Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển HTX của một số địa phương

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn cho chăn nuôi tại hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)

Bảng 4.10 : Kết quả và hiệu quả kinh tế của HTX năm 2017

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển HTX của một số địa phương

2.2.2.1. HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 563 HTX, trong đó 107 HTX chuyển đổi, 456 HTX thành lập mới với tổng số vốn đăng ký kinh doanh đạt gần 380 tỷ đồng, thu hút gần 8 nghìn thành viên tham gia và trên 86 nghìn hộ gia đình tham gia HTX. Quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể nói chung và kinh tế HTX nói riêng đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, củng cố quan hệ kinh tế nông thôn.

Trong số các loại hình HTX này thì khối HTX dịch vụ nông nghiệp chiếm gần 50% tổng số các HTX trong tỉnh. Qua khảo sát cho thấy về cơ bản các HTX nông nghiệp thời gian qua đã tích cực vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, phát triển kinh tế trang trại, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi. Số các HTX phi nông nghiệp thì nguồn vốn của loại hình này đã được hình thành từ tài sản của cá nhân hợp tác với nhau tạo thành thế mạnh để hoạt động vì vậy bộ máy quản lý gọn nhẹ, chủ nhiệm HTX chủ động giải quyết, xử lý thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh nên hoạt động kinh doanh hiệu quả [12].

2.2.2.2. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Thời điểm 31/12/2015 trên địa bàn tỉnh có 212 HTX, giảm 9 HTX so với năm 2014, hiện tại số HTX tạm ngừng hoạt động là 40 HTX. Đến nay, trên địa bàn có 26 HTX hoạt động theo đúng Luật HTX năm 2012 (đăng ký lại 7, thành lập mới là 19), chiếm 12,3% tổng số HTX hiện có. Trong đó:

+ Lĩnh vực Nông, lâm nghiệp có 113 HTX (trong đó: Chăn nuôi có 12 HTX; chế biến nông, lâm sản có 33 HTX; nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp có 68 HTX).

+ Lĩnh vực Phi nông nghiệp có 99 HTX (trong đó: HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 43 HTX; xây dựng 25 HTX; giao thông vận tải 4 HTX; thương mại, dịch vụ 11 HTX và hoạt động trong lĩnh vực khác 16 HTX).

- HTX hoạt động hiệu quả: 41 HTX; chiếm 19,3%; (trong đó HTX NN: 27). - HTX trung bình có: 131 HTX; chiếm 61,8%; (trong đó HTX NN: 70). - HTX hoạt động không hiệu quả: 40 HTX, chiếm 18,9%; (trong đó HTX NN là: 16) [10].

2.2.2.3. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Theo số liệu thống kê của Liên minh HTX tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có trên 400 HTX, với gần 10.000 thành viên, trong đó có 180 HTX nông nghiệp kiểu mới. Riêng 8 tháng năm 2016, có 15 HTX mới thành lập, trong đó chiếm một nửa là HTX nông nghiệp, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực chăn nuôi lợn, gà; trồng rau, cây ăn quả;…

Khi tham gia vào HTX kiểu mới, trên tinh thần tự nguyện, các hộ nông dân cùng xây dựng kế hoạch, quy hoạch sản xuất ,xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Các hộ nông dân chịu trách nhiệm chăn nuôi, sản xuất tại gia đình. HTX chịu trách nhiệm về cung ứng giống, phân bón, các dịch vụ nông nghiệp khác và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân, thành viên, xã viên của mình. Hiệu quả hoạt động của mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới đang từng bước được khẳng định. Hầu hết các HTX đã tạo được sự đoàn kết giữa các hội viên, cung ứng giống, phân bón trong quá trình chăn nuôi, sản xuất; đặc biệt đã kết nối giữa nông dân với các doanh nghiệp trong giải quyết dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm của các thành viên HTX. Qua đó đã góp phần giúp người nông dân và HTX đều có lãi cao hơn, trong đó lợi

nhuận mà nông dân thu được cũng cao hơn gấp 1,5 đến 2 lần so với khi chưa vào HTX. Thu nhập bình quân thành viên trong HTX nông nghiệp đạt từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng.

Trong thời gian tới, Liên minh HTX Thái Nguyên sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên, khuyến khích thành lập các HTX nông nghiệp kiểu mới; vận ụng các chính sách, hỗ trợ các HTX thành viên, nông dân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi;…Đặc biệt sẽ tuyên truyền, thúc đẩy các HTX thành viên chuyển đổi hướng sản xuất phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phù hợp với định hướng phát triển, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh [13].

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn cho chăn nuôi tại hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)