Bảng 4.10 : Kết quả và hiệu quả kinh tế của HTX năm 2017
4.1. Khái quát về cơ sở thực tập
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của HTX chăn nuôi động vật bản địa a. Vị trí địa lý
- HTX chăn nuôi động vật bản địa được đóng tại xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên 10 ha. Địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau:
- Phía Đông Bắc và Đông tiếp giáp với xã Phú Đô - Phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp xã Yên Lạc
- Phía Nam giáp với xã Vô Tranh
Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu buôn bán giữa các địa phương với nhau, giữa người dân trong vùng, tạo tiền đề cho nghề chăn nuôi ngày càng phát triển nhanh chóng.
b. Điều kiện về khí hậu - thủy văn * Khí hậu
HTX nằm trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc nên có đặc điểm chung về thời tiết của khu vực. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6,7,8. Những tháng còn lại lượng mưa thấp hơn, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1875 mm, cao nhất là 2390 mm, thấp nhất là 1420 mm. Nhiệt độ trung bình từ 23˚C - 28˚C, độ ẩm tương đối từ 80 - 85%.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, đặc điểm của những tháng này là lượng mưa ít, nhiệt độ thấp, thời tiết khô lạnh. Nhiệt độ
trung bình từ 15 - 19˚C, có những thời điểm nhiệt độ xuống tới 4 - 7˚C, độ ẩm tương đối 70 - 75 %.
* Thuỷ văn
Trung tâm có dòng sông Cầu chảy qua bao bọc phía bắc và phía đông, thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất.
Nhìn chung điều kiện thuỷ văn và thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất của HTX, tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 mùa là điều kiện bất lợi cho sản xuất. Lượng mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8 cộng với địa hình đất canh tác bằng phẳng pha cát dẫn đến hiện tượng ngập úng cây trồng. Ngược lại mùa khô kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây thức ăn cho vật nuôi.
c. Điều kiện về địa hình, đất đai, giao thông, thuỷ lợi * Điều kiện về địa hình, đất đai
HTX có địa hình bằng phẳng, có dòng sông Cầu chảy qua, đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dày. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc sản xuất của mô hình chăn nuôi, đặc biệt là sản xuất cây thức ăn xanh phục vụ cho đàn gia súc. Trong những năm gần đây HTX đã đầu tư cho thử nghiệm các giống cây thức ăn xanh có năng xuất cao và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mà đã giải quyết được nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc vào mùa mưa và có thức dự trữ cho mùa khô. Tổng diện tích của HTX là 10 ha trong đó có 5,5 ha là diện tích cho trồng cây thức ăn cho gia súc. Diện tích đồng cỏ chăn thả là 1 ha. Như vậy, đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển cây thức ăn gia súc.
* Giao thông
HTX chăn nuôi động vật bản địa thuộc xã Tức Tranh có điều kiện giao thông thuận lợi. Cách thành phố Thái Nguyên 30 km về phía tây nam theo tuyến quốc lộ 3. Tuyến đường liên 3 xã Tức Tranh - Yên Lạc - Yên Đổ hiện nay đã hoàn thành con đường bê-tông thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Đây là con đường đi qua 17 xóm, trong đó 1 xóm thuộc xã Tức Tranh, 1
xóm thuộc xã Yên Đổ và 15 xóm thuộc xã Yên Lạc. Điểm đầu của tuyến đường được nối với đường liên xã Phấn Mễ - Tức Tranh tại địa phận xóm Cầu Trắng, xã Tức Tranh, do vậy rất thuận lợi cho giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của HTX.
* Thuỷ lợi
HTX có dòng sông Cầu chảy qua cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. HTX còn xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm một trạm bơm điện và hệ thống ống dẫn nước cho sản xuất.
4.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Mô hình chăn nuôi động vật bán hoang dã tại xã Tức Tranh thuộc HTX chăn nuôi động vật bản địa. Đây là một trung tâm phục vụ cho sự phát triển ngành chăn nuôi của các tỉnh trung du và miền núi. HTX có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đề tài và cải tiến khoa học kỹ thuật sáng tạo ra những phương pháp cải tiến trong chăn nuôi và sản xuất chính vì vậy nguồn thu kinh tế từ sản xuất kinh doanh là không nhiều. Chính vì thế mà đời sống về vật chất của HTX còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, HTX đã từng bước khẳng định mình và tạo được thế đứng trong xã hội bằng cách ngày càng nhân rộng các mô hình, áp dụng các khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Đến nay HTX đã khẳng định được sự tồn tại, vị thế của mình trong sự nghiệp phát triển chăn nuôi khu vực miền núi và nền kinh tế thị trường [9].