Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 71 - 75)

Dựa trên nội dung các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng, có thể thấy, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong giai đoạn nghiên cứu còn tồn tại hạn chế là do những nguyên nhân khách quan từ phía môi trƣờng hoạt động, từ phía khách hàng vay và nguyên nhân chủ quan từ chính chi nhánh và BIDV hội sở. Cụ thể:

• Nguyên nhân khách quan

Một trong những nguyên nhân khách quan ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh là môi trƣờng tự nhiên. Sự thay đổi của môi trƣờng tự nhiên tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các phƣơng án sản xuất nông nghiệp truyền thống, chƣa ứng dụng công nghệ cao để giảm thiểu tác động của tự nhiên. Do sản lƣợng sụt giảm, doanh thu thu về không đủ bù đắp cho chi phí nên nhiều hộ nông dân không đủ khả năng trả nợ nhƣ dự kiến. Một phần không nhỏ trong nợ xấu

của chi nhánh đến từ những khách hàng vay hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, do là ngân hàng có vốn của Nhà nƣớc nên khi có chƣơng trình hỗ trợ để phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân, BIDV CN Long An vẫn triển khai các chƣơng trình theo định hƣớng từ hội sở. Vì vậy mà nợ xấu liên quan đến mảng nông nghiệp luôn tồn tại trong cơ cấu nợ xấu của chi nhánh.

Sự thay đổi pháp lý liên quan đến một số ngành nghề nhƣ kinh doanh xe ô tô, bất động sản và xây dựng đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này làm cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng gặp nhiều khó khăn mặc dù đã luôn có sự chủ động trong việc nhận diện rủi ro để có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro phù hợp.

• Nguyên nhân từ phía khách hàng

Năng lực sử dụng vốn vay là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh. Điển hình là các dự án nông nghiệp khi ngƣời vay áp dụng kỹ thuật không phù hợp đã ảnh hƣởng đến sản lƣợng và doanh thu của dự án. Ngoài ra, một số khách hàng cá nhân sau khi vay vốn đã bị cho nghỉ việc và khó khăn trong việc tìm lại công việc mới dẫn đến tình trạng không trả đƣợc nợ, buộc phải thanh lý tài sản bảo đảm. Các khoản vay tại chi nhánh chƣa phát sinh trƣờng hợp khách hàng thiếu thiện chí trả nợ mà chủ yếu là do năng lực hạn chế nên ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ, dẫn đến các khoản nợ có vấn đề.

• Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến những hạn chế của chi nhánh bao gồm:

Mặc dù BIDV xây dựng chiến lƣợc, chính sách khá đầy đủ nhƣng thiếu cập nhật, chƣa triển khai các phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại ở cấp chi nhánh.

Nguồn thông tin và kênh thông tin còn bị hạn chế làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng của chi nhánh.

Công nghệ hỗ trợ của ngân hàng vẫn chƣa thực sự hiện đại khi chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về phân tích, lƣợng hóa và đo lƣờng rủi ro tín dụng cũng nhƣ xác định mức dự phòng tín dụng phù hợp.

BIDV mới chỉ sử dụng mô hình 6C và xếp hạng tín nhiệm nội bộ để đo lƣờng rủi ro tín dụng, trong khi còn có nhiều phƣơng pháp hiện đại khác đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh giá rủi ro tín dụng.

Hoạt động xếp hạng tín nhiệm chƣa đƣợc khai thác để định lƣợng rủi ro liên quan đến tổn thất dự kiến cũng nhƣ quản trị rủi ro danh mục tín dụng theo các phƣơng pháp hiện đại.

Mặc dù chi nhánh luôn chú trọng khâu đào tào và nâng cao trình độ, nhận thức của nhân viên, các chính sách, quy trình luôn đƣợc cập nhật cho nhân viên nhƣng do một số nhân viên chƣa nhận thức đƣợc trách nhiệm, cũng vì áp lực công việc nên nhân viên chƣa thực sự tuân thủ quy định của ngân hàng. Rủi ro tín dụng không phải là khoản vay nào cũng xảy ra nên đôi khi nhân viên chủ quan, không chú trọng vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

Việc minh bạch trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng còn thấp khi một số đơn vị kinh doanh vẫn chƣa phản ánh đúng thực trạng rủi ro tín dụng của đơn vị mình làm ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá của toàn chi nhánh. Điều này làm cho việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng chƣa thực sự triệt để, có thể gây tác động tiêu cực trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong tƣơng lai nếu không đƣợc kiểm soát.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tác giả đã đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM BIDV Long An giai đoạn 2016 – 2019. Nội dung chính của chƣơng 2 bao gồm:

Thứ nhất, tác giả giới thiệu thông tin chung về BIDV Long An, phân tích cơ cấu hoạt động để phần nào thấy đƣợc sự chú trọng vào hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng đồng thời cũng thực hiện đánh giá tình hình hoạt động chung của ngân hàng để thấy đƣợc toàn cảnh hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn nghiên cứu.

Thứ hai, tác giả trình bày các nội dung mà chi nhánh đang thực hiện trong hoạt động quản trị rủi ro. Ở phần công tác quản trị rủi ro tín dụng, đề tài đã trình bày các nội dung trong chiến lƣợc, chính sách có liên quan của ngân hàng. Tình hình thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đã đƣợc mô tả cụ thể, kết hợp với việc mô tả thực tế, nghiên cứu đã phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản trị rui ro tín dụng trong giai đoạn nghiên cứu.

Thứ ba, từ những phân tích, mô tả thực tế và việc đánh giá qua các chỉ tiêu định lƣợng, luận văn đã rút ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân. Đây sẽ là cơ sở cho luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Long An trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẤN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH LONG AN

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w