Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN QUẢN LÝ THU NHẬP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG (Trang 56 - 58)

niêm yết trên thị trường Việt Nam.

Nghiên cứu còn đóng góp dấu hiệu nhận biết quản lý thu nhập trên báo cáo tài chính cho nhà đầu tư, chủ nợ hay các thành phần chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho các chủ thể này có thể sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính một cách thận trọng hơn và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Ngoài ra, bài nghiên cứu còn củng cố bằng chứng thực nghiệm cho các nghiên cứu về tác động tích cực của đòn bẩy đến quản lý thu nhập. Các cá nhân và tổ chức trong, ngoài có liên quan đến doanh nghiệp có thể đánh giá năng lực của nhà quản lý hay mục đích của doanh nghiệp trong việc điều chỉnh thu nhập.

5.3- Hạn chế của luận văn

Bên cạnh những đóng góp đã đạt được, luận văn còn gặp phải nhiều hạn chế như sau: Luận văn chưa xem xét đến các yếu tố về quyền quản lý như giám đốc là cổ đông hay thuê ngoài, thành viên ủy ban kiểm toán, quyền quản lý của doanh nghiệp thuộc

về ai … .

Mẫu nghiên cứu khảo sát với thời gian không dài, do đó sau quá trình lọc dữ liệu nghiên cứu có thể đã loại bỏ nhiều doanh nghiệp hợp lệ trong trường hợp nới rộng thời gian nghiên cứu.

Thông tin tài chính được công bố của các doanh nghiệp trong mẫu có thể có nhiều sai lệch do đặc thù doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam, dẫn đến kết quả hồi quy giữa biến tỷ lệ tự tài trợ vào tài sản cố định và quản lý thu nhập không có ý nghĩa.

5.4- Hàm ý chính sách luận văn

5.4.1- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại cácdoanh nghiệp doanh nghiệp

- Nâng cao hiệu quả của đòn bẩy hoạt động trong doanh nghiệp

Giữa đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu đòn bẩy hoạt động hoạt động tốt thì sẽ tạo điều kiện cho đòn bẩy tài chính phát huy tác dụng và ngược lại. Nguyên tắc của đòn bẩy hoạt động là khuyếch đại thu nhập

trước thuế và lãi vay nhờ vào điểm tựa là chi phí cố định. Khi đòn bẩy hoạt động hiệu quả nghĩa là thu nhập trước thuế và lãi vay tăng lên, nó lại tạo nên một lực bẩy cho lớn hơn cho đòn bẩy tài chính. Sự kết hợp của hai loại đòn bẩy này trong doanh nghiệp tạo nên đòn bẩy tổng hợp. Muốn đòn bẩy hoạt động hiệu quả,

có hai đối tượng cần tác động vào là doanh thu và chi phí cố định.

Muốn tăng doanh thu, các doanh nghiệp phải gia tăng hiệu quả kinh doanh sản xuất. Trước hết là tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Có như vây, sản phẩm của các doanh nghiệp mới có chổ đứng trên thị trường.

Để tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ thì cách mà doanh nghiêp hay làm nhất là đổi mới thiết bị, máy móc, công nghệ để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn về mẫu mã, chủng loại. Tuy nhiên, do đặc điểm của các doanh nghiệp là vốn sản xuất rất hạn chế nên khả năng tăng đầu tư cho công nghệ cũng rất hạn chế. Do vậy, để tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ, các doanh nghiệp có thể tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm bằng các dịch vụ hậu mãi. Như thế, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có sức thu hút hơn đối với khách hàng.

Để giảm chi phí, doanh nghiệp nên tổ chức lại các khâu, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết. Các doanh nghiệp cũng có thể tăng số lượng sản phẩm dịch vụ để giảm chi phí cố định trung bình trên sản phẩm. Như vậy, với một đơn vị sản phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Tuy nhiên, điểm tựa cho doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng đòn bẩy hoạt động là khá nhỏ vì chi phí cố định của các doanh nghiệp này thấp. Do vậy, khả năng sử dụng đòn bẩy hoạt động sẽ bị hạn chế. Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp nên tăng chi phí cố định bằng cách đầu tư vào đổi mới và cải tiến máy móc công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng hơn.

- Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nợ

Có thể nói, hiện nay hầu như tất cả doanh nghiệp đều phải sử dụng đến nguồn vốn đi vay từ bên ngoài hay còn gọi là vay nợ. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ thế nào cho hợp lý và hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

Đối với mọi doanh nghiệp, nợ được chia làm hai loại chính là nợ ngắn hạn và nợ trung - dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp không xác định được mình

có nhu cầu vay nợ hay không, mình vay nợ để làm gì hay nên vay ngắn hạn hay vay dài hạn. Hay nói cách khác là các doanh nghiệp này không có kế hoạch và phương án sử dụng nợ như thế nào cho hiệu quả. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp vì nợ là một nghĩa vụ mà doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn trả trong tương lai.

Như vậy, để việc sử dụng nợ có hiệu quả, doanh nghiệp phải lên kế hoạch cụ thể việc vay vốn và sử dụng nguồn vốn đi vay đó. Trong phương án sử dụng vốn vay đó, doanh nghiêp phải xác định được mục đích của việc vay vốn, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, thời gian vay là bao lâu, khi nào thì vay và vay bao nhiêu là đủ. Việc lên kế hoạch cho việc vay nợ như thế sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm và đàm phán những khoản vay với lãi suất thấp hơn và điều kiện hấp dẫn hơn.

Sau khi vay được nợ, doanh nghiệp phải có phương án sử dụng khoảnnợ đó thật hợp lý, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, do cơ chế cho vay của các tổ chức tín dụng thoáng, việc vay nợ dễ dàng nênhọ sử dụng các khoản nợ không đúng mục đích, gây lãng phí. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vay quá nhiều nợ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và bị phá sản. Do vậy, sau khi nhận được khoản nợ này, doanh nghiệp phải lên kế hoạch về các dòng tiền ra vào từ khoản nợ đó, kiểm soát quá trìnhsử dụng vốn vay để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng chi trả lãi vay và hoàntrả gốc khi đến hạn.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN QUẢN LÝ THU NHẬP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG (Trang 56 - 58)