng và doanh nghiệp có đòn bẩy cao.

Quy trình phân loại doanh nghiệp được thực hiện như sau:

1. Tổng hợp thông tin đòn bẩy của doanh nghiệp vào mỗi năm từ 2013 – 2018. 2. Sắp xếp thứ tự đòn bẩy doanh nghiệp từ thấp đến cao và chia tổng số các

doanh nghiệp thành 4 phân vị cho từng năm.

3. Tổng hợp dữ liệu về thứ tự phân vị của từng doanh nghiệp theo năm và xem xét như sau:

- Doanh nghiệp có đòn bẩy nằm ở phân vị 1, 2 trong năm trước và tăng lên phân vị 3, 4 trong năm sau được xếp vào nhóm doanh nghiệp tăng đòn bẩy, có giá trị biến giả LEVINC bằng 1.

- Doanh nghiệp luôn có đòn bẩy nằm ở phân vị 3, 4 từ năm trước sang năm sau được xếp vào nhóm doanh nghiệp có đòn bẩy cao, có giá trị biến giả LEVINC

= 0.

Hình 3-1 Cơ sở phân loại công ty theo tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

Nguồn: Zager-Mamedova,I., (2019) - Các trường hợp còn lại bị loại bỏ khỏi mẫu.

Với cách thức chia nhóm doanh nghiệp theo đòn bẩy này, 707 doanh nghiệp được khảo sát từ năm 2013-2018 còn lại 116 doanh nghiệp thuộc nhóm các doanh nghiệp

có đòn bẩy cao hoặc đang tăng tiếp tục đóng góp cho dữ liệu nghiên cứu. Danh sách các doanh nghiệp được chọn lọc nằm ở phụ lục 1.

3.2- Mô hình nghiên cứu 3.2.1- Giả thuyết nghiên cứu

Có nhiều lập luận được đưa ra nhằm chứng minh đòn bẩy làm tăng quản lý thu nhập, như nghiên cứu của Safa Lazzem và Faouzi Jilani (2016) đề cập đến vấn đề doanh nghiệp phải chịu chi phí phạt đáng kể nếu vi phạm các điều khoản trong hợp đồng nợ vay, mà các điều khoản này thường được đặt ra dựa trên số liệu kế toán năm trước. Vì thế, có lý do để tin rằng, các nhà quản lý có xu hướng điều chỉnh thu nhập kế toán khi chủ nợ áp đặt các giao ước nợ trong hợp đồng nhằm tránh khả năng xảy ra các vi phạm. Bên cạnh đó, để củng cố niềm tin và kỳ vọng của thị tường trong những giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp hoặc để tạo điều kiện thuận lợi cho tái đàm phán nợ với chủ nợ, doanh nghiệp cũng thực hiện điều chỉnh thu nhập nhiều hơn. Với những lập luận như trên, khi xem đòn bẩy là một đại diện cho nợ vay, bài nghiên cứu này lựa chọn giả thuyết H1 như sau:

H1: Đòn bẩy có mối quan hệ tích cực với quản lý thu nhập

Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng giữa doanh nghiệp tăng đòn bẩy và doanh nghiệp đòn bẩy cao đến quản lý thu nhập cũng có thể khác nhau. Cụ thể là doanh nghiệp tăng đòn bẩy thì quản lý thu nhập nhiều hơn so với doanh nghiệp đòn bẩy cao. Nguyên nhân được đưa ra là khi nợ dài hạn gia tăng, chủ nợ có xu hướng ràng buộc bằng các điều khoản nợ vay gắt gao hơn như tăng mức thu nhập kế toán tối thiểu mà doanh nghiệp phải đáp ứng . Các nhà quản lý tìm cách thỏa mãn điều kiện vay nợ bằng việc tạo ra các khoản dồn tích bất thường điều chỉnh dòng tiền thực (theo Zagers – Mamedova (2009) ). Do đó,doanh nghiệp tăng đòn bẩy có dấu hiệu quản lý thu nhập mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp có đòn bẩy cao. Để kiểm tra kết luận này, giả thuyết H2 được đưa ra là:

H2: Các doanh nghiệp có đòn bẩy tăng quản lý thu nhập nhiều hơn.

3.2.2- Biến phụ thuộc – khoản dồn tích bất thường

Quản lý thu nhập có thể tác động đến nhiều chỉ tiêu khác nhau của số liệu kế toán để phù hợp với mục tiêu của nhà quản lý, thay vì thực hiện điều chỉnh hoạt động thực

tế của doanh nghiệp để tác động đến thu nhập, các nhà quản lý thường lựa chọn điều chỉnh các khoản dồn tích bất thường (discretionary accruals) vì đây được xem như một loại chi phí không bắt buộc (như tiền thưởng dự kiến cho quản lý) chưa được thực hiện nhưng được ghi trong sổ kế toán. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng khoản dồn tích bất thường như một chỉ tiêu đại diện cho quản lý thu nhập như nghiên cứu của Zagers và Mamedova (2009), Afza và Rashid (2014) hay Lazzem và Jalani (2016). Do đó, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng các khoản dồn tích bất thường là chỉ tiêu đại diện cho quản lý thu nhập.

Có một vấn đề phát sinh ở đây chính là các khoản dồn tích bất thường là những chi phí ngẫu nhiên không bắt buộc nên khó kiểm soát và định lượng trực tiếp. Tuy nhiên, khoản dồn tích bất thường và các khoản dự phòng không tùy ý hợp thành tổng dự phòng của doanh nghiệp. Vì thế, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp gián tiếp thông qua tổng các khoản dự phòng (Total accruals) và khoản dự phòng không tùy ý (Non- discretionary accruals) để tính toán các khoản dồn tích bất thường (Discretionary accruals).

Nghiên cứu này sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để xử lý, dữ liệu bảng là kết hợp giữa dự liệu chéo và dữ liệu thời gian, đối với các mô hình phức tạp liên quan đến quản lý thu nhập thì dữ liệu bảng được coi là hợp lý vì có xem xét về mức độ thay đổi của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đang xét (với điều kiện các nhân tố ảnh hưởng không tương quan với nhau hoặc có mức độ tương quan thấp) (Theo Hsiao 2005). Tính chất này của dữ liệu bảng phù hợp với mô hình mà bài nghiên cứu sử dụng, có xét đến tác động của các nhân tố qua nhiều năm.

Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Safa Lazzem và Faouzi Jilani (2016), nhằm kiểm tra tính bền vững của kết quả về khoản dồn tích bất thường, ước tính chỉ tiêu này sẽ dựa vào 4 mô hình ước lượng: mô hình Hribar và Collins (2002), mô hình Kothari và cộng sự (2005), mô hình của McNichols (2002) và mô hình Raman và Shahrur (2008).

3.2.2.1- Mô hình của Hribar và Collins

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN QUẢN LÝ THU NHẬP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w