Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 72 - 74)

6. CỤC BỐ LUẬN VĂN

2.4.2 Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc qua các năm nhƣng trong hoạt động TDCN tại VietinBank CN7 vẫn còn những mặt hạn chế cần để nghiên cứu để tiếp

tục bổ sung, khắc phục chỉnh sửa, mục tiêu để phấn đấu làm sao ngày càng hoàn thiện và vững mạnh hơn. Vì vậy, VietinBank CN7 cần các biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu đồng thời xử lý những chỉ tiêu hạn chế để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động TDCN của mình trong giai đoạn tới, cụ thể.

Mặc dù hệ thống thông tin của VietinBank đƣợc đánh giá là hiện đại tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu đòi hỏi đặt ra. Chƣa có chƣơng trình hỗ trợ việc xây dựng quản lý khách hàng tổng thể để phục vụ công tác đánh giá phân tích khách hàng. Chƣa có một kho thông tin đầy đủ về khách hàng quan hệ tại VietinBank CN7 đặc biệt là KHCN.

- Dƣ nợ TDCN tăng trƣởng chậm, lƣợng khách hàng mới tăng thêm không đáng kể và không đồng đều qua các năm, điều này cho thấy mảng TDCN chƣa thực sự phát triển theo đúng định hƣớng của Vietinbank.

- Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn sẽ phát sinh cùng với sự tăng trƣởng tín dụng, vì vậy chi nhánh phải quan tâm hơn nữa đến hoạt động tín dụng, đòi hỏi cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phải có tầm nhìn xa hơn. Trong đó, vai trò của cán bộ có ý nghĩa quan trọng nhất, cán bộ phải theo sát khách hàng và nắm những biến động của khách hàng sớm nhất, kịp thời báo cáo khi có sự cố phát sinh để có hƣớng xử lý hiệu quả hơn.

- Sản phẩm tín dụng chƣa thực sự đa dạng, chủ yếu là sản phẩm truyền thống và cung cấp sản phẩm chƣa tốt: Chƣa xây dựng đƣợc gói dịch vụ cung cấp cho KHCN và việc bán chéo các sản phẩm chƣa đƣợc phối hợp động bộ giữa các phòng ban; sự gắn kết trong công tác bán lẻ chƣa đồng bộ và vẫn tồn tại tƣ tƣởng “không phải việc của tôi” ở một số CBTD tác nghiệp khác bộ phận/phòng/ban tín dụng dẫn đến việc CBTD chăm sóc khách hàng rất chu đáo, nhƣng khi đến quầy giao dịch thì các phục vụ của giao dịch viên làm khách hàng không muốn sử dụng thêm sản phẩm khác của ngân hàng.

- Đội ngũ cán bộ trẻ, kinh nghiệm chƣa nhiều nên còn hạn chế trong giao tiếp, đa phần chỉ mới tập trung vào hoàn cảnh công tác hàng ngày đƣợc giao, chƣa chủ động trong công tác tiếp thị khách hàng mới.

- Không duy trì đƣợc khách hàng: Tỷ lệ tất toán nợ trƣớc hạn luôn khá cao, do khách hàng đƣợc gia đình hỗ trợ vốn hoặc do chính sách các ngân hàng khác hấp

dẫn hơn (tình trạng “tái tài trợ”), việc mất khách hàng hiện hữu và tìm kiếm khách hàng mới cũng gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận, hiệu quả hoạt động tín dụng, chất lƣợng tín dụng; đây cũng có thể xem là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động TDCN trong giai đoạn hiện nay.

- Công tác quản trị rủi ro tín dụng chỉ mới dừng lại ở quản trị quy trình cấp tín dụng mà chƣa chú trọng quản trị rủi ro …

- Các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro chƣa thật sự chú trọng, nhƣ yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm với nghĩa vụ kinh doanh, mua bảo hiểm tiền vay…

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 72 - 74)