Có chính sách bình ổn giá nguyên liệu Nhà nước phải có những chiến lược bình ổn giá thép về lâu dài, không đơn thuần chỉ là giảm thuế nhập khẩu mà cần phải phát triển sản xuất trong nước để bớt phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngành nghề ngày càng trở 23
nên gay gắt. Các xí nghiệp Quốc phòng tuy được hưởng một số chính sách ưu đãi hơn các doanh nghiệp khác nhưng không phải là không còn khó khăn. Vì vậy khi cần, Bộ nên dùng một số áp lực để kéo các hợp đồng kinh tế về cho các xí nghiệp tạo điều kiện ổn định công ăn việc làm cho công nhân quốc phòng.
Khuyến khích các doanh nghiệp dùng NVL và hàng hóa trong nước để phục vụ cho sản xuất bằng cách đánh thuế hàng nhập khẩu cao hơn hoặc có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp sử dụng hàng trong nước.
Có một số thời điểm thị trường nguyên vật liệu xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm hàng hóa. Trong bối cảnh đó, dấu hiệu gom hàng, đầu cơ, tạo cơn sốt ảo về giá cả nguyên vật liệu xây dựng đã xuất hiện. Hậu quả trực tiếp là các nhà thầu phải chi thêm tiền để mua vật tư giá cao, nhưng quan trọng hơn là tiến độ thi công bị chậm lại, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và kết quả kinh doanh của các công ty. Vì vậy, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tháo gỡ những vướng mắc đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung để các doanh nghiệp liên doanh liên kết đầu tư thiết bị hiện đại sản xuất nguồn nguyên liệu lớn đáp ứng nhu cầu của các công trình. Đồng thời rà soát, phát hiện, xử lý những cá nhân có hành vi gom hàng, tạo cơn sốt giá ảo để trục lợi khi các dự án cần nhiều vật tư thi công trong giai đoạn nước rút.
Mặt khác, công nghiệp vật liệu xây dựng có vai trò và vị trí quan trọng ở nước ta, là một trong số các ngành công nghiệp chủ đạo thúc đẩy nền kinh tế quốc dân tăng trưởng. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể là hết sức cần thiết vì nó là công cụ giúp các nhà quản lý trong công tác điều hành phát triển ngành công nghiệp NVLXD phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là căn cứ cho việc xây dựng các quy hoạch phát triển NVLXD ở các vùng, các địa phương và quy hoạch phát triển các chủng loại sản phẩm NVLXD cụ thể, là căn cứ cho các nhà sản xuất, kinh doanh NVLXD trong việc chuẩn bị xây
dựng các kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất NVLXD đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao. Góp phần gián tiếp giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chủ động hơn trong kế hoạch vật liệu của mình. Để xây dựng được quy hoạch tổng thể đó,các nhà quản lý cần bám sát vào nhu cầu NVLXD trong giai đoạn tới.
Bảng 4.1 Tổng hợp dự báo nhu cầu NVLXD ở Việt Nam đến năm 2020:
Chủng loại NVLXD Đơn vị 2010 2015 2020 Xi măng Triệu tấn 50,63 - 55,69 79,70 - 87,67 101,7 - 111,8 Gạch gốm ốp lát Triệu m2 200 - 212 291 - 313 400 – 428 Sứ vệ sinh Triệu SP 8 - 10 12 - 14 19 – 23 Kính xây dựng Triệu m2 88 - 96 131 - 140 196 – 202 Vật liệu xây Tỷ viên 24 - 26 31 - 33 41 – 43 Vật liệu lợp Triệu m2 123 - 128 168 - 174 220 – 228 Đá xây dựng Triệu m3 98 - 110 140 - 156 197 – 211 Cát xây dựng Triệu m3 93 - 100 131 - 140 182 – 197
(Nguồn: Viện Vật liệu xây dựng)
Nên có những chính sách thuế đặc biệt đối với ngành vật liệu xây dựng, có thể miễn giảm 10% để khuyến khích sản xuất. Thúc đẩy phát triển lên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển như hiện nay.
Có chính sách khuyến khích kích thích hoạt động kinh tế của các Công ty tư nhân để giảm bớt gánh nặng, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân.
Có chính sách bình ổn giá nguyên liệu, nhất là giá cát, đá Nhà nước phải có những chiến lược bình ổn giá lâu dài, khi mà nguồn tài nguyên càng ngày càng khan hiếm.
4.2.2 Kiến nghị với Bộ Xây dựng
Trong công tác hoạch định nhu cầu vật tư của công ty TNHH vận tải và thương mại Phú Quang nói riêng, và công tác hoạch định vật tư của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung đều dựa trên cơ sở bảng “Định mức vật tư trong xây dựng” của Bộ Xây dựng. Hơn thế nữa, công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu này còn quyết định đến cả chất lượng các công trình, vì vậy kiến nghị Bộ Xây dựng cần đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện các chỉ tiêu định mức, thường xuyên cập nhập, đổi mới để làm căn cứ chính xác cho các doanh nghiệp trong ngành tính toán nhu cầu vật tư cho doanh nghiệpmình.
4.2.2 Kiến nghị với phía Ngân hàng
Kế hoạch mua sắm vật tư là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất - kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp. Vốn lại có tác động rất lớn đối với việc mua sắm nguyên vật liệu. Thực tế hiện nay, công tác tài chính của công ty chưa làm tốt, công ty thường trong tình trạng thiếu vốn. Các khoản nợ phải thu và nợ phải trả còn nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Việc thiếu vốn ảnh hưởng đến công tác mua sắm nguyên vật liệu, đến kết quả kinh doanh. Nhiều khi công ty vẫn mua chịu nguyên vật liệu của bạn hàng, điều này có thể ảnh hưởng đến uy tính của công ty, và đến khả năng cung ứng nguyên vật liệu.
Vì vậy, kiến nghị với các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi xem xét cho công ty vay vốn khi cần thiết, để đầu tư vào các dự án thực sự có hiệu quả. Đặc biệt, trong thời gian qua công ty có quan hệ thân thiết với Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Hà Nội, công ty luôn giữ được uy tín tốt trong việc thanh toán các khoản nợ. Do đó, kiến nghị với ngân hàng Hà Nội xem xét cung ứng
vốn kịp thời cho các công trình của công ty, đồng thời xây dựng mức cấp hạn mức tín dụng hợp lý và cơ cấu các gói sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của công ty trong thời gian tới.
4.2.3 Kiến nghị với Công ty
- Cơ cấu lại lao động của Công ty.
- Ban lãnh đạo Công ty nên xem xét kiểm tra công tác quản lý của mình đã triệt để chưa, công tác sử dụng có hợp lý và tiết kiệm không. Nếu phát hiện có sự lỏng lẻo trong quản lý hay lãng phí trong sử dụng thì Công ty cần đưa ra những biện pháp kịp thời.
- Công ty nên theo dõi chặt chẽ và tạo điều kiện để nhân viên trong Công ty phát huy tinh thần lao động nghiêm túc, tránh xa bệnh thành tích, có chế độ khen thưởng kỷ luật nghiêm minh…
- Công ty cũng cần tăng cường việc nâng cao trình độ người lao động và trình độ máy móc thiết bị.