Biến phụ thuộc – khoản dồn tích bất thường

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN QUẢN LÝ THU NHẬP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG (Trang 32 - 37)

Quản lý thu nhập có thể tác động đến nhiều chỉ tiêu khác nhau của số liệu kế toán để phù hợp với mục tiêu của nhà quản lý, thay vì thực hiện điều chỉnh hoạt động thực

tế của doanh nghiệp để tác động đến thu nhập, các nhà quản lý thường lựa chọn điều chỉnh các khoản dồn tích bất thường (discretionary accruals) vì đây được xem như một loại chi phí không bắt buộc (như tiền thưởng dự kiến cho quản lý) chưa được thực hiện nhưng được ghi trong sổ kế toán. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng khoản dồn tích bất thường như một chỉ tiêu đại diện cho quản lý thu nhập như nghiên cứu của Zagers và Mamedova (2009), Afza và Rashid (2014) hay Lazzem và Jalani (2016). Do đó, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng các khoản dồn tích bất thường là chỉ tiêu đại diện cho quản lý thu nhập.

Có một vấn đề phát sinh ở đây chính là các khoản dồn tích bất thường là những chi phí ngẫu nhiên không bắt buộc nên khó kiểm soát và định lượng trực tiếp. Tuy nhiên, khoản dồn tích bất thường và các khoản dự phòng không tùy ý hợp thành tổng dự phòng của doanh nghiệp. Vì thế, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp gián tiếp thông qua tổng các khoản dự phòng (Total accruals) và khoản dự phòng không tùy ý (Non- discretionary accruals) để tính toán các khoản dồn tích bất thường (Discretionary accruals).

Nghiên cứu này sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để xử lý, dữ liệu bảng là kết hợp giữa dự liệu chéo và dữ liệu thời gian, đối với các mô hình phức tạp liên quan đến quản lý thu nhập thì dữ liệu bảng được coi là hợp lý vì có xem xét về mức độ thay đổi của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đang xét (với điều kiện các nhân tố ảnh hưởng không tương quan với nhau hoặc có mức độ tương quan thấp) (Theo Hsiao 2005). Tính chất này của dữ liệu bảng phù hợp với mô hình mà bài nghiên cứu sử dụng, có xét đến tác động của các nhân tố qua nhiều năm.

Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Safa Lazzem và Faouzi Jilani (2016), nhằm kiểm tra tính bền vững của kết quả về khoản dồn tích bất thường, ước tính chỉ tiêu này sẽ dựa vào 4 mô hình ước lượng: mô hình Hribar và Collins (2002), mô hình Kothari và cộng sự (2005), mô hình của McNichols (2002) và mô hình Raman và Shahrur (2008).

3.2.2.1- Mô hình của Hribar và Collins

Mô hình Hribar và Collins (2002) được trình bày như sau:

Trong đó:

- ��,t : Tổng số các khoản tích lũy của doanh nghiệp i trong năm t = Thu

nhập hoạt động của doanh nghiệp i năm t – Dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp i năm t.

Trong đó:

 Thu nhập hoạt động (i,t) = Lợi nhuận gộp trong báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh, dữ liệu được cung cấp bởi VIETSTOCK.

 Dòng tiền hoạt động (i,t) được lấy từ dữ liệu báo cáo tài chính được cung cấp

bởi VIETSTOCK.

- ��,t−: tổng tài sản ban đầu của doanh nghiệp i trong năm t

Trong mô hình trên tất cả các biến của phương trình đều chia cho ��,t−(tài sản cuối

năm t-1) để giảm thiểu vấn đề về phương sai thay đổi. (Heteroscedasticity).

- Δ���1,t: thay đổi trong doanh thu trừ đi thay đổi trong khoản phải thu

của doanh nghiệp i trong năm t

- ���i,t tài sản, nhà xưởng và thiết bị của doanh nghiệp i trong năm t

- ,: các thành Chương cố định hoặc ngẫu nhiên có hiệu lực (=0 trong mô

hình OLS)

- ��,t : các yếu tố ngẫu nhiên

Phần dư chuẩn hóa (Standardized residuals) (,t+ ��,t) là biến số đại diện cho khoản

dồn tích bất thường.

Những thay đổi trong doanh thu bán hàng trừ những thay đổi trong khoản phải thu nhằm điều chỉnh khoản dự phòng không tùy ý theo dòng tiền mặt của doanh nghiệp.

Các dữ liệu cần tìm có đơn vị tính là VND.

3.2.2.2- Mô hình của Kothari và cộng sự

Nghiên cứu của Kothari và cộng sự (2005) bổ sung thêm tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA). ROA được đưa vào như một biến đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

��,,= � ( ,) + � ( ∆���,,) + � ( ���,, ) +�

(���,)

+ ,+ ��, (2)

���,t−= Thu nhập ròng chia cho tổng tài sản của doanh nghiệp i năm t-

1. ROA có đơn vị tính là %.

3.2.2.3- Mô hình của Mcnichols

Khác với mô hình của Kothari và cộng sự (2005), mô hình McNichols (2002) dựa vào mô hình của Hribar và Collins (2002) bổ sung thêm biến dòng tiền mặt hoạt động ở năm t, t-1 và t+1, có tính đến dự phòng khấu hao.

��,,= � ( , ) + � ( ∆���,, ) + � ( ���,, ) + �3 (CFO,

/ ,) + �4 (CFO,-1 / ,−2) + �5 (CFO,+1 / ,) + ,+ ��, (3)

CFO,t = dòng tiền hoạt động doanh nghiệp i năm t

CFO,t-1 = dòng tiền hoạt động doanh nghiệp i năm t-1

CFO,t+1 = dòng tiền hoạt động doanh nghiệp i năm t+1

Dòng tiền hoạt động được lấy từ dữ liệu báo cáo tài chính được cung cấp bởi VIETSTOCK. Do dữ liệu của 707 doanh nghiệp đã chọn được thu thập đầy đủ từ năm 2011 đến năm 2019 nên mô hình của Mcnichols sẽ được nghiên cứu với thời gian từ 2013 đến 2018 nhằm đảm bảo dữ liệu để tính toán khoản dồn tích bất thường.

Dữ liệu về dòng tiền hoạt động có đơn vị tính là VND.

3.2.2.4- Mô hình của Raman và Shahrur

Raman và Shahrur (2008) đo lường khoản dồn tích bất thường có xét đến hiệu suất hoạt động và triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp. Bổ sung thêm biến BM vào mô hình được nghiên cứu trước đó của Kothari và cộng sự (2005).

Mô hình Shahrur và Raman (2008) như sau:

��,, = � ( , ) + � ( ∆���,, ) + � ( ���,, ) + �

(���,) + �4 BM,+ ,+ ��, (4)

BMi,t= Tỷ số tổng tài sản / (Tổng tài sản - Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu + Giá

trị thị trường của doanh nghiệp i trong năm t). Trong đó:

 Giá trị thị trường của doanh nghiệp = Giá đóng cửa của ngày giao dịch cuối cùng trong năm tài chính x Số cổ phiếu đang lưu hành cuối năm tài chính. Biến BM có đơn vị tính là %.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN QUẢN LÝ THU NHẬP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w