6. CỤC BỐ LUẬN VĂN
3.2.4 Nâng cao chất lƣợng thu nhập thông tin và xử lý thông tin
Thông tin là dữ liệu đầu vào, là cơ sở của việc thẩm định. Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không hiệu quả. Để nâng cao chất lƣợng thông tin, các giải pháp có thể kể đến là:
- Thu thập thông tin từ bên trong: thông qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp ngƣời vay và gặp gỡ tại cơ sở để tìm hiểu cặn kẽ về công việc, ngành nghề sản xuất kinh doanh, tiềm năng của sản phẩm khách hàng sản xuất trên thị trƣờng, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của ngƣời vay.
Vấn đề quan trọng là độ chính xác của các thông tin, điều này đã đƣợc thể hiện trong Sổ tay quy trình tín dụng của VietinBank. Độ chính xác của các thông tin có ý nghĩa quyết định trong hoạt động thẩm định cho vay.
- Thu thập thông tin từ bên ngoài: qua nhiều nguồn chính thức hoặc không chính thức. Nguồn thông tin chính thức là thông tin từ các cơ quan chức năng nhƣ kiểm toán độc lập, trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CIC, các cơ quan hữu quan nhƣ cơ quan thuế, hải quan, công an, toà án,... Nguồn thông tin cũng có thể là không chính thức nhƣ thông tin từ đối tác của khách hàng, các ngân hàng khác, phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Có nắm bắt đƣợc thông tin thì ngƣời cán bộ cho vay, cán bộ lãnh đạo, quản lý mới biết rõ thực chất của sự việc, hiểu đƣợc những mâu thuẫn trong bản thân sự việc và nắm đƣợc xu hƣớng phát triển của sự việc. Khi những thông tin liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách đƣợc nắm bắt đầy đủ chính xác, kịp thời thì ngƣời lãnh đạo, quản lý sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá tìm ra những phƣơng án có khả năng thực hiện đƣợc, đồng thời dự kiến tình huống có thể xảy ra trong quá trình cho vay. Từ đó, xây dựng các giải pháp để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Cán bộ cho vay, quản lý nắm thông tin không
đầy đủ, nội dung thông tin thiếu khách quan, phản ánh không trung thực,... sẽ dẫn đến việc đƣa ra các quyết định một cách chủ quan, duy ý chí và sai lầm, ảnh hƣởng trực tiếp đến ngân hàng.
Do vậy, chất lƣợng của quyết định cho vay phụ thuộc nhiều vào việc nắm bắt và xử lý thông tin của ngƣời cán bộ thẩm định. Thông tin mà cán bộ thẩm định thu đƣợc càng đầy đủ, càng chính xác và kịp thời bao nhiêu thì việc ra các quyết định của họ càng có mức độ chính xác và tính khả thi cao bấy nhiêu. Với sự đa dạng thông tin, thông tin cùng chiều, thông tin trái chiều thì ngƣời lãnh đạo, quản lý phải sáng suốt trong việc lựa chọn thông tin. Hay nói cách khác, họ phải tự trang bị cho mình một “màng lọc” tốt để không bị động trƣớc các dữ liệu thông tin. Do vậy, đòi hỏi cán bộ thẩm định khi đƣa ra quyết định phải có thái độ khách quan, tôn trọng sự thực trong việc nắm bắt, xử lý thông tin. Một quyết định cấp tín dụng đƣợc coi là đúng đắn khi nó xuất phát từ cuộc sống, giải quyết đúng đắn và kịp thời những nhu cầu của thực tiễn về vốn của khách hàng, hoàn thành đúng quy trình cho vay của ngân hàng.