Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng (Trang 81 - 84)

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Việc quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng. Đảng bộ, chính quyền xã Cô Mười cần có sự quan tâm đúng mức đến công tác cán bộ với nhiều chính sách đúng đắn, đặc biệt coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, chuyên nghiệp về tác phong, tinh thông về nghiệp vụ từ xã đến thôn xóm, chú trọng đổi mới đồng bộ công tác cán bộ, nhất là đổi mới tư duy, cách làm trong từng khâu, từng phần việc, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, vừa có tâm, có uy tín với dân. Trước tiên cần:

Rà soát, cử những cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian công tác đang còn dài nhưng chưa có trình độ chuyên môn trung cấp đi đào tạo trung cấp hoặc đại học. Việc luân chuyển cán bộ cần được đẩy mạnh, luân chuyển cán bộ trẻ về xã và cán bộ chủ chốt xã đủ điều kiện về công tác tại huyện, thí điểm luân chuyển cán bộ giữa các xã với nhau.

Tăng cường thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật đến với cơ sở, vừa tạo điều kiện để họ được rèn luyện trong thực tiễn vừa giúp cho địa phương tăng cường được nguồn cán bộ ở những lĩnh vực thiết yếu, tránh tình trạng khép kín, cục bộ địa phương, tạo quá trình chuyển đổi các thế hệ cán bộ cấp xã được diễn ra thuận lợi, khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ.

Cử những cán bộ chủ chốt còn thời gian công tác trên một nhiệm kỳ đi học chương trình trung cấp lý luận chính trị. Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước cho đội ngũ công chức cấp xã.

4.4.2.3. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Xây dựng NTM là công việc bắt đầu từ người dân, đem lại lợi ích cho người dân, do nhân dân làm chủ. Để làm được như vậy cần một số giải pháp sau:

quyền về công tác tuyên truyền, vận động. Công tác tuyên truyền là nhiệm vụ của mọi cán bộ, đảng viên, của cả hệ thống chính trị.

Cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân để họ hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng, từ đó chủ động, tích cực tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng được nông thôn mới, không đơn giản người dân đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cơ sở hạ tầng, tự họ chỉnh trang nhà cửa, mà còn mạnh dạn vay vốn, biết sử vốn để tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, xây dựng nếp sống văn minh, tình làng nghĩa xóm, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Xây dựng nông thôn mới phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Đối tượng được tuyên truyền chính là từng hộ gia đình, do đó nội dung tuyên truyền phải có tính thực tế, gắn với quyền lợi, trách nhiệm của người dân, của từng hộ gia đình.

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm, nắm chắc về nội dung, phương pháp tuyên truyền phải phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để dân người dân hiểu rõ được mục tiêu cụ thể của nông thôn mới.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các loại hình tuyên truyền để người dân nắm được. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến để tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác tuyền truyền ở cơ sở đảm bảo cho mọi người dân đều được nắm bắt nội dung từ đó hiểu sâu sắc, thấy rõ được vai trò chủ thể, trách nhiệm của người dân trong xây dựng nông thôn mới, từ đó tự giác, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Vì vậy, công tác tuyên truyền cần phải thường xuyên liên tục, mọi lúc, mọi nơi và được đổi mới bằng nhiều nội dung, hình thức khác nhau.

Bên cạnh việc làm cho mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, cán bộ cần tăng cường tổ chức các buổi đối thoại, trao đổi trực tiếp với cộng đồng dân cư, người dân,…

Mỗi địa phương, tổ chức cần xây dựng phát động các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới cụ thể như sau:

+ Hội nông dân tuyên truyền, vận động quần chúng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các nội dung tuyên truyền có thể lồng ghép thông qua các hoạt động cụ thể bằng các hình thức liên hoan văn nghệ, hội thảo đầu bờ, các lớp tập huấn kỹ thuật…

+ Mặt trận tổ quốc chủ trì cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống

văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới. Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, động viên nhân dân thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới; đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật; đoàn kết phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường.

+ Hội cựu chiến binh là những người có uy tín, kinh nghiệm trong cuộc sống, am hiểu phong tục, tập quán, tín ngưỡng; quán xuyến mọi hoạt động của làng. Nên việc chỉ đạo các thành viên trong làng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm nghĩa vụ của từng cựu chiến binh. Với phương châm “Cựu chiến binh chung tay xây dựng nông thôn mới”.

+ Hội Phụ nữ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thông qua các hội diễn văn nghệ quần chúng, các buổi họp chung hoặc thông qua các cán bộ phụ nữ thôn… Phát động phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “Chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập” là biện pháp tuyên truyền hiệu quả, thiết thực để khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái, ý thức tự nguyện giúp nhau làm kinh tế.

+ Đoàn thanh niên tuyên truyền thông qua các phong trào thanh niên nhằm tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của

tuổi trẻ địa phương, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới. Phối hợp phát động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi tuyên truyền viên trẻ về các chủ đề xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Vận động các gia đình đóng góp ngày công lao động, hiến đất xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w