Cơ chế giám sát, thực thi pháp luật thanh toán bằng ví điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật vềthanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam (Trang 33 - 37)

Ở một số quốc gia trên thế giới, trên cơ sở kinh tế và khoa học công nghệ phát triển từ rất sớm, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có ví điện tử, đã được phổ biến như một phần tất yếu của cuộc sống.

Do vậy, các quy định chung điều chỉnh loại hình thanh toán này cũng đã được xây dựng một cách hoàn thiện.

Hội đồng thanh toán Liên minh châu Âu (European payments council – EPC) đã tiến hành cuộc khảo sát về tiềm năng sử dụng ví điện tử cho thanh toán, trong đó kết quả là 75% những người tham gia cuộc thăm dò đã xem ví điện tử là một thành phần chính của các khoản thanh toán ở châu Âu ít nhất trong vòng 5 năm tới [28]. EPC đã đưa ra những quy tắc sử dụng ví điện tử trên cơ sở thống nhất bởi đồng tiền chung châu Âu, dựa trên sự thuận tiện dễ dàng lưu thông và thanh toán của nó.

Bên cạnh là nền kinh tế rất phát triển, Canada còn được coi là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phát triển ví điện tử trên thế giới, nổi bật là ví điện tử Neteller. Để vận hành các hệ thống quốc gia trong hoạt động thanh toán số, Chính phủ Canada đã thành lập Hiệp hội thanh toán Cananda. Hiệp hội này đã ban hành bộ hướng dẫn và chúng được phát triển bởi các ngân hàng và nhóm liên minh tín dụng lớn của Canada, nhằm đưa ra các khuyến nghị liên quan đến chức năng, tính năng bảo mật và xử lý thanh toán di động [23].

Là một quốc gia với nền kinh tế thuộc top đầu của Châu Á cùng với tiên phong trong phát triển công nghệ, Samsung Pay của tập đoàn Samsung là một trong những hệ thống thanh toán di động hàng đầu và được ưa chuộng tại Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý liên quan đến hoạt động thanh toán bằng Ví điện tử là Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc. Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc đã đưa ra quyết định về việc mở các mạng thanh toán liên ngân hàng cho tới công ty tài chính liên phi ngân hàng. Động thái này cho phép các tổ chức tham gia hoạt động thanh toán có thể ứng dụng công nghệ và dễ dàng liên kết, hỗ trợ để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính đổi mới hơn [23].

Tại Việt Nam, khung pháp lý về thanh toán bằng ví điện tử cơ bản đã được xây dựng và dần hoàn thiện. Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý thông qua hoạch định các chính sách, định hướng phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt và chỉ đạo Ngân hàng nhà nước ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các Nghị định trên. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát, cảnh báo các tổ chức trung gian thanh toán thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, bảo mật và an toàn hoạt động trung gian thanh toán; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức trung gian thanh toán để phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tự do hóa thương mại toàn cầu và hội nhập thương mại thế giới không còn chỉ là nhu cầu mà còn mang lại nhiều cơ hội, sự thịnh vượng và phát triển năng động cho nền kinh tế của các quốc gia.

Cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra trên toàn cầu trong khoảng hai năm trở lại đây đã khiến nhiều nước phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại, buộc người dân phải thích ứng với việc hạn chế các giao dịch trực tiếp. Các phương thức thanh toán và loại hình giao dịch trực tuyến trở thành lựa chọn ưu tiên và phát triển nhanh chóng trên hầu khắp các lĩnh vực. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó bao gồm ví điện tử, theo đó sẽ ngày càng trở thành xu thế thanh toán được nhiều người dùng ưa chuộng giúp hạn chế dùng tiền mặt và tăng cường sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến đồng thời góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, ví điện tử góp phần mang lại cho người dùng sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, không phải sử dụng trực tiếp tiền mặt thường xuyên khi tiến hành các giao dịch. Từ những đặc trưng, chức năng và lợi ích của việc sử dụng hình thức thanh toán qua ví điện tử, ví điện tử được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn và dần thay thế lựa chọn dùng tiền mặt trong thời gian tới, sở hữu lợi thế cạnh tranh vượt trội và tiềm năng thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT THANH TOÁN BẰNG VÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật vềthanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w