Về khái niệm và bản chất của thanh toán bằng ví điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật vềthanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam (Trang 37 - 42)

Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, theo đó:

1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

Nghị định 80/2016/NĐ-CP bổ sung quy định về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán tại khoản 1 Điều 1 như sau:

Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Dịch vụ ví điện tử là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, là một loại hình dịch vụ trung gian thanh toán và là một trong các loại hình dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán. Các loại hình dịch vụ trung gian thanh toán được phân loại theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN như sau:

Điều 2. Các loại dịch vụ trung gian thanh toán

1. Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm: a) Dịch vụ chuyển mạch tài chính;

b) Dịch vụ bù trừ điện tử;

c) Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.

2. Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm: a) Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;

b) Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử; c) Dịch vụ Ví điện tử.

Trước đây theo quy định tại Khoản 6, Điều 3, Thông tư số 39/2014/TT- NHNN, Dịch vụ ví điện tử được định nghĩa như sau:

Dịch vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính…) cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được bảo đảm bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của Khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản bảo đảm thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016, Quy định này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 20/2016/TT-NHNN và được áp dụng theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP có hiệu lực cùng ngày, Dịch vụ ví điện tử được định nghĩa như sau:

8. Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài Khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài Khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài Khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.

Theo quy định này, sau khi khách hàng nạp tiền vào tài khoản điện tử được mở trên website của doanh nghiệp dịch vụ (tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán) thì khách hàng có thể thanh toán cho các giao dịch của mình bằng với chính số dư trên tài khoản đó.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mà không phải là ngân hàng, thì bắt buộc phải được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

4. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là:

a) Tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ví điện tử.

Giấy phép hoạt động trung gian thanh toán không giới hạn đối tượng hàng hóa, dịch vụ được phép sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán. Do vậy, việc có chấp nhận thanh toán thông qua các kênh trung gian thanh toán này hay không hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị chấp nhận thanh toán.

Đến thời điểm hiện tại, việc hoàn thiện khung pháp lý cho công nghệ tài chính nói chung, lĩnh vực trung gian thanh toán, trong đó có ví điện tử nói riêng là điều tất yếu. Thực tế cho thấy, Ngân hàng nhà nước đã ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này góp phần giúp các chủ thể khi tham gia sử dụng, giao dịch thông qua ví điện tử được đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân, được tiếp cận các thông tin một cách an toàn và được bảo vệ khi có rủi ro xảy ra.

Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tính tới thời điểm 29/01/2021, hiện có 41 tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân

hàng nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có 37 tổ chức được cấp phép cung ứng dịch vụ ví điện tử.

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC KHÔNG PHẢI LÀ NGÂN HÀNG ĐƯỢC NHNN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG

GIAN THANH TOÁN

(Tính đến 29/01/2021)

STT Tên Công ty Giấy phép

1 Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS)

11/GP-NHNN ngày 08/09/2015; 02/GP- NHNN ngày 05/01/2018

2 Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt

Nam (VNPAY) 15/GP-NHNN ngày 02/10/2015

3 Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động trực tuyến (M_SERVICE JSC)

16/GP-NHNN ngày 16/10/2015; 42/GP- NHNN ngày 13/07/2017

4 Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến

Việt Úc (BANKPAY) 17/GP-NHNN ngày 19/10/2015

5 Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại

Việt Nam Trực tuyến (Vietnam Online) 23/GP-NHNN ngày 30/10/2015

6 Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến

Cộng đồng Việt (VIET UNION CORP) 27/GP-NHNN ngày 23/11/2015 7 Công ty Cổ phần AIRPAY (AIRPAY) 52/GP-NHNN ngày 03/7/2020

8 Công ty Cổ phần giải pháp thanh toán

Điện lực và Viễn Thông (ECPay) 31/GP-NHNN ngày 17/12/2015 9 Công ty TNHH ZION (ZION CO.,LTD) 19/GP-NHNN ngày 18/01/2016

10 Công ty Cổ phần thanh toán điện tử

VNPT (VNPT EPAY) 21/GP-NHNN ngày 22/01/2016

11

Công ty Cổ phần Hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú (VIET PHU PAYMENT SURPORT CORP)

24/GP-NHNN ngày 01/02/2016

12 Công ty Cổ phần thương mại điện tử Bảo

Kim (BAOKIM E-COMMERCE.,JSC) 26/GP-NHNN ngày 01/02/2016

13 Công ty Cổ phần Công nghệ Vi mô

(VIMO TECHNOLOTY.,JSC) 30/GP-NHNN ngày 22/02/2016

14 Tổng Công ty truyền thông đa phương

15 Công ty Cổ phần công nghệ và dịch vụ

MoCa (MOCA.,CORP) 32/GP-NHNN ngày 25/02/2016 16 Công ty TNHH Ví FPT (FPT WALLET) QĐ 42/GP-NHNN ngày 08/04/2016

17 Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại và

công nghệ M-PAY (M-PAY.,JSC) 76/GP-NHNN ngày 07/12/2016

18 Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ

trực tuyến ONEPAY (ONEPAY JSC) 80/GP-NHNN ngày 28/12/2016

19 Công ty TNHH Dịch Vụ Thanh Toán

WEPAY (WEPAY CO.,LTD) 81/GP-NHNN ngày 29/12/2016

20 Công ty Cổ phần Ngân lượng

(NGANLUONG JSC) 22/GP-NHNN ngày 10/02/2017

21 Công ty Cổ phần True Money Việt Nam

(True Money Vietnam., JSC) 38/GP-NHNN ngày 16/4/2020 22 Tổng Công ty Truyền thông (VNPT – Media) 41/GP-NHNN ngày 06/07/2017

23 Công ty Cổ phần VINID PAY (VINID PAY) 89/GP-NHNN ngày 16/9/2017 (cấp lần 2)

24 Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân

Đội (VIETTEL) 57/GP-NHNN ngày 21/7/2020 (cấp lần 3)

25 Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và chuyển

giao công nghệ Vina (VINATTI CO.,LTD) 37/GP-NHNN ngày 01/03/2018

26 Công ty TNHH dịch vụ Nền di động Việt

Nam (VIMASS CO.,LTD) 41/GP-NHNN ngày 12/03/2018

27 Công ty TNHH Thương mại dịch vụ mạng

lưới Thông minh (SMART NET LTD) 30/GP-NHNN ngày 30/01/2019

28 Công ty TNHH CONNEXION Việt Nam

(CONNEXION) 51/GP-NHNN ngày 03/7/2020 29 Công ty Cổ phần PAYTECH (PAYTECH) 32/GP-NHNN ngày 30/01/2019 30 Công ty Cổ phần dịch vụ EPAY (EPAY) 54/GP-NHNN ngày 24/05/2019

31 Công ty Cổ phần Công nghệ FINVIET

(FINVIET) 87/GP-NHNN ngày 23/8/2019

32 Công ty Cổ phần Giải trí di động (ME

CORP) 93/GP-NHNN ngày 01/10/2019 33 Công ty Cổ phần Thanh toán G (G PAY) 37/GP-NHNN ngày 15/4/2020

34 Công ty Cổ phần Công nghệ VIDIVA (VIDIVA)

65/GP-NHNN ngày 09/9/2020 (cấp lần 2)

TELECOM)

36 Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin

Tài chính số 1 (1FINTECH) 55/GP-NHNN ngày 16/7/2020 37 Công ty Cổ phần 9PAY 60/GP-NHNN ngày 13/8/2020

38 Công ty TNHH MTV Thanh toán Viễn

thông Tin học Bưu điện (CTIN PAY) 72/GP-NHNN ngày 08/10/2020 39 Công ty Cổ phần APPOTAPAY 74/GP-NHNN ngày 08/10/2020

40 Công ty TNHH ONEFIN Việt Nam

(ONEFIN) 05/GP-NHNN ngày 22/01/2021 41 Công ty Cổ phần JETPAY (JETPAY) 06/GP-NHNN ngày 22/01/2021

Nguồn: [13], [24]

Một phần của tài liệu Pháp luật vềthanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w