bằng ví điện tử
Hiện nay, Việt Nam đã cơ bản hoàn thiện khung pháp lý quy định và hướng dẫn các hoạt động trung gian thanh toán, trong đó có thanh toán qua ví điện tử. Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát, cảnh báo, chỉ đạo các tổ chức trung gian thanh toán thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, bảo mật và an toàn hoạt động trung gian thanh toán; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức trung gian thanh toán để phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định pháp luật.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Sau đó, các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt ở Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ- CP và Nghị định 16/2019/NĐ-CP. Trên cơ sở quy định chung của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các Nghị định trên, tại Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 20/2016/TT- NHNN, Thông tư 30/2016/TT-NHNN và Thông tư 23/2019/TT-NHNN.
hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải phối hợp với các ngân hàng liên kết hoàn thiện quy trình nhận diện khách hàng cũng như kiểm tra, rà soát toàn bộ các tài khoản ví điện tử bằng việc ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN. Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN về dịch vụ trung gian thanh toán quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải rà soát hồ sơ khách hàng mở ví điện tử được mở trước thời điểm thông tư này có hiệu lực thi hành và thực hiện thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu của khách hàng, xác thực thông tin khách hàng mở ví điện tử theo quy định tại thông tư này trong vòng 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành (tức ngày 07/07/2020). Sau 6 tháng kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải chấm dứt cung ứng dịch vụ đối với khách hàng sử dụng ví điện tử chưa thực hiện cung cấp đủ hồ sơ mở ví điện tử theo quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Tiền trong ví điện tử của người dùng được bảo toàn hoặc dễ dàng rút về tài khoản ngân hàng liên kết bất kỳ lúc nào. Do đó, hàng loạt các ví điện tử đã phát đi thông báo yêu cầu người dùng bổ sung thông tin cá nhân để xác thực tài khoản nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước khẳng định rằng các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến khách hàng theo quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP. Các tổ chức trung gian thanh toán phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin và quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-NHNN và Thông tư số 18/2018/TT-NHNN.
ví điện tử thông qua quy định ví điện tử phải gắn kết với tài khoản ngân hàng. Trên cơ sở xu hướng thực tế, nhiều ngân hàng cũng đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị cung ứng dịch vụ ví điện tử để triển khai dịch vụ nạp, rút và chuyển tiền từ ví điện tử trên kênh ngân hàng trực tuyến. Việc liên kết tài khoản ngân hàng vào ví điện tử sẽ giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc nạp, rút, chuyển tiền. Tuy nhiên, Theo Ngân hàng Nhà nước, động thái này nhằm đảm bảo tuân thủ quy trình thực hiện việc gắn kết tài khoản ngân hàng, kích hoạt ví điện tử. Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cũng phải thực hiện kích hoạt lại hoặc đóng toàn bộ các ví điện tử không được gắn kết với tài khoản ngân hàng hoặc kích hoạt không đúng quy định, không nhận diện được ví điện tử.
2.2. Quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh toán bằng ví điện tử
2.2.1. Các quy định về cấp giấy phép cung ứng dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử
2.2.1.1. Tổ chức được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là:
a) Tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ví điện tử.
Trước đây, chưa có quy định về Ngân hàng hợp tác và Ngân hàng liên kết cho đến khi Thông tư 23/2019/TT-NHNN được ra đời, định nghĩa về hai loại ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được nêu rõ như sau:
18. Ngân hàng hợp tác là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc hợp tác cung ứng các dịch vụ trung
gian thanh toán cho khách hàng.
Cũng theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN:
19. Ngân hàng liên kết là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi khách hàng sử dụng Ví điện tử mở tài khoản thanh toán và/hoặc thẻ ghi nợ, trong đó tài khoản thanh toán và/hoặc thẻ ghi nợ này được khách hàng sử dụng để liên kết với Ví điện tử của khách hàng.
Ngân hàng liên kết thực hiện liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán (hoặc thẻ ghi nợ) của khách hàng thông qua kết nối trực tiếp với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (trường hợp ngân hàng liên kết đồng thời là ngân hàng hợp tác) hoặc thông qua kết nối giữa tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử (trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử đã có thỏa thuận với ngân hàng liên kết về việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán (hoặc thẻ ghi nợ) mở tại ngân hàng liên kết). Theo đó, các Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng dịch vụ Ví điện tử là các Ngân hàng liên kết hoặc các Ngân hàng hợp tác như định nghĩa ở trên. Đồng thời Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cung ứng dịch vụ ví điện tử chịu sự quản lý và kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 80/2016 (bổ sung khoản 4 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP).
Bên cạnh Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức không phải Ngân hàng có thể xin giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó cung ứng dịch vụ ví điện tử cho khách hàng. Tuy nhiên, các tổ chức không phải Ngân hàng này cần đảm bảo và đáp ứng các yêu cầu cụ thể theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định riêng của Ngân hàng nhà nước.
Sơ đồ giản lược các bước để tiến hành thành lập doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử như sau:
Bước 1: Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp và khắc dấu;
Bước 3: Xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Bước 4: Mở tài khoản đảm bảo thanh toán;
Bước 5: Thực hiện một số thủ tục sau thành lập doanh nghiệp khác.
2.2.1.2.Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, Ngân hàng nhà nước là cơ quan thẩm quyền cấp, thu hồi và cấp lại giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thực hiện cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (sau đây gọi tắt là Giấy phép) theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ- CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 101/2012/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2016/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4 thông tư 39/TT/NHNN thì các tổ chức không phải là ngân hàng có thể gửi hồ sơ tới Ngân hàng nhà nước để xin cấp Giấy phép thực hiện một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán nhưng phải đáp ứng các điều kiện của Chính phủ:
2. Tổ chức không phải là ngân hàng được xin cấp Giấy phép thực hiện một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Điều 2 Thông tư này trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại
khoản 2 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế các điều kiện này (nếu có).
2.2.1.3. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP và Nghị định 16/2019/NĐ-CP như sau:
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt, trong đó tối thiểu phải có các nội dung:
(i) Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép, gồm: Tên, phạm vi cung ứng, đối tượng khách hàng, điều kiện sử dụng, sơ đồ và diễn giải các bước thực hiện nghiệp vụ, quy trình dòng tiền từ lúc khởi tạo giao dịch đến lúc quyết toán nghĩa vụ giữa các bên liên quan;
(ii) Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán, gồm: Cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán;
(iii) Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp;
c) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
d) Điều kiện về nhân sự: Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức đề nghị cấp phép phải có bằng đại học trở lên hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại một trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật; Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (gồm Trưởng phòng (ban) hoặc tương đương và các cán bộ kỹ thuật) có bằng cao đẳng trở lên về một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm;
đ) Điều kiện về kỹ thuật: Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;
e) Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan;
g) Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức;
2.2.1.4. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 16. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
1. Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép
a) Tổ chức xin cấp Giấy phép gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (bao gồm 05 bộ) qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này. Tổ chức xin cấp Giấy phép phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin cung cấp;
b) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra hồ sơ theo các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ thẩm định và cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép trong đó nêu rõ lý do;
d) Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định;
b) Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị (hoặc Đại hội cổ đông phù hợp với quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức) thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
d) Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;
đ) Hồ sơ về nhân sự: Sơ yếu lý lịch, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
e) Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu). 3. Thời hạn Giấy phép
Thời hạn của Giấy phép là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
4. Thu hồi Giấy phép
a) Tổ chức được cấp phép sẽ bị thu hồi Giấy phép và phải chấm dứt