Khái niệm pháp luật thanh toán bằng ví điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật vềthanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước, luôn gắn bó chặt chẽ với nhà nước, phản ánh bản chất của nhà nước. Do vậy, xét về bản chất, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp.

Pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tổ chức, quản lý hệ thống thanh toán bằng ví điện tử và các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán này. Pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử là sự giao thoa, kết hợp và ràng buộc giữa quy phạm pháp luật dân sự, luật thương mại và luật hành chính.

Quan hệ pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử được cấu thành từ các yếu tố sau:

Chủ thể của quan hệ pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử là các ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, các tổ chức, khách hàng sử dụng dịch vụ ví điện tử.

Khách thể của quan hệ pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử là quan hệ pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử cũng là lợi ích mà các chủ thể tham gia giao dịch mong muốn có được, đạt được, hướng tới khi tham gia vào quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật này điều chỉnh.

Nội dung của quan hệ pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử là tổng thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử là các nhóm quan hệ xã hội bao gồm:

 Nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tổ chức hệ thống thanh toán bằng ví điện tử, thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động trung gian thanh toán, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn cho hệ thống thanh toán bằng ví điện tử;

 Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, lãnh đạo, điều hành nội bộ của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, doanh nghiệp bán hàng và chủ thể sử dụng ví điện tử;

 Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động trung gian thanh toán các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Một phần của tài liệu Pháp luật vềthanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w