Về kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 78 - 79)

Việc giám sát sau giải ngân giúp ngân hàng nhanh chóng nhận diện những dấu hiệu có vấn đề để nhanh chóng đƣa ra biện pháp xử lý phù hợp. Trong giai đoạn nghiên cứu, đây là bƣớc mà nhân viên BIDV Long An chƣa thực hiện nghiêm túc theo quy định. Do đó, trong thời gian tới, việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm ngặt. Trong quá trình cho vay, nhân viên thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,

tình hình sử dụng vốn vay và tình trạng tài sản bảo đảm của khách hàng, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro và có biện pháp ứng phó phù hợp.

Nhân viên cần thực hiện việc tái thẩm định, đánh giá khách hàng thƣờng xuyên để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng tại những thời điểm khác nhau cũng nhƣ cập nhật liên tục những thông tin về vĩ mô để kịp thời nắm bắt những yếu tố có thể ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cần có chế tài nghiêm khắc đối với nhân viên không thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát khoản vay (Dƣơng Ngọc Hào, 2015)

Công tác nhắc nợ cần phải đƣợc chấn chỉnh thực hiện nghiêm túc nhằm hạn chế RRTD xảy ra. Trong quá trình gọi điện nhắc nợ, nhân viên cũng có thể tƣơng tác trao đổi với KH nhằm nắm bắt thông tin liên quan, có thể gây ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của KH, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, không vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ đúng, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đúng quy định nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Ban Giám đốc cần giám sát tổng thể danh mục tín dụng phục vụ cho công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng, hoạch định chiến lƣợc kinh doanh. CN chủ động xây dựng danh mục đầu tƣ trong ngắn và dài hạn thuộc kế hoạch kinh doanh, hạn chế đầu tƣ vào danh mục tín dụng có rủi ro cao, chú trọng phát triển danh mục tín dụng rủi ro thấp, có hiệu quả. Thông qua giám sát danh mục tín dụng thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, đối tƣợng, thời hạn khác nhau phù hợp với định hƣớng của BIDV và định hƣớng phát triển của tỉnh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w