Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 70 - 71)

Mặc dù gặt hái đƣợc một số kết quả khả thi nhƣng trong giai đoạn 2016 -2019, BIDV Long An vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhƣ sau:

Thứ nhất, một số quy định trong cơ chế, chính sách có liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn chƣa rõ ràng, đặc biệt là ở các quy định liên quan đến sự phối hợp giữa các phòng ban, chi nhánh với nhau. Ví dụ nhƣ việc phối hợp giữa phòng quan hệ khách hàng, phòng thẩm định và phòng hỗ trợ tín dụng đôi khi vẫn còn chậm trễ làm ảnh hƣởng đến khách hàng. Hoặc sự phối kết giữa các đơn vị kinh doanh với nhau trong việc cung cấp thông tin chƣa nhanh chóng, kịp thời do thiếu cơ chế quản lý cũng nhƣ chƣa khai thác hết thế mạnh về hệ thống công nghệ thông tin trong việc truy xuất, sao lƣu thông tin.

Thứ hai, mặc dù chủ động ban hành các cơ sở pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nhƣng BIDV Long An vẫn chƣa chú trọng vào việc hoàn thiện các quy định này nhằm đáp ứng kịp thời những thay đổi của luật cũng nhƣ tình hình hoạt động thực tế tại ngân hàng. Cụ thể, Quyết định số 1139/QĐ-BIDV ngày 28/12/2018, chính sách tín dụng đối với khách hàng bán lẻ, Chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động theo Quyết định 1159/QĐ-BPPL vào ngày 31/12/2018.Quyết định số 67/QĐ-BIDV. LA – QLRR về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng bán lẻ đối với các cấp điều hành; Quyết định số 68/QĐ-BIDV. LA – QLRR đều đƣợc ban hành vào năm 2018 nhƣng đến năm 2019 chƣa có văn bản cập nhật bổ sung hoặc điều chỉnh.

Thứ ba, kết quả nhận diện, đo lƣờng, phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng tại BIDV Long An đôi khi còn chƣa thực sự khách quan, chủ yếu dựa vào chuyên viên

phụ trách hoạt động tín dụng. Một số bƣớc trong quy trình tín dụng chƣa đƣợc chú trọng thực hiện nghiêm túc cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ tƣ, việc đo lƣờng rủi ro tín dụng chƣa đƣợc lƣợng hóa theo chuẩn quốc tế nên ngân hàng chƣa xác định đƣợc vốn bù đắp cho rủi ro tín dụng, làm cho việc dự phòng rủi ro tín dụng thiếu cơ sở khoa học nên dễ thiếu chính xác.

Thứ năm, quy mô các khoản nợ khó đòi đang có xu hƣớng tăng lên là dấu hiệu cho thấy ngân hàng cần thực hiện chặt chẽ hơn nữa các nội dung của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là công tác thẩm định tín dụng và giám sát sau giải ngân.

Thứ sáu, biện pháp xử lý rủi ro của chi nhánh mới chỉ tập trung ở biện pháp truyền thống nhƣ khai thác (chuyển nợ quá hạn, cơ cấu lại nợ) hoặc bán nợ, khởi kiện, xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro…, chƣa áp dụng các biện pháp xử lý nợ hiện đại nhƣ hoán đổi rủi ro tín dụng, việc bán nợ mới chỉ thực hiện thông qua hội sở và bán cho VAMC. Điều này vô tình làm hạn chế khả năng xử lý nợ nói riêng và quản lý rủi ro tín dụng nói chung của ngân hàng BIDV trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w