Chương 2: Quá trình xây dựng và phân tích quy trình xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản
2.2.6. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
❖ Khai tờ khai hải quan.
Hiện tại thủ tục khai tờ khai hải quan được thực hiện trên hệ thống cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử VNACCS/VCIS.
Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho một Đại lý làm thủ tục hải quan đại diện cho mình để tiến hành các thủ tục xuất khẩu. Đơn vị khai và nộp tờ khai sẽ được gọi là “người khai hải quan” trong quá trình này.
Doanh nghiệp lần đầu làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cần Đăng ký sử dụng Hệ thống và Cài đặt phần mềm khai báo hải quan VNACCS/VCIS.
Thông qua phần mềm khai báo Hải quan VNACC/VCIS; doanh nghiệp thực hiện khai báo thông tin tờ khai nhập khẩu, tờ khai xuất khẩu và nộp tờ khai hải quan, kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thông qua Hệ thống VNACCS.
Người khai hải quan sẽ điền và truyền tờ khai điện tử và gửi tới hệ thống của Chi cục hải quan đang quản lý cảng hoặc kho gửi/nhận hàng lẻ (container freight station - CFS) giữ hàng của mình. Sau khi truyền số liệu, đơn vị xuất khẩu sẽ nhận được thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan. Trường hợp hệ thống phát hiện thấy lỗi, sẽ có thông báo trên màn hình máy tính.
Đơn vị xuất khẩu chỉnh sửa cho chính xác rồi truyền lại. Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng (luồng đỏ, luồng vàng hoặc luồng xanh).
Chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu quả vải ● Invoice (Hóa đơn thương mại)
● Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) ● Bill Of Lading (Vận đơn)
● Sales Contract (Hợp đồng thương mại)
● Phytosanitary Certificate (Kiểm dịch thực vật)
● Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần)
● Chứng nhận mã số thuế (nếu lần đầu xuất khẩu)
Về thời hạn nộp tờ khai hải quan: Nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. kTờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục trong 15 ngày kể từ ngày đăng ký
❖ Xuất trình hàng hóa
Khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan cần nộp các chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia. Trong trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan (thường là
đơn vị được người xuất khẩu ủy quyền) phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Khi mang hàng lên đến cửa khẩu, người xuất khẩu cần đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. Sau khi hoàn thành thủ tục khai tờ khai hải quan, Vải được phân vào luồng xanh nên được trực tiếp thông quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
● Kiểm dịch thực vật:
Doanh nghiệp cần phải thực hiện đăng kí kiểm dịch thực vật trước 1-2 ngày tàu chạy với cơ bản kiểm dịch thực vật (Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II tại khu vực phía Nam).
Để lấy mẫu cho lô hàng này bộ phận tiếp nhận hồ sơ thường chuyển hồ sơ xuống cho bộ phận giám sát tại cảng nơi mà lô hàng đã được đưa ra cảng. Bộ phận giám sát sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm dịch.
Trong vòng 24h cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp kiểm dịch có thể hiện các thông tin người gửi người nhận tên hàng, số lượng, nước xuất xứ, nước đếm, các thông tin khác, … để cho quý doanh nghiệp xác nhận và sẽ phát hành chính thức bản kiểm dịch thực vật.
Các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản bao gồm:
+ Quả vải thiều phải được trồng tại các vườn được Cục BVTV kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản.
+ Lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide tại các cơ sở được Cục BVTV và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong thời gian 02 giờ dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản.
+ Các lô quả vải thiều xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục BVTV cấp.
Vải thiều có mã chương 20: Các Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch (nuts) hoặc các phần khác của cây
● 2008 - Quả, quả hạch (nuts) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. ● 20089910 - - - Quả Vải
Dựa theo mã HS 20089910 thì quả vải xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu cũng như thuế VAT. Chính vì vậy doanh nghiệp không cần nộp thuế xuất khẩu. Để hoàn thành thủ tục hải quan, người xuất khẩu cần thực hiện một số nghĩa vụ tài chính: Phí đường bộ (theo trọng tải xe); Lệ phí bến bãi; Phí kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.
Mức thu phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh của xuất khẩu vải (theo Thông tư số 14/2021/TT-BTC ngày 18 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính):
+ Phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh: 20.000 đồng/tờ khai.
+ Lệ phí đối với hàng hoá quá cảnh: 200.000 đồng/tờ khai.
+ Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường bộ (gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo): 200.000 đồng/phương tiện.
+ Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan): 500.000 đồng/phương tiện.
❖ Thông quan xuất khẩu.
Thông quan hàng hóa sẽ được thực hiện chỉ sau khi hoàn thành các nội dung dưới đây:
● Sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan ● Sau khi có quyết định thông quan
● Làm thủ tục biên phòng để đăng ký cho người và xe xuất cảnh