Kếtquả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng (Trang 38 - 56)

thôn mới của xã Cô Mười

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM xã Cô Mười

Tên tiêu STT chí I. QUY HOẠCH Quy hoạch và 1 thực hiện quy hoạch

II. HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI

2 Giao

3 Thủy lợi

4 Điện

5 Trường

6 Cơ sở vật chất văn hóa 7 Chợ nông thôn 8 Thông tin và Truyền thông 9 Nhà ở dân cư

III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN 10 Thu nhập 11 Hộ nghèo Lao 12 động có việc làm 13 Tổ chức sản xuất

IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI

14 Giáo dục

và đào tạo

15 Y tế Văn hóa 16 Môi 17 trường và an toàn thực phẩm

V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

18 Hệ

thống chính trị

luật

19 An ninh,

trật tự xã hội

Nhóm I. Quy hoạch

Tiêu chí 1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Hiện nay xã đã có các quy hoạch và đã được phê duyệt gồm:

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SX nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, TTCN, dịch vụ;

Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KT- XH- Môi trường;

Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp.

*Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới:

Đạt Nhóm II. Hạ tầng kinh tế -xã hội

Tiêu chí 2. Giao thông

Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện 14 km được nhựa hóa bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện 80% đạt với chỉ tiêu (≥80%).

Đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản 7,2 km ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện đạt 62,98 % (chỉ tiêu ≥ 60%).

Đường ngõ, xóm: xóm Bản Tám làm được 887m, Co Tó A làm được 543m, Co Tó B làm được 637m, đường giao thông nông thôn xóm Vạc Khoang hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Đường trục chính nội đồng hoàn thành được 2100m (xóm Co Tó 1000m, Lũng Táo 800m, Cô Mười 300m).

*Kết luận chung cho tiêu chí giao thông: Đạt Tiêu chí 3. Thuỷ lợi

Kênh mương

Tổng số kênh mương của 7 xóm do xã quản lý là 27 kênh mương, trong đó đã kiên cố hóa 91,21% còn lại mương đất cần tiếp tục kiên cố hóa trong thời gian tới.

Trạm bơm

Các công trình thủy lợi:

Hiện trạng cả xã có 13 Phai, đập. Trong đó, có 12 Phai, đập còn tốt, 1 cái xuống cấp. Phục vụ tưới tiêu chủ động cho khoảng 90% cho cây trồng trên toàn bộ địa bàn xã.

Về quản lý các công trình thủy lợi: Hàng năm đến mùa mưa nhân dân của các xóm tự huy động để nạo vét và phát quang để lấy nước vào ruộng được thuận lợi, trên địa bàn của xã diện tích được tưới tiêu chủ động chiếm một phần rất nhỏ.

Nhận xét:

Hệ thống thủy lợi hiện nay đáp ứng được khoảng 90% (chuẩn nông thôn mới là 85% trở lên) nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng hàng năm (lúa nước) trên địa bàn; tất cả các công trình thủy lợi hiện nay đã được giao cho Tổ quản lý thủy nông ở các xóm quản lý và khai thác, duy tu hàng năm. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa là 91,21% (chuẩn nông thôn mới là từ 50% trở lên).

* Kết luận: Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Đạt Tiêu chí 4. Điện

Trên địa bàn xã có 02 trạm biến áp tại 2 xóm Cô Mười và Bản Tám. Cả 2 trạm đều còn tốt với tổng công suất khoảng 100 KVA, về cơ bản đã

cung cấp đủ điện cho sinh hoạt trên địa bàn xã, tuy nhiên đến giờ cao điểm điện thường rất yếu. Vì thế, để đáp ứng đủ nhu cầu về điện cho sinh hoạt và sản xuất cần phải đầu tư xây dựng thêm 2 trạm biến áp mới tại gần trụ sở UBND xã và Cô Tó A, B với tổng công suất khoảng 100 KVA.

Đường dây cao thế có 5,4 km trong đó còn tốt 5,4 km; đường dây hạ thế có 5 km trong đó còn tốt 5 km.

100% số hộ được sử dụng điện lưới điện quốc gia thường xuyên, an toàn. Nhận xét:

Hệ thống lưới điện nông thôn đã có cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn là 100%.

*Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Đạt Tiêu chí 5. Trường học

Trường mầm non

Xã có 1 trường mầm non Cô Mười, tổng số học sinh 82 cháu.

Trường mầm non Cô Mười đã có 4 phòng học, nhà bếp, nhà để xe giáo viên, đồ dùng, nhà vệ sinh, đồ chơi, nhưngvẫn thiếu rất nhiều gồm: phòng vệ sinh (2 phòng ); phòng ăn (4 phòng); phòng ngủ (4 phòng) vì học sinh khi học xong vẫn phải xếp ghế ra ăn cơm rồi dọn dẹp và dải chăn ngủ trưa ngay trong lớp học; Văn phòng trường, phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, phòng dành cho nhân viên, phòng Bảo vệ, phòng Y tế, phòng đa năng, phòng sinh hoạt chung (chưa có).

Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi được đến trường 98%. Nhận xét: So với tiêu chuẩn về trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia được quy định tại Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT thì trường mầm non xã Cô Mười chưa đạt chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất.

Trường tiểu học

Tính đến năm 2017, xã Cô Mười có 1 trường tiểu học, tổng số học sinh trường chính 109, tổng diện tích khuôn viên 3.259 m2.

Trường tiểu học Cô Mười có 6 phòng học, số phòng còn tốt 4, số phòng đã xuống cấp 2 phòng, có 3 phòng chức năng là phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng và phòng hội đồng nhưng đều đã bị xuống cấp; vẫn còn thiếu các phòng chức năng khác như Phòng Thư Viện, Phòng Y tế, Phòng học bộ môn, Phòng bảo vệ, nhà để xe..

Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường 100%.

Nhận xét: Đối chiếu với tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia ở cấp độ 1 được quy định tại Thông tư số 59/2012/TT-

BGDĐT thì các trường tiểu học còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu.

Trường trung học cơ sở

Xã có 1 trường Trung học cơ sở gồm 1 điểm trường: Trường THCS Cô Mười tổng diện tích 1.260 m2, 64 học sinh.

Trường THCS Cô Mười có 4 phòng học, phòng Hội đồng, phòng Thư viện, phòng vệ sinh nhưng chưa có phòng đa năng, phòng Hiệu trưởng, phòng Bảo vệ, phòng học Bộ môn; và cũng chưa có các công trình bổ trợ như nhà để xe, cổng. Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường 100%. Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu.

Nhận xét: Theo tiêu chuẩn về trường THCS đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, được quy định tại thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT thì trường THCS Cô Mười còn thiếu về các phòng chức năng, các công trình bổ trợ và các trang thiết bị dạy học, thiết bị văn phòng phục vụ quản lí và giảng dạy.

*Kết luận chung: So với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 6. Cơ sở vật chất văn hóa Nhà văn hóa, khu thể thao xã

Đến hết năm 2017, xã vẫn chưa có nhà văn hóa và khu thể thao của xã.

Xã chưa có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi. Nhà văn hóa và khu thể thao xóm

Trong tổng số 7 xóm của xã hiện nay đến hết năm 2017 đã có 7/7 xóm có nhà văn hóa.

* Kết luận chung cho tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa : Chưa đạt Tiêu chí 7. Chợ

Hiện nay trên địa bàn xã không có chợ, người dân trên địa bàn đi chợ tại 2 chợ, gồm có: chợ Tổng Cọt huyện Hà Quảng cách trung tâm xã 5,5 km và chợ tại thị trấn huyện Trà Lĩnh cách trung tâm xã 10 km tương đối thuận tiện cho việc trao đổi buôn bán hàng hóa. Tuy nhiên, xã nằm ở vùng biên giới có đường tiểu ngạch nên trong tương lai nhất là giai đoạn 2020 – 2025 xã vẫn cần phải xây dựng chợ để có một khu trung tâm thương mại nhằm thúc đẩy,

xúc tiến mạnh các hoạt động TM - DV trên địa bàn và giao thương hàng hóa với nước khác.

* Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 8. Thông tin và truyền thông

Trên địa bàn xã đã có 1 điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

Xã có dịch vụ viễn thông, internet: Trên địa bàn xã có 6/7 xóm có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại (cố định hoặc di động) và dịch vụ truy cập internet đạt 87,5% còn 1 xóm Lũng Táo có sóng điện thoại không ổn định.

Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành: Tỷ lệ máy tính/số CBCC xã đạt 0,58 máy/người (14 máy tính/24 cán bộ, công chức). Có kết nối mạng nội bộ, có wifi đảm bảo cho việc kết nối liên thông vận hành phần mềm quản lý văn bản và điều hành VNPT- iOffice và có trang bị máy scan.

Hệ thống loa đến các xóm vẫn chưa có đầy đủ cả 7 xóm (còn xóm Lũng Táo và Bó Hoạt chưa chưa có loa).

* Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 9. Nhà ở dân cư nông thôn

Nhà tạm, nhà dột nát: Tính đến năm 2017, toàn xã vẫn còn 6 hộ sử dụng nhà tạm, nhà dột nát tại xóm Bó Hoạt, xóm Vạc Khoang, Lũng Táo, Cô Mười (Lũng Tạc, Nặm Thúm).

Toàn xã có 341 ngôi nhà ở, trong đó: 125 ngôi nhà cấp 4; 26 ngôi nhà xây kiên cố từ 2 tầng trở lên, còn lại 179 nhà sàn. Số nhà đạt chuẩn của Bộ xây dựng là 79 ngôi (23,17%) và chưa đạt chuẩn là 262 ngôi (76,83 %).

* Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt.

Nhóm III. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất

Tiêu chí 10. Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người 2.000.000 đồng/ người/ năm đạt 8,3 %.

Tiêu chí 11. Hộ nghèo

Đến hết năm 2017, toàn xã còn 165/341 hộ nghèo, chiếm 48,4%.

* Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 12. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Năm 2017, dân số toàn xã có 1480 người; 341 hộ gia đình, người dân xã Cô Mười cư trú tại 7 xóm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 826/898 người, chiếm 91,98 % đạt so với chuẩn nông thôn mới là 90% trở lên.

* Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Đạt Tiêu chí 13. Hình thức tổ chức sản xuất

Trên địa bàn xã Cô Mười chưa có HTX hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX năm 2012. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững Cô Mười có diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1.769,17 ha, do địa hình phần lớn là núi đá vôi, giao thông đi lại khó khăn, sản xuất trên địa bàn chủ yếu là quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ chưa phát triển theo hướng hàng hóa để hình thành các HTX.

Một số loại cây trồng vật nuôi mà địa phương có thế mạnh như: Cây Quýt, chăn nuôi dê, vỗ béo trâu bò…chủ yếu được tư thương đến thu mua ở hộ gia đình hoặc đem ra chợ Trà Lĩnh bán chưa hình thành được các chuỗi giá trị gắn với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

* Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt

Nhóm IV. Văn hoá - xã hội, môi trường

Tiêu chí 14. Giáo dục - đào tạo

Xã Cô Mười đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Hoàn thành xoá mù chữ mức độ 2: Đạt.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục trung học phổ thông, bổ túc, trung cấp) năm học 2016 – 2017 là 45/45 học sinh đạt 100%.

Tuy nhiên, Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo là 11,4% (102/898 người ) chưa đạt ( yêu cầu của tiêu chí là ≥ 25%).

* Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 15. Y tế

Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm: Do xã thuộc địa bàn vùng cao biên giới nên toàn bộ người dân trong xã đều có bảo hiểm y tế do nhà nước hỗ trợ. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 100% (chuẩn nông thôn mới là trên 85%).

Y tế đạt chuẩn quốc gia: Trạm y tế xã có diện tích khuôn viên là 526

m2, có 3 phòng bệnh và 4 phòng chức năng (phòng khám bệnh, phòng đẻ, phòng hành chính, phòng tiệt trùng).

Đội ngũ cán bộ của trạm y tế hiện có 5 người được học tập, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn, trong đó có: 1 bác sỹ, 1 y sỹ, 2 điều dưỡng và 1nữ hộ sinh. công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe được chú trọng quan tâm. Nhiều chương trình được triển khai tốt như tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống bướu cổ.

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) bằng 17,7% thấp hơn 26,7% đạt yêu cầu của tiêu chí, 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định.

* Kết luận cho tiêu chí: Đạt Tiêu chí 16. Văn hóa

Số hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” giai đoạn 2015 – 2017 là 770/993 hộ đạt 77,54%, trong đó có 251/341 hộ được công nhận gia đình văn hóa 3 năm trở lên .

Tỷ lệ thôn bản đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định: Năm 2017 đạt 4/7 xóm chiếm 57,14% chưa đạt ( yêu cầu của tiêu chí là ≥ 70% ) .

* Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt Tiêu chí 17. Môi trường và an toàn thực phẩm

Sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh: Năm 2017, toàn xã có 329 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 96,48% (chuẩn nông thôn mới là 90%).

sản làng nghề.

Cấp Uỷ chính quyền thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp, an toàn. Thực hiện vệ sinh đường làng, ngõ xóm góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân trên địa bàn xã.

Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch đảm bảo thực hiện theo quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Việc chôn cất theo dòng họ theo phong tục tập quán địa phương phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới được phê duyệt.

Rác thải tại các trường học và UBND xã Cô Mười được thu gom xử lý bằng cách chôn lấp, đốt. Tuy nhiên rác thải của một số hộ gia đình chưa được thu gom xử lý vẫn còn tình trạng vứt ra sông suối.

Hiện nay mới chỉ có 136/341 hộ, chiếm 40% số hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh. Nhìn chung, xã không có các hoạt động làm suy giảm môi trường. Hàng năm UBND xã đều tổ chức trồng cây xanh và chỉ đạo tới các thôn, xóm dọn vệ sinh phát quang bụi rậm, lao động công ích.

Toàn xã có 324 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó hộ có chuồng trại đảm bảo hợp vệ sinh 79 hộ chiếm 24,38%.

Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 71,42 %.

* Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Chưa đạt

Nhóm V. Hệ thống chính trị và tình hình an ninh trật tự

Tiêu chí 18. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

Cán bộ, công chức cấp xã cơ bản đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ văn hóa. Tuy nhiên còn 4/24 người chưa có chứng chỉ QLNN; 12/24 người chưa có bằng trung cấp lý luận chính trị, 1 người chưa có chứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng (Trang 38 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w