Các giải pháp bổ trợ khác (quy trình, chính sách, nhân sự, công nghệ…)

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 80)

Để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện có hiệu quả cao, ngân hàng không thể không chú trọng vào việc phát triển đội ngũ nguồn nhân lực. Đầu tiên, phải tăng số lƣợng nhân viên phụ trách các công việc liên quan đến tín dụng khách hàng vay bao gồm nhân viên quan hệ KH và nhân viên hỗ trợ hoạt động. Đội ngũ nhân sự quá ít so với khối lƣợng công việc đang là nguyên nhân làm cho việc tuân thủ quy trình tín dụng, đặc biệt ở bƣớc giám sát tín dụng thực hiện lỏng lẻo. Dựa trên thực tế hoạt động tại chi nhánh, đề xuất tuyển dụng thêm 2 nhân sự, 1 ngƣời là nhân viên quan hệ KH thuộc Tổ KH DN và 1 ngƣời là nhân viên hỗ trợ hoạt động chuyên về KH DN. Việc gia tăng thêm số lƣợng nhân sự tại CN trong thời gian tới không những góp phần mở rộng quy mô tín dụng khách hàng vaymà còn nâng cao chất lƣợng hoạt động quản trị RRTD khách hàng vay.

Bên cạnh việc tăng số lƣợng nhân viên phụ trách, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động tín dụng cũng là một nội dung quan trọng cần đƣợc CN thực hiện. Đào tạo nhóm nhân viên này theo hƣớng có kiến thức tốt, kỹ năng cao và nhiều kinh nghiệm nhƣng đồng thời phải đảm bảo đƣợc ý thức và đạo đức nghề nghiệp. Nói cách khác, việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải làm sao đảm bảo đƣợc văn hóa quản trị rủi ro nằm trong nhận thức của từng nhân viên.

Ngoài ra, CN cần chú trọng nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị có liên quan. Đặc biệt là đề nghị Hội sở nâng cấp hệ thống phần mềm trong hoạt động cấp tín dụng nhằm hạn chế lỗi hệ thống. Đặc biệt, cần đề xuất mở các trƣờng báo cáo nhằm giúp chi nhánh dễ dàng tập hợp số liệu thay vì làm thủ công nhƣ hiện nay

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 80)