Giải pháp về huy động vốn và bố trí nguồn lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng (Trang 84)

Vốn là một yếu tố quan trong trong quá trình thực hiện Chương trình nông thôn mới, do đó xã Cô Mười cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của chương trình, thực hiện tốt việc sử dụng lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án. Ưu tiên tập trung xây dựng các công trình phục vụ phát triển sản xuất. Lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư trên địa bàn, đồng thời huy động tối đa đóng góp của người dân địa phương.

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động Cô Mười chung sức xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn vốn từ cán bộ, công chức, nhân dân và các tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn xã để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn xã. Tập trung huy động vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư cho các công trình đường giao thông liên xã, kiến cố hóa trường học, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa.

Đối với nguồn vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Huy động vốn doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn như chợ, công trình nước sạch cho dân cư, điện, thu dọn và chốn lấp rác thải. Đầu tư kinh doanh các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, nhà máy chế biến thức ăn, trang trại.

Đối với nguồn vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng của nhà nước phẩn nổ cho các chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn…

Đối với nguồn vốn đóng góp của dân và cộng đồng: Huy động công sức của dân cải tạo nhà ở, xây dựng mới và nâng câp các công tŕnh vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; cải tạo cổng ngõ, tường rào sạch sẽ, đẹp. Đóng góp xây dựng các công trình của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, thiết bị máy móc, hiến đất. Việc cần làm và quan tâm hiện nay là giúp người dân nhận thức rõ vai trò của mình, cần phải có ý thức tự lập chủ động được nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Nguồn lực của nhân dân là đòn bẩy để các hoạt động được thành công, họ không chỉ đóng góp sức lao động, tiền của mà họ là người trực tiếp được hưởng lợi của các hoạt động đó.

Vì vậy để xây dựng thành công Nông thôn mới, cần phát huy và huy động nguồn lực của người dân tham gia nhiệt tình, đem lại những kết quả thắng lợi không chỉ cho riêng xã Cô Mười mà tất cả các địa phương khác ở Việt Nam.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Cô Mười đã đạt được một số kết quả nhất định. Người dân được tuyên truyền, phổ biến về chương trình, được tham gia vào các khâu trong quá trình thực hiện chương trình, tham gia đóng góp sức lao động, tiền của, hiến đất để thực hiện các công trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đến hết năm 2017, xã đã đạt 7 tiêu chí trong 19 tiêu chí theo quyết định QĐ số 419/QĐ- TTg và QĐ số: 342/QĐ-TTg đó là: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, y tế, lao động có việc làm thường xuyên và an ninh, trật tự xã hội. Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia trên địa bàn xã còn đặt ra nhiều khó khăn và thách thức lớn cho các tiêu chí như: Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm; tiêu chí tổ chức sản xuất; tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí chợ nông thôn; tiêu chí thu nhập; hay tiêu chí hộ nghèo...

Việc triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Cô Mười nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn.

Những thuận lợi cơ bản như: Thường xuyên nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước; hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình đã được thành lập từ tỉnh đến cơ sở và luôn được củng cố, kiện toàn.

Những khó khăn chính như địa bàn rộng, phức tạp; điểm xuất phát thấp trong khi nguồn lực của địa phương có hạn.

Để thực hiện xây dựng nông thôn mới có được kết quả tốt nhất, BCĐ xã cần phải làm tốt công tác tuyên truyền tới người dân để người dân hiểu được bản chất của vấn đề. UBND xã cần phải có chính sách hỗ trợ, biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân. Huy động tối đa và tranh thủ nguồn vốn, phân bổ hợp lý theo hạng mục ưu tiên thực tế của từng xóm.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với xã Cô Mười

Cần lập các quy hoạch xây dựng nông thôn mới (theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới), quy hoạch hoàn thành làm nền tảng và cơ sở cho lãnh đạo và nhân dân trong xã cùng nhau phấn đấu để đạt được những mục tiêu đề ra. Việc quy hoạch cần được xây dựng trên cơ sở có sự tham gia của người dân vào quá trình lập và thực hiện quy hoạch.

Cần phải tạo ra các phong trào để toàn dân tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

Tích cực vận động nhân dân trồng bổ sung rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng và công tác bảo vệ môi trường.

Có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu và tham gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc hiến đất mở đường hiện nay đang là một khó khăn trong xây dựng nông thôn mới.

5.2.2. Đối với người dân trong xã Cô Mười

Tất cả mọi người dân trong xã cần phải có ý thức tham gia đóng góp ý kiến vào đề án xây dựng NTM, Đồ án quy hoạch NTM tại xã.

Tích cực đóng góp tiền của, vật chất, công lao động theo đúng tinh thần toàn dân tham gia chung tay xây dựng nông thôn mới.

Toàn thể cộng đồng và người dân phải có ý thức xây dựng, giữ gìn nơi ở, sinh hoạt, hay sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Xây dựng, nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh, cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới.

Cần cử đại diện ban giám sát để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, một cách dân chủ công khai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1.Ban Chấp hành Trung ương (khóa X), Nghị quyết số 26 - NQ/T.W ngày 5/8/2008.

2. Ban quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Cô

Mười – huyện Trà Lĩnh – Tỉnh Cao Bằng, Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã (giai đoạn 2013 – 2025), Cao Bằng, tháng 12 năm 2013.

3.Kế hoạch số 07-KH/BCĐ, triển khai tuyên truyền Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2016 – 2020.

Ngày 29/6/2016, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Cao Bằng ban hành.

4.Quyết định 41/2016/QĐ-TTg về việc Ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2009.

5.Quyết định số 342/QĐ-TTg về việc sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới ban hành tại QĐ số 491 ngày 16/04/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày ngày 20 tháng 02 năm 2013.

6.Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2009.

7.Quyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 6 năm 2010.

8. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, ban hành ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính.

9. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và PTNN ban hành ngày 21 tháng 8 năm 2009.

10.UBND xã Cô Mười (2017), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2017.

II. Internet

11. Cổng thông tin điện tử - Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Sau 2 năm, nợ đọng xây dựng cơ bản xây dựng nông thôn mới đã giảm 70% (15/05/2018)

http://nongthonmoi.gov.vn/vn/tintuc/Lists/hdtw/View_Detail.aspx?ItemID=1 68 .

12. Cổng thông tin điện tử - Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Tỉnh Nghệ An: Nam Đàn tổ chức đón nhận bằng công nhận huyện nông thôn mới (21/05/2018:

http://nongthonmoi.gov.vn/vn/tintuc/Lists/hdtw/View_Detail.aspx?ItemID=173.

13. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng - Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn năm 2017: http://www.caobang.gov.vn/content/những-kết- quả-đạt-được-trong-xây-dựng-nông-thôn-năm-2017

14. Tăng Minh Lộc (2016) - Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ Trung

Quốc : http://nongthonviet.com.vn/nong-thon-moi/201606/xay-dung-nong- thon-moi-kinh-nghiem-tu-trung-quoc-671704/

15. Thông tin Hàn quốc (2011) –Saemaul Undong – Phong trào đổi mới nông thôn ở Hàn Quốc: http://thongtinhanquoc.com/saemaul-undong/

Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN NÔNG HỘ

Phiếu điều tra:... Ngày điều tra:...

I. Một số thông tin chủ yếu của hộ được phỏng vấn 1. Họ và tên chủ hộ:

…...

2. Địa chỉ: xóm: ………xã Cô Mười, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao

Bằng

3.Tuổi: ...Dân tộc:……… 4.Giới tính:…...Trình độ văn hóa……… II.Phần kinh tế củahộ

2.1. Nghề nghiệp củahộ 5. Hộ thuần nông

Chăn nuôi thuần: Chăn nuôi + trồng trọt:

Chăn nuôi + Trồng trọt + Lâm nghiệp:

Chăn nuôi + Trồng trọt + Nuôi trồng thủy sản: Hộ nông nghiệp kết hợp với TTCN và dịch vụ:

Ngành nghề khác (xin ghi rõ): ...

2.2.Thu nhập chính của giađình 6.Thu nhập của hộ năm 2017:

☐ Từ sản xuất nông nghiệp

☐ Từ dịch vụ buôn bán

☐ Từ làm thuê

7.Các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi nhằm mục đích:

Bán Để phục vụ gia đình Cả 2

8.Thu nhập của hộ trước và sau khi có mô hình NTM tại xã như thế nào?

Giàu

Trung bình

Khá Nghèo

III.Nhận thức của người dân về NTM

10. Gia đình ông (bà) có biết về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thôn không?

Có Không

Có nghe nhưng không rõ

11. Ông bà biết chương trình xây dựng NTM ở thôn qua những kênh thông tin nào?

Từ cán bộ xã, thôn Từ Cán bộ khuyến nông Từ các chương trình tập huấn Từ bạn bè, hàng xóm

Từ các phương tiện thông tin đại chúng Từ nguồn khác

12. Theo Ông (bà), mục đích của chương trình xây dựng NTM là gì?

Xây dựng cơ sở hạ tầng

Nâng cao thu nhập cho người dân

Cải thiện chất lượng cuộc sống một cách bền vững trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường.

IV. Tham gia đóng góp của người dân cho xây dựng NTM

13.Ông bà có tham gia các cuộc họp về chương trình XDNTM không?

Có Không

dung có được đưa ra bàn bạc, thảo luận công khai không?

Có Không

15. Ông (bà) có sẵn sàng góp công, của để xây dựng NTM?

Có Không

16. Ông (bà) tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM của thôn, xóm qua hình thức nào?

Góp tiền

Công lao động Hiến đất

Chưa tham gia đóng góp (Tiền)

Hình thức khác (xin nêu rõ):……….

17. Lý do Ông (bà) chưa tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM

Do nghèo

Do không tin tưởng vào công cuộc xây dựng NTM Do sợ tham nhũng

Lý do khác (xin nêu rõ):………

18. Theo Ông (bà) chủ trương của Nhà nước về xây dựng NTM có cần thiết không?

Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết

XÁC NHẬN CỦA CHỦ HỘ ĐIỀU TRA VIÊN

PHIẾU XIN Ý KIẾN CÁN BỘ VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Xin Ông (bà) cho biết:...

- Họ và tên:……...

- Chức vụ:…...

- Đơn vị công tác: ……… ... Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây:

1. Ông (bà) đã hiểu rõ về nội dung và các yêu cầu của 19 tiêu chí đánh

giá nông thôn mới chưa?

a. Đã hiểu

b. Chưa hiểu lắm

c. Không hiểu

2. Ban quản lý xã hoạt động như thế nào?

a. Nhiệt tình, có trách nhiệm

b. Bình thường

c. Không có trách nhiệm

3. Ban phát triển thôn hoạt động như thế nào?

a.Hiệu quả

b.Bình thường

c.Không hiệu quả

4. Những thuận lợi trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương là gì? (khoanh tròn vào những ý được cho là đúng):

a. Được Đảng và Nhà nước cấp trên quan tâm chỉ đạo;

b. Nhờ có thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

trong thời gian vừa qua;

c. Là địa phương có truyền thống cách mạng;

d. Học tập được kinh nghiệm của nhiều nơi (cả trong nước và ngoài nước ngoài).

...

...

...

5. Những khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương là gì? (khoanh tròn vào những ý được cho là đúng): a. Địa bàn rộng, địa hình miền núi phức tạp; b. Nguồn lực của địa phương có hạn; c. Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế; d. Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa; e. Các khu dân cư cũ lộn xộn, khó khăn cho việc chỉnh trang; f. Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và ít; g. Khó khăn trong việc huy động đóng góp của nhân dân. Những khó khăn khác (viết thêm vào phần trống này):……….

...

...

...

6. Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong thời gian tới, theo Ông (bà) cần áp dụng những giải pháp nào sau đây? (khoanh tròn vào những ý được cho là đúng):

a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tự giác thực hiện;

b. Tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi, tích tụ ruộng đất;

c. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ;

d. Xây dựng và phát triển các tổ chức ở nông thôn;

e. Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, vận động nhân dân hiến đất

để xây dựng nông thôn mới;

f. Đẩy nhanh việc quy hoạch và xây dựng các thị trấn, thị tứ;

g. Xây dựng một số công trình liên xã;

h. Ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới.

.

... .

... .

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Ông (bà)./.

Người được phỏng vấn Người điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w