Là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử thừa hưởng những đặc điểm cơ bản của pháp luật, như sau:
Thứ nhất, pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Thông qua những trình tự và thủ tục chặt chẽ, cùng với sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân, pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử được Nhà nước ban hành luôn có tính khoa học, chặt chẽ và chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp bằng quyền lực của mình, yêu cầu các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật phải tuân thủ và thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế, xử phạt để bảo vệ pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
Thứ hai, pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được thể hiện trong những hình thức xác định với kết cấu chặt chẽ và được khái quát hóa từ những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Trên cơ sở đó, pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử có tính khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể trong quan hệ pháp luật tuân thủ và thực thi khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu. Xuất phát từ vị trí và vai trò của nhà nước trong xã hội, các quy định của pháp luật về thanh toán bằng ví điện tử mà nhà nước ban hành là mang tính bắt buộc chung và được dự liệu cho mọi chủ thể bao gồm các tổ chức và cá nhân có liên quan.
chẽ về hình thức. Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời, cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.