Vai trò của pháp luật thanh toán bằng ví điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật vềthanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam (Trang 32 - 33)

Pháp luật nói chung và pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử nói riêng là phương tiện quan trọng nhất để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Vai trò của pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử có thể được nhìn nhận và xem xét ở nhiều góc độ, mức độ, nhiều khía cạnh, nhiều chiều, ở những phạm vi khác nhau, từ khái quát, chung nhất đến cụ thể, chi tiết hơn. Tuy nhiên, để nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc vai trò của pháp luật, cần phải đặt pháp luật trong từng mối quan hệ cụ thể giữa pháp luật với các đối tượng khác.

Pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử đóng vai trò điều tiết và định hướng sự phát triển cho các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến hoạt động thanh toán bằng ví điện tử. Xét về bản chất, thông qua pháp luật, nhà nước thể hiện định hướng phát triển nền kinh tế của mình bằng các quy định, quy tắc được thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Do đó, pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử thể hiện các chính sách, quyết sách phát triển kinh tế thông qua đường lối chính trị theo mục đích, định hướng của nhà nước. Các chính sách đó được cụ thể hoá trong pháp luật thành những quy định chung và được thống nhất thi hành trong toàn xã hội. Do vậy, để phát triển nền kinh tế năng động, đòi hỏi ứng dụng công nghệ trong thanh toán lưu chuyển tiền tệ, nhà nước cần có những quyết sách, quy định ban hành chung để quy định cơ chế pháp lý, ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia trong giao dịch đó.

Bên cạnh đó, pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử là phương tiện để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Bản chất của pháp luật là công cụ quản lý có hiệu quả nhất trong các công cụ quản lý xã hội của nhà nước. Trên cơ sở đó, Nhà nước thông qua việc ban hành các quy định pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử làm cơ sở để dự liệu và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật đó. Từ đó, Nhà nước có thể thông qua pháp luật để đề ra các kế hoạch và chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh phát triển dịch vụ ví điện tử qua từng giai đoạn cụ thể mà vẫn đảm bảo hiệu quả nhất để các cá nhân, tổ chức trong xã hội tự giải quyết các tranh chấp trong đời sống. Đồng thời xác định cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ nhằm xây dựng các biện pháp kiểm tra, giám sát của nhà nước.

Hơn nữa, thanh toán bằng ví điện tử là hình thức thanh toán hiện đại, đã và đang được đầu tư và phát triển trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, những quan hệ đa quốc gia, đa chiều trong xã hội liên quan đến hoạt động thanh toán này tiếp tục phát triển và đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật để bảo đảm sự ổn định và tạo niềm tin vào cơ chế chính sách pháp luật vững vàng trong bối cảnh yêu cầu phải phù hợp với định hướng và nhu cầu hợp tác quốc tế. Do đó, việc ban hành, bổ sung, sửa đổi kịp thời các quy định pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử sẽ góp phần tạo môi trường pháp lý ổn định thúc đẩy việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật vềthanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w