Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 59 - 68)

tỉnh Long An

2.2.2.1 Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với NHTM nói chung và NHTM BIDV chi nhánh Long An nói riêng. Trong giai đoạn 2016 – 2019, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã tăng trƣởng khá nhanh thể hiện qua dƣ nợ tín dụng không ngừng tăng lên, thể hiện rõ qua biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Dƣ nợ tín dụng của BIDV chi nhánh Long An

Nguồn: Báo cáo hàng năm của BIDV chi nhánh Long An

Quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng mạnh trong giai đoạn nghiên cứu khi năm 2016 chỉ đạt 3125,67 tỷ đồng sau đó tăng dần lên 4769,25 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cũng đƣợc duy trì trên hai con số, lần lƣợt đạt 15,6% năm

2017, giảm nhẹ còn 13,0% năm 2018 và năm 2019 tăng lên ở mức 16,8%. Các con số này đều cao hơn so với kế hoạch của BIDV chi nhánh Long An cho thấy chi nhánh đã nỗ lực đáng kể để phát triển hoạt động tín dụng (Báo cáo hàng năm của BIDV chi nhánh Long An, 2017, 2018, 2019). Trong bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh gay gắt do ngày càng có nhiều ngân hàng TMCP tƣ nhân tham gia thị trƣờng, nhƣng nhờ lợi thế về thƣơng hiệu, mức lãi suất cạnh tranh cũng nhƣ sản phẩm dịch vụ đa dạng và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình nên chi nhánh đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng vay vốn. Dƣ nợ tín dụng của chi nhánh tăng lên cho thấy quy mô tín dụng ngày càng đƣợc mở rộng, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.2.2.2 Cơ cấu tín dụng của BIDV chi nhánh Long An

Hoạt động tín dụng dù là hoạt động quan trọng của ngân hàng nhƣng lại là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nên việc đánh giá chất lƣợng và hiệu quả tín dụng là cơ sở quan trọng để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh.

Bảng 2.5: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo khách hàng của BIDV Long An

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Khách hàng cá nhân 1.443,55 46,18 1.849,49 51,17 2.302,03 56,38 3.170,08 66,47 Khách hàng doanh nghiệp 1.682,13 53,82 1.764,64 48,83 1.781,16 43,62 1.599,17 33,53 Doanh nghiệp lớn 578,96 18,52 365,52 10,11 47,85 1,17 39,85 0,84 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 871,84 27,89 1.075,82 29,77 1.418,24 34,73 1.332,70 27,94 Doanh nghiệp siêu nhỏ 140,45 4,49 113,69 3,15 94,68 2,32 41,80 0,88 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 90,88 2,91 209,62 5,80 220,39 5,40 184,81 3,88 Tổng cộng 3.125,67 100,00 3.614,14 100,00 4.083,19 100,00 4.769,25 100,00

Nguồn: Báo cáo hàng năm của BIDV chi nhánh Long An

Phân tích cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo nhóm khách hàng cho thấy trong giai đoạn 2016 – 2019 có sự dịch chuyển từ nhóm khách hàng doanh nghiệp sang nhóm khách hàng cá nhân. Theo bảng số liệu 2.5, năm 2016, tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm 53,82%, đạt 1682,13 tỷ đồng và cao hơn dƣ nợ khách hàng cá nhân chỉ chiếm 46,18%, đạt 1443,55 tỷ đồng. Tuy nhiên, giai đoạn 2017 – 2019, tỷ trọng và dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân của BIDV Long An tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với khách hàng doanh nghiệp. Năm 2017, dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân là 1849,49 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 28% so với năm 2016 và chiếm 51,17% trong tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh. Đến năm 2018, dƣ nợ tín dụng khách hàng cá nhân tăng lên 24% trong khi dƣ nợ tín dụng nhóm khách hàng doanh nghiệp chỉ tăng 1%. Điều này làm cho tỷ trọng dƣ nợ khách hàng cá nhân chiếm 56,38% còn tỷ trọng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chỉ còn lại 43,62%. Năm 2019 là năm đột phá trong việc mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân của chi nhánh khi dƣ nợ khách hàng cá nhân tăng lên 38%, chiếm 66,47% tổng dƣ nợ chi nhánh. Trong khi đó, dƣ nợ khách hàng doanh nghiệp giảm xuống 10% và chỉ còn chiếm 33,53% dƣ nợ của chi nhánh. Có sự dịch chuyển cơ cấu là do chi nhánh phân tích đặc điểm địa bàn hoạt động, chủ động phân tán rủi ro theo hƣớng khoản vay nhỏ, tránh tập trung vào các khoản vay lớn ở các công ty lớn, công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Ở phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, ngân hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn làm cho dƣ nợ giảm nhẹ xuống.

Chi nhánh cũng thực hiện tốt việc đa dạng hóa danh mục tín dụng theo ngành nghề nhằm hạn chế rủi ro tập trung, đƣợc thể hiện rõ qua bảng 2.6. Theo số liệu thu thập từ báo cáo của chi nhánh, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, mặc dù tỷ trọng có xu hƣớng giảm dần nhƣng vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể chiếm 25,23% năm 2015 và đến năm 2019 chiếm 22,84% trong cơ cấu dƣ nợ tín dụng của chi nhánh. Điều này phù hợp với đặc điểm hoạt động của BIDV chi nhánh tỉnh Long An khi có quan hệ với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế

tạo ở các khu công nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, ngành xây dựng cũng là ngành có tỷ trọng cao khi chiếm đến 14,6% trong tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh. Tỉnh Long An với lợi thế tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua đã thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng bất động sản. Nhiều dự án bất động sản đƣợc triển khai ở Long An, lƣợng di dân lớn do có các khu công nghiệp đã làm cho nhu cầu xây dựng của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tăng lên làm cho dƣ nợ tín dụng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Đối với nhóm ngànhkhác đƣợc chia nhỏ từ nhiều ngành nghề nhƣ giáo dục đào tạo, bất động sản, y tế và các hoạt động hỗ trợ, tiêu dùng…

Bảng 2.6: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo ngành nghề của BIDV Long An

Nguồn: Báo cáo hàng năm của BIDV chi nhánh Long An 2.2.2.3 Chất lượng tín dụng của BIDV chi nhánh Long An

Không những chỉ quan tâm đến việc tăng trƣởng tín dụng, chi nhánh ngày càng chú trọng đến việc đảm bảo chất lƣợng tín dụng trong quá trình hoạt động. Biểu đồ 2.2 cho thấy thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh trong giai đoạn 2016 – 2019.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Long An

Nguồn: Báo cáo hàng năm của BIDV chi nhánh Long An

Nhìn vào biểu đồ 2.2, có thể thấy năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh lần lƣợt là 3,9% và 2,8% nhƣng năm 2017 tăng mạnh lên 5,1% và 5%. Nguyên nhân chất lƣợng tín dụng giảm mạnh là do có 2 doanh nghiệp lớn và 5 doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong quá trình hoạt động không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ với tình trạng chậm trả đều 90 ngày và cao nhất là 158 ngày. Điều này làm cho nợ quá hạn của chi nhánh phần lớn là nợ xấu. Điều này đƣợc thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ của BIDV Long An ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trƣởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 2019/ 2018 Nợ nhóm 1 3004,0 96,1 3428,3 94,9 3943,0 96,6 4655,7 97,6 0,141 0,15 0,18 Nợ nhóm 2 35,4 1,1 5,9 0,2 132,3 3,2 102,6 2,2 -0,83 21,36 -0,22 Nợ nhóm 3 2,0 0,1 155,4 4,3 3,0 0,1 6,0 0,1 77,75 -0,98 1,04 Nợ nhóm 4 3,6 0,1 8,7 0,2 1,1 0,0 0,7 0,0 1,43 -0,87 -0,4 Nợ nhóm 5 80,7 2,6 15,9 0,4 3,7 0,1 4,2 0,1 -0,8 -0,76 0,12 Tổng dƣ nợ 3125,7 100 3614,1 100 4083,2 100 4769,3 100,0 0,156 0,13 0,17

Nguồn: Báo cáo hàng năm của BIDV chi nhánh Long An

Cụ thể, qua bảng 2.6, năm 2017, trong khi nợ nhóm 5 giảm 0,8% thì nợ nhóm 4 tăng lên 1,43%, đặc biệt nợ nhóm 3 tăng 77,75% so với năm trƣớc và chiếm đến 4,3% trong tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh. Trƣớc tình hình chất lƣợng tín dụng giảm sút nghiêm trọng, cũng nhƣ định hƣớng của BIDV trong việc nâng cao quản trị rủi ro tín dụng, chi nhánh đã thực hiện đánh giá và chuyển lên hội sở một số các khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi để bán cho VAMC. Đây là nguyên nhân chính làm cho nợ xấu sụt giảm mạnh trong năm 2018 từ 5% giảm chỉ còn 0,2%. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nghiêm túc thực hiện công tác giám sát, thu hồi và xử lý nợ đối với các khoản nợ có vấn đề tài chi nhánh. Điều này làm cho năm 2018, chất lƣợng tín dụng đƣợc cải thiện khi tỷ lệ nợ quá hạn giảm chỉ còn lại lần lƣợt là 3,4%. Tình hình nợ quá hạn tiếp tục đƣợc cải thiện trong năm 2019 khi giảm xuống chỉ còn 2,4% trong đó tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 0,2%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhƣng quy mô nợ xấu đang có dấu hiệu tăng trở lại trong năm 2019 khi nợ nhóm 3, nợ nhóm 5 đều tăng lên so với năm 2018. Cụ thể, nợ nhóm 3 năm 2018 là 3 tỷ đồng đến năm 2019 tăng lên 6 tỷ đồng, tƣơng ứng

với mức tăng 100%. Nợ nhóm 5 năm 2019 cũng tăng thêm 0,5 tỷ đồng so với năm 2019. Phần lớn khách hàng vay phát sinh nợ nhóm 4, 5 thuộc nhóm khách hàng vay sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Do dịch bệnh hoặc kỹ thuật chăn nuôi chƣa phù hợp đã ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, do thay đổi quy định pháp lý về hoạt động kinh doanh ô tô nhƣ giảm thuế cho xe ô tô nhập khẩu đã làm cho nhiều công ty kinh doanh xe ô tô không đảm bảo kế hoạch kinh doanh, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ. Ngoài ra, một số quy định pháp lý về phân lô bán nền cũng ảnh hƣởng đến hoạt động của công ty xây dựng và bất động sản, tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của khách hàng tại chi nhánh.

2.2.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu trích lập dự phòng RRTD cho thấy sự chủ động của chi nhánh trong việc đối phó với RRTD nếu nhƣ RRTD xảy ra. Theo quy định của NHNN, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng chung 0,75% tổng dƣ nợ và trích lập dự phòng cụ thể cho từng nhóm nợ. Tùy thuộc vào chất lƣợng tín dụng mà chi nhánh sẽ chủ động thực hiện trích lập dự phòng RRTD, trong trƣờng hợp chi nhánh không có đủ nguồn thì mƣợn nguồn từ Hội sở. Trong giai đoạn 2016 – 2019, chi nhánh nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định, đƣợc thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.8: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV Long An ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Mức tăng/giảm trong kỳ 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Trích dự phòng rủi ro trong năm 103,22 85,757 49,133 10,767 -17,46 -36,6 -38,4 Dƣ nợ tín dụng 3125,7 3614,1 4083,2 4769,3 488,5 469,1 686 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 3,30% 2,37% 1,20% 0,23% -0,9% -1,2% -1,0%

Nguồn: Báo cáo hàng năm của BIDV chi nhánh Long An

Mặc dù dƣ nợ tín dụng tăng lên nhƣng mức trích lập dự phòng RRTD và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh đều giảm. Trong đó, trích lập dự phòng RRTD giảm từ 103,22 tỷ đồng năm 2016 giảm chỉ còn lại 85,757 tỷ đồng năm 2017. Nguyên nhân giảm là do BIDV Long An thực hiện bán các khỏan nợ có vấn đề cho VAMC nên chỉ cần trích lập lại 1/5 giá trị của các khoản nợ đã bán. Chất lƣợng tín dụng thực sự đƣợc cải thiện vào năm 2018 và năm 2019 khi trích lập dự phòng giảm mạnh chỉ còn 49,13 tỷ đồng năm 2018, tƣơng ứng với mức giảm là 36,6 tỷ đồng. Đến năm 2019, trích lập dự phòng RRTD chỉ còn lại 1/5 so với năm trƣớc, tƣơng ứng với mức giảm lên cao nhất là 38,4 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong quá trình dịch chuyển cơ cấu tín dụng theo nhóm đối tƣợng khách hàng, BIDV Long An đã chú trọng đến công tác quản trị RRTD duy trì đƣợc tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD cũng giảm tƣơng ứng từ 3,3% năm 2016 giảm chỉ còn 0,23% trong năm 2019.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w