Tổng doanh thu đạt 33.973 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 24.711 tỷ đồng, tăng 12.6% so với 2019. Doanh thu phí mới quy năm đạt 5.479 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm
2019.
Lợi nhuận trước thuế đạt 2.798 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế đạt 112.208 tỷ đồng, tăng 19,5% so với năm 2019. Thực thi sứ mệnh bảo vệ tài chính cho hàng triệu khách hàng Với kết quả kinh doanh và doanh thu như trên, Prudential Việt Nam luôn khẳng định mình là một trong những doanh nghiệp về tài chính lớn nhất tại Việt Nam. Khoản lợi nhuận trên 2000 tỷ cùng với ức đầu tư vapf nền kinh tế nước
nhà đạt 112,208 tỷ đồng đã và đang cho thấy rằng Prudential Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế nước nhà thông qua việc huy động nguồn vốn nhàn dỗi của nhân dân để đầu tư vào nền kinh tế giúp tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân viên tại công ty và hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ tiếp cận được nguồn vốn kinh doanh sản xuất.
a) Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh:
Xây dựng đội ngũ phát triển kinh doanh vững mạnh và chuyên nghiệp để hoàn thành mục tiêu kinh doanh và thị phần. Bên cạnh đó chịu trách nhiệm phát triển các kênh kinh doanh cũng như đối tác mới để mở rộng thị trường.
*Khó khăn:
- Sự cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn và mức độ gay gắt:
Trước hết là, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam cả về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng phục vụ, nguồn nhân lực và phát triển kênh phân phối sản phẩm.
Thứ hai là, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO.
Thứ ba là, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản…
Thứ tư là, rình độ dân trí ngày càng tăng làm cho sự lựa chọn và doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khắt khe hơn, doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu mạnh, có uy tín thực hiện đúng cam kết về phương thức, cách thức, thời hạn bồi thường, đem lại nhiều giá trị dịch vụ gia tăng cho khách hàng sẽ được lựa chọn thay cho cách hạ phí bảo hiểm và khuyến mại trước đây.
Thứ năm là, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới được thành lập ngày càng nhiều, họ có chiến lược chiếm lĩnh thị
trường, tăng thị phần bảo hiểm bằng nhiều hình thức trong đó có quảng cáo tiếp thị và chấp nhận lỗ kỹ thuật trong thời gian dài tạo ra sự cạnh tranh không cân sức nhưng được phép với các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại.
Thứ sáu là, Dịch bệnh COVID-19 cũng mang lại nhiều thách thức cho ngành bảo hiểm như sự gia tăng về số lượng yêu cầu giải quyết quyền lợi, các hình thức tiếp xúc trực tiếp trong hoạt động bán hàng cũng bị hạn chế... Đại dịch COVID cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân, đặt ra thách thức cho sự tăng trưởng ngành bảo hiểm. Theo Tổng cục Thống kê, khoảng 22,2 triệu người lao động bị giảm thu nhập do tác động của COVID-19 trong năm 2020. Xét riêng quý I/2021, con số này lên tới 6,5 triệu người (xấp xỉ 1/3 tổng số người bị ảnh hưởng COVID-19 trong năm 2020).
*Thuận lợi:
- Bối cảnh đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ nói chung:
Thứ nhất, triển vọng thị trường bảo hiểm Việt Nam có khả quan. Trên thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, khủng hoảng kéo dài. Mặc dù vậy, những yếu tố đáng khích lệ là cán cân thanh toán cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, tiền đồng được giữ ổn định…, có những yếu tố tích cực đối với thị trường bảo hiểm trong nửa cuối năm 2021, đó là chính sách thúc đẩy đầu tư công, chi tiêu Chính phủ để kích cầu, tăng trưởng tín dụng đang được đẩy mạnh nhờ nỗ lực của Chính phủ bơm tín dụng vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời lãi suất huy động được dự báo tiếp tục được điều chỉnh giảm trong những tháng cuối năm sẽ là những động lực thúc đẩy kinh tế và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Thêm vào đó, nhu cầu về các sản phẩm bảo hiểm hưu trí của người dân ngày càng rõ nét hơn, đem lại cơ hội phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí cho các công ty bảo hiểm. Xu hướng M&A trong lĩnh vực bảo hiểm dự báo sẽ ngày càng rõ nét trong thời gian tới.
Thứ hai, chủ trương tái cơ cấu thị trường bảo hiểm cũng như định hướng phát triển thị trường bảo hiểm cũng đang là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểmhoàn thiện hệ thống quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động và nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ. Bộ Tài chính cũng chủ trương thắt chặt thêm quy định thanh tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm lành mạnh hóa thị trường, đảm bảo thị trường phát triển ổn định và bền vững. Ngoài ra, chủ trương tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước và tái cơ cấu thị trường bảo hiểm sẽ ảnh hưởng tới tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là với các công ty bảo hiểm nội ngành. Năm 2015, khá nhiều DNBH thực hiện chiến lược tái cơ cấu gắn liền với phát triển kinh doanh có hiệu quả, mang lại thành công nhất định góp phần vượt qua khó khăn thách thức của thị trường bảo hiểm. Năm 2022, tiếp tục thực hiện đem lại sự thay đổi về chất cho DNBH và thị trường bảo hiểm.
Thứ ba, các DNBH đã mạnh dạn xử lý xong phải thu khó đòi do nợ đọng phí bảo hiểm dây dưa, trích lập dự phòng, giảm giá đầu tư chứng khoán và đầu tư khác, tạo nên tài chính lành mạnh.
Thứ tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều DNBH thành công trong thu hút nhà đầu tư nước ngoài đóng góp vốn (mua cổ phiếu) hợp tác liên kết trong kinh doanh, hi vọng năm 2022 có nhiều DNBH làm được việc này.
Thứ năm, chú trọng phát triển nội bộ ngành. Nhiều DNBH đã chú trọng phát triển sản phẩm mới, mở rộng địa bàn chăm sóc, tiếp nhận thông tin giải quyết bồi thường cho khách hàng, chú trọng khai thác thị trường tiềm năng:Bảo hiểm tài sản cá nhân, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm trách nhiệm (nghề nghiệp, sản phẩm, cộng cộng, chung), bảo hiểm nhóm cho người lao động, bảo hiểm liên kết chung. Nhiều DNBH đã củng cố phát triển kênh phân phối sản phẩm nâng cao chất lượng hoạt động của chi nhánh công ty thành viên, đại lý, môi giới bảo hiểm, mở rộng phân phối sản phẩm qua ngân hàng, bưu điện và các tổ chức khác. Năm 2022, chúng ta cần tiếp tục thực hiện các công việc trên. Năm 2021,
các DNBH tập trung vào cắt giảm chi phí, giảm bớt thủ tục hành chính, xây dựng sửa đổi lại quy trình nghiệp vụ từ khai thác, quản lý khách hàng, quản lý đối tượng bảo hiểm, giám định, bồi thường bảo hiểm, giảm phân cấp cho chi nhánh, nâng cao công việc quản lý, điều hành của trụ sở chính. Thành công này tiếp tục phát huy trong năm 2022.
Thứ sáu, các DNBH đã nhận thức được rằng con đường nâng cao năng lực cạnh tranh là phải làm cho năng lực của DNBH ngày một mạnh hơn về tài chính, quản lý kinh doanh, phục vụ khách hàng, giữ uy tín thương hiệu đi liền với giữ gìn khách hàng truyền thống.
Thứ bảy, những cơ hội đối với các DNBH khi Việt Nam gia nhập WTO.Nền kinh tế tăng thêm tiềm năng cho ngành Bảo hiểm phát triển. Số lượng các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tăng trong đó tập quán mua bảo hiểm để an toàn trong sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài sẽ lan rộng trong khối các tổ chức kinh tế xã hội. Trình độ dân trí ngày càng nâng lên, thu nhập ngày càng cao kèm theo nhu cầu về bảo hiểm con người chăm sóc sức khỏe y tế xã hội ngày càng tăng. Chế độ quản lý nhà nước về bảo hiểm ngày càng hoàn thiện hơn làm cơ sở pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động lành mạnh và người dân tin tưởng hơn doanh nghiệp bảo hiểm. Cuối cùng, các DNBH cần chuẩn bị nguồn nhân lực và bộ máy tổ chứcđể phát triển bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm nhân thọ do chủ sử dụng lao động mua cho người lao động, bảo hiểm nhà máy điện hạt nhân, bảo hiểm tàu điện ngầm và đường sắt trên cao.
- Đối với Prudential nói riêng:
Những khó khăn của ngàn bảo hiểm cũng là những khó khăn mà prudential Vệt Nam gánh chịu, sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nền kinh tế qua 3 năm đại dịch từ năm 2019 đến nay, nó đã tàn phá và làm cho mọi nền kinh tế của Việt nam và cả thế giới trở nên trì trệ và kém phát triển, nhưng đối với Prudential Việt Nam nói riêng và tập đoàn Prudential nói chung là một tập đoàn tài chính
bảo hiểm nhân thọ vì vậy trách nhiệm của công ty, văn phòng hay các đại lý đều có một mục tiêu chung đó là hỗ trợ, bảo vệ khách hàng trước những rủi ro không may có thể gặp phải trong cuộc sống, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 này cũng vậy, Prudential Việt Nam vẫn đang “Luôn luôn lắng nghe, sẵn sàng thấu hiểu” với khách hàng của mình, từ đó các sản phẩm bảo hiểm mới được ra đời để phù hợp và thích nghi với thị hiếu của khác hàng cũng như bối cảnh kinh tế đối với từng khu vực, vùng lãnh thổ. Kết quả kinh doanh của Prudential Việt Nam qua 3 năm đại dịch đã chứng tỏ một điều rằng, dù bối cảnh kinh tế chung không mấy khả quan nhưng với sự cố gắng đoàn kết nỗ lực của các an chị em công nhân viên trong công ty, các văn phòng và anh chị em tư vấn viên vớ những sản phẩm tốt, công nghệ vượt trội thì chúng ta vẫn phát triển vẫn đem lại doanh thu vượt trội cùng với kết quả tăng trưởng là một con số dương. Trong đó Prudential Việt Nam cũng có nững thuận lợi riêng, đó là:
+ Hệ thống kinh doanh rộng khắp. Prudential có hơn 360 Văn phòng Tổng Đại lý, Văn phòng giao dịch và Trung tâm phục vụ khách hàng tại 63 tỉnh thành trên cả nước, cùng mạng lưới 8 Ngân hàng đối tác uy tín và Hệ thống bảo lãnh viện phí tại hơn 366 bệnh viện và phòng khám.
+ Tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại. Prudential là đơn vị bảo hiểm nhân thọ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại để đơn giản hóa quy trình, nâng cao trải nghiệm khách hàng và hỗ trợ cộng đồng trên hành trình làm chủ sức khỏe cũng như cuộc sống của chính mình.
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy nghiệp vụ
3.1.1. Ưu điểm
Về bộ máy quản lý của Công ty ta thấy mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng đã thực sự phát huy được hiệu qủa trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mang lại hiệu quả và năng suất lao động cao trong những năm gần đây Công ty đã thực hiện nghiêm ngặt chế độ một thủ trưởng như vậy là phù hợp với mô hình và loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Việc phân cấp của Công ty cũng tiến hành hợp lý với đầy đủ chức năng đã tạo điều kiện cho các cơ quan cấp dưới phát huy được tiềm năng sáng tạo của mình Công ty đã có sự chú trọng đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong những năm gần đây, các phòng ban được sắp xếp lại phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tạo hiệu quả cao, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hơn trong công việc,
Việc bố trí cán bộ quản lý đã có sự đổi mới, đa số cán bộ quản lý đều có trình độ đại học trở lên. Đây quả là sự phấn đấu nỗ lực của Công ty trong việc tinh chế đội ngũ cán bộ, Công ty đã áp dụng các hình thức phân công và hợp tác lao động quản lý, phân công lao động theo chức năng tạo ra cơ cấu lao động tương đối phù hợp với đặc điểm của Công ty. Trong các bộ phận có sự phân cấp cụ thể của từng nhân viên, để gắn tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc Cán bộ quản lý của công ty đề là những người có năng lực, được đào tạo bài bản, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc phân chia quyền hạn, nhiệm vụ của các phòng ban chức năng khá rõ ràng, không những giúp tạo ra sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề mà còn thống nhất hành động, không tạo ra sự chồng chéo trong mệnh lệnh và quá trình thực thi mênh lệnh đó.
Theo mô hình cơ cấu trực tuyến, ban lãnh đạo có thể quan sát một cách tổng thể và chi tiết toàn bộ hoạt động của công ty, từ đó có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời trước những biến động của môi trường, tạo ra sự ổn định trong san xuất kinh doanh, công nhân yên tâm hơn về công việc và thu nhập của họ.
3.1.2. Nhược điểm
Chưa có những biện pháp hữu hiệu tạo động lực mạnh để cán bộ công nhân viên phát huy hết khả năng, năng lực của mình vấn đề tiền thưởng còn chưa được hợp lý bởi ở nhiều bộ phận khối lượng công việc ít họ dễ dàng hoàn thành kế hoạch còn ở những bộ phận khác do tính chất công việc hay do số lượng công việc lớn do vậy việc hoàn thành kế hoạch là khó vì vậy tạo sự chênh lệch tiền thưởng của cán bộ công nhân viên giữa các phòng ban.
Trong công tác kế hoạch kinh doanh có lúc chưa kịp thời chưa đồng bộ có khi xảy ra tình trạng đang giải quyết hợp đồng này này lại chuyển sang làm hợp đồng khác, ảnh hưởng đến thời gian tư vấn. Công tác cập nhật thống kê báo cáo các số liệu chứng từ sổ sách của các phòng ban nghiệp vụ chưa được thường xuyên, có khi thiếu chính xác. Vì thế việc giúp cho lãnh đạo nắm bắt tình hình để chỉ đạo kịp thời trong sản xuất kinh doanh và các mặt hoạt động khác chưa cao. Ngoài ra việc tiêu chuẩn hoá cán bộ quản lý và sắp xếp nhân sự theo chức danh thực hiện chưa đầy đủ và triệt để dẫn đến có nhiều cán bộ phòng ban ôm đồm nhiều công việc trong cùng một lúc.
Kiểu tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng chỉ phù hợp với doanh nghiệp có qui mô sản xuất nhỏ. Nhưng Công ty TNHH Tâm Phát Bình đang ngày càng làm ăn phát đạt, phạm vi địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng. Do vậy đòi hỏi bộ máy quản lý cũng phải phát triển để điều hành, quản lý được Công ty.
Từ những vấn đề trên, chúng ta thấy rằng Công ty còn cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức bộ máy quản lý, giảm thiểu chi phí và làm cho bộ máy quản lý chuyên, tinh, gọn nhẹ, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của
Công ty, phát huy được những ưu điểm và khắc phục dân những nhược điểm, tạo ra được thế mạnh để đứng vững và đi lên. Đối với phòng Tổ chức hành chính- lao động tiền lương cần quan tâm hơn nữa đối với công tác bảo hộ lao động cho công nhân viên trong công ty.
Việc trao đổi thông tin, sự truyền thông giữa các phòng ban chức năng bị