Quản lý thu nhập và chi phí lãi vay

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN QUẢN LÝ THU NHẬP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG (Trang 54 - 56)

Kết quả hồi quy của biến chi phí lãi vay và khoản dồn tích bất thường cho thấy các hệ số dương ở mô hình (3) với mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa chi phí lãi vay có tác động tiêu cùng chiều đến quản lý thu nhập với mức độ tin cậy mạnh mẽ. Ngược với nghiên cứu thực nghiệm của Safa Lazzem và Faouzi Jilani (2016), của Jelinek (2007), phát hiện này đi đến kết luận tăng chi phí lãi vay sẽ làm tăng tăng các khoản thanh toán lãi suất dẫn đến việc quản lý thu nhập với mục đích giảm. Để giải thích vấn đề này cần xem xét bối cảnh thị trường Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 đặc biệt là yếu tố lãi suất thị trường. Như đã biết lãi suất thị trường là yếu tố quan trọng quyết định chi phí lãi vay, theo đó lãi suất vay sẽ được các chủ nợ điều chỉnh dựa trên lãi suất thị trường. Mặt khác, lãi suất thị trường tại Việt Nam được điều tiết thông qua các chính sách tiền tệ đặc biệt là lãi suất điều hành. Trong giai đoạn 2013-2018, lãi suất thị trường có sự giảm mạnh nguyên nhân bắt nguồn từ các chính sách nói lỏng tiền tệ cho mục đích hồi phục và phát triển kinh tế.

4.4- Tóm tắt chương 4

Trên cơ sở đánh giá tính chất của dữ liệu bởi những kiểm định cần thiết, đồng thời hồi quy mô hình được trình bày tại mục 3.2 đã đem đến một kết quả: đòn bẩy tăng làm tăng quản lý thu nhập. Điều này thể hiện thông qua hệ số tương quan giữa hệ số quản lý thu nhập và hệ số đòn bẩy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ tự chủ tài chính, chi phí lãi vay. Bên cạnh đó, kết quả thể hiện các doanh nghiệp gia tăng đòn bẩy sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn sẽ đối mặt với kiểm soát gắt gao hơn từ chủ nợ, nên các nhà quản lý thực hiện điều chỉnh thu nhập nhằm tránh vi phạm các điều

khoản của hợp động nợ vay đồng thời tạo điều kiện dễ dàng hơn khi ký kết các hợp đồng nợ mới và tái đàm phán nợ.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1- Kết quả nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu mô phỏng nghiên cứu gốc của Safa Lazzem và Faouzi Jilani (2016) về “The impact of leverage on accrual-based earnings management: the case of listed French firms” để áp dụng nghiên cứu cho việc kiểm tra tác động của đòn bẩy đến khoản thu nhập lũy kế tại thị trường Việt Nam.

Sau quá trình nghiên cứu dữ liệu của 116 doanh nghiệp có đòn bẩy cao được chọn lọc từ cả hai sàn chứng khoán HSX và HNX trên thị trường Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 - 2018, bài nghiên cứu đi tới kết luận về mối quan hệ giữa đòn bẩy và quản lý thu nhập như sau:

Chấp nhận giả thuyết đòn bẩy tăng làm tăng quản lý thu nhập nhiều hơn dựa vào khoản dồn tích bất thường được tính theo mô hình nghiên cứu của Mô hình Kothari và cộng sự (2005); Mô hình McNichols (2002). Các doanh nghiệp gia tăng đòn bẩy sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn sẽ đối mặt với kiểm soát gắt gao hơn từ chủ nợ, nên các nhà quản lý thực hiện điều chỉnh thu nhập nhằm tránh vi phạm các điều khoản của hợp động nợ vay đồng thời tạo điều kiện dễ dàng hơn khi ký kết các hợp đồng nợ mới và tái đàm phán nợ.

5.2- Đóng góp mới của luận văn

Ở thị trường Việt Nam, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đòn bẩy và quản lý thu nhập là khá ít ỏi, vì thế, bài nghiên cứu có thể là một đóng góp thúc đẩy cho các nghiên cứu về đề tài này ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ tác động của một vài nhân tố

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN QUẢN LÝ THU NHẬP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG (Trang 54 - 56)