Bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh tại của Côngty TNHH vận tải và

Một phần của tài liệu Quản trị nguyên vật liệu xây dựng của Công ty TNHH vận tải và Thương mại Phú Quang (Trang 44)

và Thương mại Phú Quang

3.1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

không thể thiếu, nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh của Công ty. Để thực hiện tốt chức năng quản lý thì mỗi Công ty cần có một bộ máy tổ chức quản lý phù hợp. Đối với Công ty TNHH vận tải và Thương mại Phú Quang cũng vậy, là một Công ty nhỏ nên bộ máy tổ chức quản lý hết sức đơn giản, gọn nhẹ nó phù hợp với mô hình và tính chất kinh doanh của Công ty. Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH vận tải và Thương mại Phú Quang.

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Phú Quang

( Nguồn: Phòng quản lý nhân sự, 2019) 3.1.2.2 Các chức năng nhiệm vụ của công ty

Phú Quang cũng như mọi Công ty kinh doanh thương mại khác, chức năng chính là cung cấp dịch vụ vận chuyển từ nhà cung cấp hoặc kho của Công ty tới tay khách hàng (Công ty xây dựng, các Công ty thương mại khác…). Phú Quang đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng với nhà sản xuất, thực hiện chức

Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phòng quản lý kỹ thuật - công nghệ Phó giám đốc kinh doanh Phòng kế hoạch đầu tư và phát triển dự án Phòng kế toán – tài vụ Đội thiết bị chuyên dụng Phòng tổ chức hành chính Đội xe ô tô vận tải, cơ khí máy

Đội kỹ thuật Đội thi công,

phá dỡ Kho, bãi

năng lưu thông trung chuyển hàng hóa . Đồng thời Phú Quang đóng vai trò là nhà tư vấn sáng suốt cho khách hàng khi có nhu cầu mua hàng cũng như quá trình luân chuyển của Côngty.

3.1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc: là người phụ trách chung, là đại diện của công ty trước pháp

luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về hoạt động của công ty hoạch định phương hướng, mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn cho cả công ty. Giám đốc kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các đơn vị, trưởng các đơn vị trực thuộc kịp thời sửa chữa những sai sót, hoàn thành tốt chức nặng và nhiệm vụ được giao.

Phó giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ cụ thể

do Giám đốc giao hay ủy quyền khi vắng mặt.

Phó giám đốc kinh doanh: quản lý phòng kinh doanh, chỉ đạo công tác

tìm kiếm đối tác và thị trường. Là phòng tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch kinh doanh, lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp nhất; điều hoà kế hoạch sản xuất chung của công ty thích ứng với tình hình thực tế thị trường; nghiên cứu ký kết hợp đồng với các đối tác. Phòng kinh doanh còn có Ban thị trường, theo quy định Công ty TNHH Vận Tải & TM Phú Quang: Các đơn vị thành lập bộ phận thị trường và khai thác chuyên trách tìm hiểu nghiên cứu thị trường khách du lịch, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác các sản phẩm, dịch vụ, thương mại phục vụ cho các đơn vị kinh doanh của công ty.

Phòng kế toán – tài vụ: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về chế độ kế

toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, bao gồm thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Công ty. Quản lý công tác tài chính theo Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp; Điều lệ, Quy chế tài chính Công ty; nghị quyết. Bảo tồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

Phòng tổ chức hành chính: Chức năng trong công ty: động viên toàn bộ

cán bộ công nhân viên đoàn kết, hăng hái say sưa lao động, hoàn thành mọi chức năng nhiệm vụ được giao; có nhiệm vụ quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ nhân viên theo phân cấp đúng quy định; tham mưu và làm thủ tục tiếp nhận cán bộ công nhân viên, đi đến quản lý và giải quyết các mặt công tác trong công ty có liên quan đến công tác hành chính, quản lý văn thư, quản lý con dấu theo đúng chế độ quy định, chịu trách nhiệm an ninh, an toàn bên trong công ty.

Phòng kế hoạch đầu tư và phát triển dự án: Tham mưu cho Giám đốc

về: Công tác kế hoạch và chiến lược phát triển Công ty Công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư, Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong Công ty,Công tác quản lý kinh tế,Công tác quản lý kỹ thuật

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty:

Lĩnh vực hoạt động chính chủ yếu : Vận tải và xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng như :Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng.

Tính chất công việc là: Hút và vận chuyển cát san lấp mặt bằng khu vực Thương mại – Du lịch Văn Giang, Hưng Yên ( Ecopark) rộng 500ha, cung cấp 1.000.000.000 m³ ; đào xúc, vận chuyển đất, chạc vữa, bê tông,… ra vào công trường.

3.1.3 Tình hình lao động của Công ty

Lao động là một nguồn lực vô cùng quan trọng và cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, việc sử dụng lao động như thế nào cho đầy đủ, hợp lý và hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu.

Một số năm gần đây, Công ty đã cắt giảm về số lượng, hợp lý hóa cơ cấu lao động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu 41

phát triển của Công ty và cạch tranh của thị trường. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua bảng sau:

Bảng 3.2 Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2016-2018

Chỉ tiêu

2016 2017 2018 So sánh (%)

SL CC SL CC SL CC

17/16 18/17 BQ

(người) (%) (người) (%) (người) (%)

Tổng LĐ 95 100 95 100 95 100 100 100 100

1. Phân loại LĐ theo tính chất

LĐTT 76 80 79 83,2 80 84,2 103,94 101,26 102,6

LĐGT 19 20 16 16,8 15 15,8 84,2 93,8 89

2. Phân loại LĐ theo giới tính

Nam 74 77,9 74 77,9 74 77,9 100 100 100

Nữ 21 22,1 21 22,1 21 22,1 100 100 100

3.Phân loại theo trình độ lao động

Đại học 14 14,7 15 15,8 17 17,8 107,1 113,3 110,2 Cao đẳng 15 15,8 16 16,8 20 21,1 106,6 125 115,8 Trung cấp 39 41,1 39 41,0 39 41,1 100 100 100 LĐ phổ thông 27 28,4 25 26,4 19 20 92,6 76 84,3 ( Nguồn: Phòng QL nhân lực, 2019) 1

Tuy tổng số lao động không thay đổi nhiều (95-100 người) nhưng có thể nhận thấy chất lượng lao động của Công ty ngày càng cao là do đặc thù về công việc, nhu cầu của mỗi các nhân muốn được nâng cao trình độ học vấn của mình và đặc biệt về những chính sách điều chỉnh lương của Công ty. Cụ thể, lao động có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên đều tăng qua các năm. Với trình độ dại học từ 14 người chiếm 14,7% (2016) lên 17 người chiếm 17,8% (2018), trình độ cao đẳng tăng từ 15 người 15,8%(2016) lên 20 người 21,1% (2018). cùng với đó lao động phổ thông giảm với mức độ lớn 27 người 28,4% (2016) còn 25 người 26,4% (2017) và chỉ còn 19 người 20% (2017). Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của công ty có xu hướng thay đổi tốt lên. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp là việc ưu tiên. Từ đây kinh tế cũng là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Về giới tính: Do đặc điểm hoạt động của Công ty mang những nét đặc trưng riêng của ngành nên lượng lao động nam luôn chiếm cơ cấu cao trong tổng số lao động và giữ nguyên qua số lượng qua 3 năm 2016- 2018 là 74 người chiếm 77,9%. Lao động nữ chiếm tỷ lệ ít hơn và chủ yếu đảm nhận công việc hành chính, văn phòng, vệ sinh…đang dần được chuyên môn hóa và có sự giúp đỡ của trang thiết bị hiện đại nên số lượng không tăng qua các năm. Mặt khác, cơ cấu lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều (80% năm 2016; 83,2 năm 2017 và 84,2% năm 2018) so với lao động gián tiếp (20% năm 2016; 16,8% năm 2017 và 15,8 năm 2018). Điều này phản ánh sâu sắc đặc điểm của doanh nghiệp cần lao động chân tay nhiều và để chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, đạt hiệu quả tốt thì hàng năm Công ty thường đưa cán bộ công nhân đi học tập, nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm. Trình độ của lao động trong doanh nghiệp có tác động tích cực đến nâng suất lao động trong doanh nghiệp. Như vậy, việc đào tạo ngoài doanh nghiệp hay trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đến tăng năng suất lao động.

3.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty

Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty luôn là một trong những vấn đề được quan tâm nhất khi muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phần tài sản thể hiện cơ cấu và hình thức tồn tại cụ thể của giá trị các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào nguồn số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn thể hiện quy mô, nội dung và tính chất kinh tế của các nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 3.3 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016-2018

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Giá trị Cơ cấu(%) Giá trị Cơ cấu(%) Giá trị Cơ cấu(%) 17/16 18/17 BQ

A. Tổng Tài sản 28.285 100 39.457 100 47.010 100 139,50 119,14 129,32

I. TSNH 19.750 69,83 22.243 56,37 26.732 56,86 112,62 120,18 116,40

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 412 1,46 717 1,81 703 1,49 174,03 98,05 130,04

2. Các khoản phải thu 8.548 30,22 12.484 31,64 18.839 40,07 146,05 150,91 148,48

3. Hàng tồn kho 10.328 36,51 8.317 21,08 6.348 13,50 80,53 76,33 78,43 4. TSNH khác 462 1,63 724 1,83 842 1,79 156,71 116,29 136,50 II. TSDH 8.534 30,17 17.214 43,63 20.278 43,14 201,71 117,79 159,75 1. TSCĐ 8.503 99,64 17.117 99,44 20.042 98,84 201,31 117,09 159,20 2. TSDH khác 31 0,36 98 0,57 235 1,16 316,13 239,80 277,97 B. Tổng Nguồn vốn 28.285 100 39.457 100 47.010 100 139,50 119,14 129,32 I. Nợ phải trả 16.091 56,89 20.357 51,59 17.463 37,15 126,51 85,78 106,15 1. Nợ ngắn hạn 13.692 48,41 17.132 43,42 13.608 28,95 125,12 79,43 102,28 2. Nợ dài hạn 2.399 8,48 3.225 8,17 3.856 8,20 134,43 119,57 127,00 II. Vốn CSH 12.194 43,11 19.100 48,41 29.547 62,85 156,64 155,69 156,17 1. Vốn CSH 12.194 100 19.100 100 29.547 100 156,64 155,69 156,17

Trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Điều đó là do đặc điểm hoạt động của công ty thường là hoạt động ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn tăng qua các năm là do doanh nghiệp tăng chủ yếu ở vốn bằng tiền và các khoản phải thu khách hàng.

Tiền và các khoản tương đương tiền liên tục tăng. Cụ thể là: Năm 2016- 2017 tăng 305 triệu đồng, tương ứng tăng 74,03%, năm 2017-2018 giảm 14 triệu đồng tức giảm 2,05% nhưng nhìn chung tiền và các khoản tương đương tiền vẫn có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do công ty tăng dự trữ tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán ngay lập tức cho các khoản nợ khi đến hạn thanh toán.

Các khoản phải thu tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2016-2017 tăng 3.936 triệu đồng tức tăng 46,05%, năm 2017-2018 tăng 6.355 triệu đồng, tức tăng 50,91%cho thấy công ty phát sinh thêm các khản phải thu mới. Nguyên nhân là do công ty đang áp dụng một số chính sách kinh doanh mới của doanh nghiệp đối với khách hàng như hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Tuy nhiên phải thu ngắn hạn tăng cho thấy vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm đóng, làm cho việc quay vòng vốn của doanh nghiệp chậm. Doanh nghiệp cũng cần phải xem lại một số chính sách để tránh tình trạng việc quay vòng vốn gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng chủ yếu, các tài sản dài hạn khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Tài sản dài hạn cũng tăng qua các năm: năm 2016-2017 tăng 8.613 triệu đồng, tức tăng 101,71% tăng gấp đôi so với năm 2016, năm 2017-2018 tăng 2.926 triệu đồng, tăng 17,79%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty kinh doanh chủ yếu về lĩnh vực vận tải cần nhiều máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng thường xuyên cải tiến, đầu tư thêm và thay mới một số tài sản cố 4

định để phù hợp với việc tăng quy mô hoạt động của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà thầu.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của tài sản dài hạn là 59,75% có xu hướng tăng nhiều hơn tài sản ngắn hạn là 16,4%. Nguyên nhân là do công ty đang tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và đổi mới tài sản cố định, mở rộng quy mô sản xuất. Quyết định này giúp công ty có một cơ sở vậy chất, năng lực kinh tế chủ động hơn.

Từ bảng trên cho thấy tình hình tài sản của công ty tăng 29,32%. Điều đó thể hiện nguồn tài sản của công ty luôn được bổ sung liên tục để tích trữ đầu tư cho các năm tiếp theo. Quy mô của doanh nghiệp được mở rộng, tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty cần chú ý dự trữ hàng tồn kho vừa phải, phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Công ty cũng cần phải chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng để giảm thiểu rủi ro.

Nguồn vốn của công ty cũng tăng liên tục qua các năm cho thấy công ty luôn chú trọng đầu tư liên tục. Công ty kinh doanh có hiệu quả nên dẫn tới tăng lợi nhuận để lại để kinh doanh và làm cho vốn chủ sở hữu của công ty tăng. Do đặc thù của doanh nghiệp là hoạt động dịch vụ ngắn hạn, thu hồi vốn ngay nên nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao. Trong tổng nguồn vốn của công ty tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao hơn 50% so với nợ phải trả cho thấy công ty có sự độc lập về tài chính.

3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh

Bảng 3.4 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2016 -2018

ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh Bình quân (%) 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 (+/-) (%) (+/-) (%) Doan thu BH và CCDV 48.038 44.187 55.297 (3.851) 91,98 11.110 125,14 108,56 Các khoản giảm trừ DT 0 0,652 0 0,652 (0,652) DT thuần BH và CCDV 48.037 44.187 55.297 (3.850) 91,99 11.110 125,14 108,57 Giá vốn hàng bán 46.103 41.581 52.606 (4.522) 90,19 11.025 126,51 108,35 LN gộp BH và CCDV 1.934 2.605 2.690 671 134,70 85 103,26 118,98 Doanh thu HĐTC 4 3 4 -1 78,62 1 117,56 96,13 Chi phí tài chính 481 543 589 62 112.73 46 108,53 110,61 6

Chi phí QLDN 643 1.327 1.724 641 206,30 397 139,88 163.69

LN thuần từ HĐKD 813 738 380 (75) 90,74 (358) 51,52 68,38

Thu nhập khác 1.070 2.593 476 1.523 242,25 (2.117) 18,36 71,22

Chi phí khác 1.164 2.954 548 1.790 253,76 (2.406) 18,55 68,61

Lợi nhuận khác (93) (361) (71)

Tổng lợi nhuận trước thuế 719 377 308 (342) 52,39 (69) 81,90 65,51

Thuế thu nhập doanh nghiệp 158 82 61 (76) 52,39 (21) 74,45 62,46

Lợi nhuận sau thuế 561 294 247 (267) 52,39 (47) 84,90 66,34

Lợi nhuận của công ty liên tục giảm qua ba năm đặc biệt là năm 2017. Nếu như năm 2016, tổng doanh thu của công ty là 719 triệu đồng thì sang năm 2016 tổng lợi nhuận của công ty giảm mạnh chỉ còn 361 triệu đồng giảm 342 triệu đồng tương đương với mức giảm 47,61%. Đây là năm mà công ty có mức giảm cao nhất trong giai đoạn 2016-2018. Sang năm 2017, lợi nhuận của công ty lại tiếp tục giảm, giảm 69 triệu đồng tương đương với giảm 18,10%. Có được kết quả trên là do ảnh hưởng của yếu tố chi phí vì chi phí quá lớn dẫn đến lợi nhuận của công ty sụt giảm nghiêm trọng.

Chi phí tài chính luôn tăng qua các năm là do công ty đầu tư trang thiết bị máy móc mới hiện đại vì đây là ngành đòi hỏi phải sử dụng máy móc nhiều nên năm nào công ty cũng phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để đầu tư máy móc trang thiết mới bị để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nên việc đi vay vốn để mua máy móc trang thiết bị là không thể tránh khỏi. Giá thành máy móc thiết bị mới thì không phải là rẻ nên cần phải đi vay vốn, chính chi phí lãi vay làm cho

Một phần của tài liệu Quản trị nguyên vật liệu xây dựng của Công ty TNHH vận tải và Thương mại Phú Quang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w