Thanh toán hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu quy trình xây dựng hợp đồng xuất khẩu (Trang 43 - 48)

Chương 2: Quá trình xây dựng và phân tích quy trình xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản

2.2.8 Thanh toán hàng nhập khẩu

Các hình thức thanh toán:

Phương thức thanh toán trả sau

Sau khi người xuất khẩu gửi hàng cho người nhập khẩu, trong thời hạn tín dụng đã được thỏa thuận và theo các điều khoản thương mại trên hợp đồng, người nhập khẩu

trả tiền hàng cho người xuất khẩu.

Phương thức này thường được sử dụng trong hoạt động biên mậu, buôn bán nhỏ lẻ gây nhiều bất lợi, bị động cho người xuất khẩu do không có sự bảo đảm.

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Với phương thức nhờ thu kèm chứng từ, bên xuất khẩu sẽ ủy thác việc thanh toán chomột ngân hàng (ngân hàng nhờ thu), ngân hàng này sẽ trao đổi với ngân hàng từ phía nhập khẩu (ngân hàng thu hộ). Ngân hàng thu hộ sẽ nhận tiền từ bên nhập khẩu và chuyển cho bên xuất khẩu thông qua Ngân hàng nhờ thu. Quy trình cụ thể

như sau:

(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu, (2) Người xuất khẩu lập chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến Ngân hàng nhờ thu yêu cầu thu hộ tiền từ người nhập khẩu

nước ngoài.

(3) Ngân hàng nhờ thu chuyển bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng thu hộ ở

nước người nhập khẩu thu hộ.

(4) Ngân hàng thu hộ xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người nhập khẩu.

(5) Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả hối phiếu cho Ngân hàng

thu hộ để nhận chứng từ đi nhận hàng.

(6) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng nhờ thu (nếu được yêu cầu, ngân hàng thu hộ có thể giữ lại hối phiếu đã được chấp nhận, chờ đến hạn thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả tiền). (7) Ngân hàng nhờ thu trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu

.

Phương thức thanh toán bằng Thư tín dụng hoặc tín dụng chứng từ

(1) Người nhập khẩu căn cứ vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ yêu cầu ngân hàng mở Thư tín dụng (L/C) (gọi là Ngân hàng nhập

khẩu/ Ngân hàng mở L/C);

(2) Ngân hàng nhập khẩu/ Ngân hàng mở L/C xem xét, mở L/C và gửi thư tín dụng L/C cho Ngân hàng xuất khẩu/Ngân hàng thông báo L/C để thông báo cho người xuất

khẩu hưởng lợi;

(3) Ngân hàng xuất khẩu/Ngân hàng thông báo L/C kiểm tra L/C và gửi L/C cho

người xuất khẩu;

(4) Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung L/C, nếu chấp nhận thì giao hàng cho người nhập khẩu (thông qua người vận tải) theo L/C quy định; (5) Người xuất khẩu đồng thời lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng và gửi cho Ngân hàng xuất khẩu/Ngân hàng thông báo L/C. Nếu người xuất khẩu không chấp nhận thì có thể yêu cầu người nhập khẩu điều chỉnh L/C. Mọi nội dung sửa đổi đều phải có xác nhận của Ngân hàng nhập khẩu/ Ngân hàng mở L/C thì

mới có hiệu lực.

(6) Ngân hàng xuất khẩu/Ngân hàng thông báo L/C kiểm tra và gửi bộ chứng từ cho

(7) Ngân hàng nhập khẩu/ Ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành kiểm tra, nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C thì Ngân hàng nhập khẩu/ Ngân hàng mở L/C sẽ chuyển tiền cho Ngân hàng xuất khẩu/Ngân hàng thông báo L/C; (8) Ngân hàng xuất khẩu/Ngân hàng thông báo L/C chuyển tiền cho người xuất khẩu; (9) Ngân hàng nhập khẩu/ Ngân hàng mở L/C mời người nhập khẩu lên kiểm tra chứng từ và tiến hành thanh toán để nhận bộ chứng từ để đi lấy hàng

Thanh toán trả trước

Sau khi người nhập khẩu thanh toán trước toàn bộ hoặc một phần giá trị hợp đồng,

người xuất khẩu giao hàng.

Phương thức này gây bất lợi cho nhà nhập khẩu vì họ chuyển tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được hàng và đang trong tình trạng chờ nhà xuất khẩu giao

hàng.Nếu vì lí do gì đó khiến nhà xuất khẩu giao hàng chậm trễ, nhà nhập khẩu sẽ bị nhận hàngtrễ.

2.2.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Căn cứ vào điều 318 luật thương mại 2005 quy định về thời hiệu khiếu nại:

“ Trừ trường hợp quy định tại điều khoản 1 điều 237 của luật này. Thời hạn khiếu nại cho các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:

– Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hóa.

– Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hóa, trong trường hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành.

– Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

– Thời hạn khiếu nại có thể tính từ khi giao nhận hàng hay từ khi đưa hàng vào sử dụng. Đối với hàng có bảo hành thì thời hạn khiếu nại nằm trong thời hạn bảo hành, nếu thời hạn bảo hành đã hết thì thời hạn khiếu nại có thể thêm 30 ngày tính từ khi hết thời hạn bảo hành, nhưng với điều kiện các khuyết tật phải được phát hiện trong thời hạn bảo hành. Thời hạn khiếu nại về số lượng bao giờ cũng ngắn hơn thời hạn khiếu nại về chất lượng. nên học kế toán thực hành ở đâu

– Trong trường hợp các bên không quy định thời hạn khiếu nại thì thời hạn đó có thể được quyết định trong Luật Thương mại các nước có liên quan. Điều 318, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định thời hạn khiếu nại về số lượng là 3 tháng, về chất lượng là 6 tháng kể từ ngày giao hàng.

– Người đi khiếu nại phải viết đơn khiếu nại bao gồm 2 vấn đề chính: Lý do đi khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại.

– Gửi đơn khiếu nại kèm với các tài liệu chứng minh: Biên bản giám định, chứng từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải,…Tài liệu chứng minh, tính toán mức độ tổn thất.

Giải quyết khiếu nại

Khi bị khiếu nại bên bán có thể chọn một trong các cách sau đây để giải quyết:

+ Giao tiếp hàng hóa bị thiếu hụt học nguyên lý kế toán ở đâu tốt nhất

+ Nhận lại hàng hóa hư hỏng và thay bằng hàng hóa mới. Cách này thường áp dụng khi mua bán nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.

+ Giảm giá hàng hoặc khấu trừ tiền hàng một mức tương ứng với tổn thất của hàng bị khiếu nại. Trường hợp này chỉ áp dụng với hàng hóa xuất nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng, xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động kinh doanh quốc tế vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Và mặc dù xuất khẩu vải thiều vẫn còn có nhiều thách thức, nhưng đồng thời cũng đem đến nhiều cơ hội to lớn.

Và nhiệm vụ của các doanh nghiệp sản xuất trong nước là cần vượt qua được thách thức đó, tận dụng tốt thời cơ hội nhập, đưa cơ hội thành lợi thế, nắm bắt tốt để phát triển sâu hơn, mạnh mẽ hơn hoạt động xuất khẩu như vậy sẽ mở ra nhiều tiềm năng để phát triển mới.

Vì kinh nghiệm và khả năng của chúng em còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý chân

thành từ thầy và các bạn để chúng em hoàn thiện hơn nữa trong đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

Một phần của tài liệu quy trình xây dựng hợp đồng xuất khẩu (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w