Chương 2: Quá trình xây dựng và phân tích quy trình xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản
2.2.7. Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tả
Việc xuất khẩu vải thiều của Việt Nam sang Nhật Bản yếu qua đường biển hoặc đường hàng không, hàng bằng máy bay hoặc container. Việc thuê phương tiện vận tải có thể do bên bán (đơn vị xuất khẩu) hoặc bên mua (đơn vị nhập khẩu) tiến hành.
Bên bán (đơn vị xuất khẩu) sẽ phải tiến hành thuê phương tiện vận tải nếu hợp đồng xuất khẩu quy định bên bán thuê phương tiện để chở hàng. Phương thức này được thực hiện trong điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CPT (Carriage Paid To - Cước phí trả tới), CIP (Carriage and Insurance Paid - Cước phí và phí bảo hiểm tra tới), DAT (Delivered at Terminal - Giao tại bến), DAP (Delivered At Place - Giao tại nơi đến), DDP (Delivered Duty Paid - Giao hàng đã nộp thuế).
Bên mua (đơn vị nhập khẩu) sẽ phải tiến hành thuê phương tiện vận tải chuyên chở về nước nếu hợp đồng xuất khẩu quy định giao hàng tại quốc gia bên xuất khẩu. Phương thức này được thực hiện trong điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là EXW (EX Works – Giao tại xưởng), FCA (Free Carrier - Giao cho người chuyên chở).
Dưới đây là minh họa cho tổ chức giao nhận hàng với phương tiện bằng đường biển giữa:
Bên bán: Công ty cổ phần Ameii
Bên mua: Công ty Sunrise Farm Nhật Bản
⮚ Việc giao hàng được Công ty cổ phần Ameii tiến hành theo các bước sau:
Căn cứ vào số lượng hàng giao, ở đây là 2 container mỗi container chứa 4 tấn hàng, xuất phát từ cảng Hải Phòng.
• Công ty lựa chọn hãng tàu Yangming và lập bảng kê hàng hóa chuyên chở (Cargo list) cho hãng để đổi lấy sơ đồ xếp hàng
• Làm thủ tục hải quan và trao đổi với cảng để lập kế hoạch vận chuyển hàng vào cảng
• Tổ chức bốc hàng lên tàu. Sau khi giao hàng xong lấy biên lai thuyền phó để xác nhận hàng đã giao nhận xong
• Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển hoàn hảo
⮚ Trách nhiệm của người mua
Công ty Sunrise Farm Nhật Bản cần thực hiện các bước sau:
• Chuẩn bị và cung cấp hợp đồng, vận đơn, hóa đơn thương mại, giấy phép nhập khẩu, lệnh giao hàng và các chứng tử cần thiết khác
• Ký hợp đồng ủy thác cho cảng nhận hàng và xác nhận kế hoạch tiếp nhận hàng, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ cũng như bảo quản hàng hóa
• Tiến hành nhận hàng, kiểm tra số lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng... so với yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng
• Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng cho cơ quan cảng