4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lý
Xã Cô Mười là xã Vùng III thuộc huyện Trà Lĩnh, cách trung tâm huyện 10km về phía Tây Bắc, xã có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
Phía Tây giáp với xã Tổng Cọt (Hà Quảng); Phía Đông giáp Xã Quang Hán (Trà Lĩnh); Phía Nam giáp với xã Quang Vinh (Trà Lĩnh);
Phía Đông Bắc giáp với xã Tả Mộc, Thị Trấn Long Bang (Trung Quốc). Xã Cô Mười được chia thành 7 xóm: Bó Hoạt, Cô Mười, Co Tó A, Co Tó B, Lũng Táo, Bản Tám, Vạc Khoang. Xã có trục đường nhựa quốc lộ 4A đi qua trung tâm được bê tông hóa, các con đường liên thôn, xóm cơ bản được bê tông cứng hóa.
Địa hình
Xã Cô Mười là xã vùng cao biên giới nên địa hình có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Tây, Bắc, Đông, Nam với cấu trúc chủ yếu là núi đá vôi có độ phong hoá cao tạo ra nhiều hang động.
Có sông chảy dọc qua địa phận hình thành nên dải đất cát, sét pha đất đỏ dọc hai bên bờ sông hình thành nên diện tích đất bằng trồng cây hàng năm và đất trồng lúa hai bên bờ sông. Địa hình thung lũng núi đá, trên địa bàn xã Cô Mười có các ngọn núi như: Cốc Toòng, Lũng Nhùng, Dểu Nà, Lũng Kím, Lũng Phước, Lũng Riềm, Lũng Sảng, Lũng Tạc, Đán Khao, Thông Lý và dãy núi Nà Chiu... Các loại đất trên địa hình này thiếu nước chủ yếu là đất rẫy đã được khai thác trồng ngô và các loại cây khác.
Độ cao trung bình so với mực nước biển là 650 – 700m.
Khí hậu
Nhiệt độ trung bình: 21,8°C – 22,5°C, xã có 4 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa xuân thường có mưa phùn, sương mù. Mùa hè hạn hán, mùa đông rét đậm rét hại, nhiệt độ xuống tới 3°C - 4°C nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Lượng mưa: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau là do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp. Mưa ít, lượng mưa trung bình khoảng 900 mm, thấp nhất là 605 mm. Độ ẩm khoảng 40%. Thường xảy ra sương muối từ 3 đến 5 ngày, có năm kéo dài 15 - 20 ngày. Những tháng giao mùa từ mùa lạnh sang mùa nóng (khoảng cuối tháng
2đến đầu tháng 3 âm lịch) thường xảy ra mưa đá ở một số vùng, gây thiệt hại về hoa màu, nhà cửa.
Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều, mưa nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8 thường xảy ra lũ lụt, làm xói mòn đất ven sông, lượng mưa trung bình đo được từ 1700mm – 1800mm. Độ ẩm cao chiếm tới 78%.
Thủy Văn
Xã Cô Mười có con sông dài khoảng 3km bắt nguồn từ Trung Quốc qua Kéo Láo (Cô Mười) rồi chảy qua các xóm: Co Tó, Vạc Khoang, Cô Mười, Bản Tám cung cấp nước tưới tiêu cho cánh đồng của các xóm. Ngoài ra các xóm còn có các mỏ nhỏ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, các mỏ này phụ thuộc vào lượng nước mưa tự nhiên theo mùa. Hiện nay nhiều hộ dân đã đào, khoan các giếng để tận dụng nguồn nước ngầm.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Cô Mười có điều kiện đất đai khá phong phú và đa dạng, có đất ruộng đất nương rẫy, đất rừng…Phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Số liệu điều tra sử dụng đất đai tại xã được thể hiển ở bảng dưới đây:
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Cô Mười năm 2017
STT Loại đất
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3)
1 Đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.2 Đất lâm nghiệp
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
2 Đất phi nông nghiệp
2.1 Đất ở
2.2 Đất chuyên dùng
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan
2.2.2 Đất quốc phòng
2.2.3 Đất xây dựng công trình sự nghiệp
2.2.4 Đất có mục đích công cộng
2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
2.5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng
3 Đất chưa sử dụng
3.1 Đất bằng chưa sử dụng
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng
(Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Cô Mười đến ngày 31/12/2017)
Qua bảng tổng hợp số liệu bảng 4.1 cho ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp của xã là 1.838,09 ha chiếm 96,25 % tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 223,28 ha tạo điều kiện thuận lợi về phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất lâm nghiệp có 1.545,59 ha tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp. Đất phi nông nghiệp với 46,93 ha chiếm 2,55% tổng diện tích đất tự nhiên của xã cũng được phân loại sử dụng cho từng mục đích cụ thể nhằm phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng còn 21,99 ha chiếm 1,20% tổng diện tích đất tự nhiên có thể khai thác phù hợp với mục đích sản xuất để phát triển kinh tế và quy hoạch sử dụng đất của xã. Đất đai phân bố trên địa bàn xã chủ yếu là nhóm chất xám vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đất sét và đá biến chất.
Vùng địa hình núi đá vôi, đất đai xám, chuyển lớp rõ, có đá gốc hoặc chuyển đất tiếp theo. Ở vùng này chủ yếu là đất canh tác là đất ruộng một vụ, đất rẫy trồng cây hàng năm. Đất có khả năng nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ ít vì vậy đất đai cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả và tránh lãng phí.
Vùng đồi núi thấp và ven sông, thành phần cơ giới của đất bị biến động từ nhẹ đến nặng, hàm lượng mùn và đạm tổng số ở lớp mặt từ trung bình đến khá, lân tổng hợp và lân dễ tiêu nghèo, khu có địa hình thấp phù hợp với cây ngắn ngày, khu có địa hình cao, độ dốc trung bình thích hợp với các cây dài ngày.
Tài nguyên Rừng
Diện tích rừng hiện có là 1.545,59 ha, với độ che phủ khoảng 70%. Toàn bộ 100% diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã đều là đất rừng phòng hộ.
Mặt nước
Nguồn nước mặt chủ yếu là nguồn nước lấy từ hệ thống suối và hệ thống nước mỏ tự chảy và hệ thống nước chảy từ khe núi. Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đời sống của nhân dân trong vùng. Chất lượng nguồn nước tương đối tốt, tuy nhiên sau mỗi đợt mưa lũ chất
lượng bị ảnh hưởng, do vậy cần có công trình xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt. Ngoài ra còn có các giếng khoan dùng nguồn nước ngầm sâu.