Khái niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 26)

6. CỤC BỐ LUẬN VĂN

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng

Cho tới nay, hiệu quả hoạt động tín dụng thƣờng đƣợc nhìn nhận xem xét trên ba góc độ: Ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.

 Quan điểm của ngân hàng:

Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣờng đƣợc nhìn nhận là có hiệu quả khi hoạt động tín dụng đó đem lại thu nhập và tỷ lệ sinh lời lớn nhất ứng với mức độ chấp nhận rủi ro cho phép của ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng và phục vụ mục tiêu phát triển của từng ngân hàng trong từng giai đoạn, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Theo đó, hiệu quả hoạt động tín dụng bao gồm mức độ tăng trƣởng về quy mô tín dụng và sự nâng cao của chất lƣợng tín dụng.

 Quan điểm của khách hàng

Hoạt động tín dụng có hiệu quả khi nó đáp ứng đƣợc mục đích, nhu cầu sử dụng vốn với chi phí thấp nhất cho KHCN sử dụng tín dụng, với qui mô, kỳ hạn, chi phí hợp lý, thủ tục nhanh chóng hay thái độ phục vụ tốt của cán bộ ngân hàng, cho phép khách hàng phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có nguồn trả nợ ngân hàng và ngày càng phát triển.

Nhƣ vậy, hiệu quả hoạt động tín dụng xét trên khía cạnh ngân hàng và khách hàng có sự đối lập đáng kể, xảy ra mâu thuẫn về lợi ích giữa quá trình cung – cầu tín dụng.

 Đối với kinh tế-xã hội:

Hiệu quả tín dụng ngân hàng thƣờng đánh giá thông qua các chỉ tiêu quan trọng nhƣ: GDP (kết quả tổng sản phẩm trong nƣớc), sản lƣợng nông – lâm – ngƣ nghiệp, công nghiệp,… phục vụ sản xuất lƣu thông hàng để hoá góp phần giải quyết vấn đề việc làm, khai thác đƣợc khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc

đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng và tăng trƣởng kinh tế, phát triển kinh tế và ổn định vĩ mô.

1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Ngày nay cùng với sự phát triển của sản xuất và lƣu thông hàng hoá, hoạt động tín dụng cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phƣơng tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng trong xã hội. Trong điều kiện đó, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc quan tâm. Do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là nhu cầu bức thiết, nó không chỉ có ý nghĩa đối với NHTM mà còn có ý nghĩa với các chủ thể kinh tế và đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nâng cao hoạt động động tín dụng tạo cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

 Đối với Ngân hàng

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng vì:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng góp phần mở rộng quy mô tín dụng, tăng thị phần cho ngân hàng và tạo uy tín cho bản thân ngân hàng. Hoạt động tín dụng phải hiệu quả thì việc mở rộng tín dụng mới bền vững, đối tƣợng khách hàng cung cấp ngày một nhiều, sản phẩm tín dụng ngày càng phong phú sẽ làm tăng quy mô, khả năng tài chính của ngân hàng nhƣ tăng vốn và tài sản của ngân hàng, tăng khả năng chi trả, thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ hiện đại... Từ đó, khẳng định đƣợc vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng.

Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng có thể hạn chế được những rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh đồng thời tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy, trong kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng, mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu an toàn, giảm thiểu rủi ro luôn đi kèm với nhau. Đối với hoạt động tín dụng, đó là rủi ro mất vốn khi ngân hàng cho vay không thu hồi đƣợc vốn hoặc rủi ro khi khách hàng không trả dƣợc nợ đúng hạn. Khi những rủi ro này xảy ra sẽ làm

giảm khả năng sinh lời, đe dọa đến khả năng thanh toán... thậm chí có thể gây ra nguy hiểm cho ngân hàng. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hay chất lƣợng tín dụng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thứ ba, hiệu quả hoạt động tín dụng được nâng cao sẽ giúp ngân hàng thực hiện và duy trì được tình hình tài chính lành mạnh. Hoạt động tín dụng tốt làm tăng khả năng sinh lợi của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm đƣợc sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi đƣợc vốn vay đã cho vay. Mặt khác nó còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh, tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng.

Thứ tư, hiệu quả hoạt động tín dụng được chú trọng sẽ là cơ sở để ngân hàng tạo cho mình những khách hàng trung thành. Khi ngân hàng và khách hàng có mối quan hệ tốt, thƣờng xuyên, đáng tin cậy trong hoạt động tín dụng sẽ thu hút khách hàng đến với ngân hàng để thực hiện các dịch vụ khi họ có nhu cầu, ngân hàng giảm đƣợc thời gian, chi phí quản lý ... tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Có thể nói, với những ƣu thế trên, việc củng cố, tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các NHTM

 Đối với khách hàng

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng góp phần tăng chất lượng, năng suất sản xuất kinh doanh. Hiệu quả hoạt động tín dụng đƣợc đảm bảo có nghĩa là ngân hàng đang trên đà phát triển tốt nhờ vậy mà có điều kiện cung cấp tín dụng kịp thời, đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng. Mặt khác, để đảm bảo hiệu quả thì ngân hàng cần tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn tín dụng của khách hàng qua đó cùng với khách hàng chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong hoạt động kinh doanh.

 Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng là điều kiện để ngân hàng thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán. Khi hoạt động tín dụng đƣợc đảm bảo sẽ tăng cƣờng vòng quay vốn tín dụng, với số lƣợng tiền nhƣ cũ có thể thực hiện số lần giao dịch

lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lƣu thông và củng cố sức mua của đồng tiền.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế, phân bổ điều hòa vốn cho đầu tƣ đƣợc hợp lý, giúp cho xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở những nơi thiếu vốn, giải quyết tốt quan hệ cung và cầu, điều hoà và ổn định lƣu thông tiền tệ.

Tín dụng là công cụ đề thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, theo lĩnh vực, theo địa phương. Do vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất xã hội, giúp đầu tƣ đúng hƣớng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên lao động, đảm bảo cho sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng cân đối giữa các ngành nghề trong khu vực.

Hiệu quả hoạt động tín dụng góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ. Điều này là do hoạt động tín dụng của các NHTM có quan hệ chặt chẽ với khối lƣợng tiền trong lƣu thông, thông qua cho vay chuyển khoản thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần với thực tế có. Đó là nhờ khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng, khối lƣợng tiền đƣợc mở rộng và đƣa vào lƣu thông có quyền thanh toán, chi trả nhƣ các phƣơng tiện khác và có thể chuyển thành tiền mặt. Chính bởi lẽ đó, tín dụng là nơi tiềm ẩn lạm phát. Đảm bảo hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho NHTM cung cấp phƣơng tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế tạo khả năng giảm bớt lƣợng tiền thừa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và tăng uy tín quốc gia.

Mặt khác, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng còn góp phần làm lành mạnh quan hệ tín dụng, giảm thiểu và xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi chủ yếu hiện nay đang hoành hành ở nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh.

1.2.3 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân

Hiệu quả hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phán ánh độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trƣờng bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính vì

vậy, để đánh giá đƣợc ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động tín dụng. Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, có chỉ tiêu mang tính định lƣợng có chỉ tiêu mang tính định tính.

Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng cá nhân (%)

Thể hiện tỷ lệ dƣ nợ TDCN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dƣ nợ tín dụng.

Chỉ tiêu này đo lƣờng sự đóng góp của TDCN trong ngân hàng và hiệu quả hoạt động TDCN không thể đánh giá tốt khi tỷ lệ từ hoạt động TDCN thấp.

Dƣ nợ TDCN

Tỷ lệ dƣ nợ TDCN =---x 100% Tổng dƣ nợ tín dụng

Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá đƣợc mức độ đóng góp của TDCN so với tổng tín dụng ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng.

Tốc độ tăng trƣởng tín dụng cá nhân (%)

Dƣ nợ cho vay TDCN năm nay

Tốc độ tăng trƣởng TDCN = (---1) x 100% năm nay Dƣ nợ cho vay TDCN năm trƣớc

Chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng TDCN phản ánh quy mô hoạt động TDCN (so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ TDCN qua các năm ) của một ngân hàng, đánh giá khả năng cho vay, khả năng tìm kiếm khách hàng và tình hình thực hiện kế hoạch TDCN. Chỉ tiêu này càng cao đồng nghĩa mức độ hoạt động TDCN của ngân hàng càng ổn định, có hiệu quả và ngƣợc lại chỉ tiêu này thấp đồng nghĩa mức độ hoạt động của ngân hàng đang khó khăn, thể hiện việc thực hiện kế hoạch chƣa hiệu quả và tìm kiếm khách hàng chƣa tốt.

Hiệu quả sử dụng vốn TDCN

Tổng dƣ nợ TDCN

Hiệu quả sử dụng vốn =---x 100%

TDCN Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn huy động NHTM thực hiện cho vay KHCN bao nhiêu, tức là nói lên khả năng cho vay KHCN vốn so với tổng nguồn vốn đƣợc sử dụng để cho vay KHCN của NHTM. Hiệu suất sử dụng vốn (phản ánh

tƣơng quan giữa nguồn vốn huy động và dƣ nợ vay trực tiếp khách hàng trong họat động của ngân hàng) càng cao thì hiệu quả hoạt động TDCN của NHTM càng cao và ngƣợc lại. Tuy nhiên, cũng cần kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả hoạt động TDCN của NHTM thuần túy. Nếu chỉ dựa vào một chỉ tiêu này, đánh giá sẽ phiến diện, dễ dẫn đến đánh giá sai. Ví dụ, tỷ lệ nợ quá hạn cao trong khi hiệu suất sử dụng vốn cũng cao thì hiệu quả hoạt động TDCN của NHTM chƣa hẳn đã cao, thậm chí còn thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Nợ quá hạn KHCN Tỷ lệ nợ quá hạn TDCN =---x 100% Tổng dƣ nợ cho vay KHCN o khi ngƣời đi vay không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Nó là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi đã quá hạn.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh tỷ lệ phần trăm giữa khoản dƣ nợ tín dụng đƣợc cấp ra nhƣng không thu hồi đƣợc một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) nợ lãi khi đến hạn so với tổng dƣ nợ tín dụng ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động tín dụng. Có nghĩa là tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đó càng cao và ngƣợc lại, tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận. Do vậy, các ngân hàng luôn đặt ra mục tiêu là không có nợ quá hạn. Tuy nhiên trong thực tế thì điều này là không thể. Khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá, các ngân hàng phải thận trọng trong việc xác định kỳ hạn nhƣ thế nào đƣợc coi là nợ quá hạn.

Theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN, nợ quá hạn chỉ bao gồm các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Cụ thể, các nhóm nợ đƣợc phân chia nhƣ sau:

- Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

+ Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả Nợ quá hạn là hiện tƣợng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hả

năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

+ Trƣờng hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã đƣợc cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại nợ đó vào nhóm 1.

- Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) bao gồm :

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu).

- Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) bao gồm :

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đên 180 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;

+ Các khoản nợ đƣợc miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng;

+ Nợ nhóm 3 là các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ nảy đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) bao gồm:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 26)