Bảng 4.10 : Kết quả và hiệu quả kinh tế của HTX năm 2017
4.2. Kết quả thực tập
4.2.1. Mô tả một số nội dung và công việc cụ thể đã làm tại HTX
Do thời gian thực tập ngắn nên tôi không đủ thời gian để tiến hành hết các công việc diễn ra tại HTX tuy nhiên một số công việc cụ thể tôi đã thực hiện được như sau:
4.2.1.1. Công việc 1: Khử trùng chuồng nuôi ngựa
Trong chăn nuôi dịch bệnh là yếu tố khó lường nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến thu nhập của HTX. Chính vì vậy cần thiết phải tiến hành khử trùng chuồng trại nhằm ngăn ngừa giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại do dịch bệnh mang đến.
- Dụng cụ: Bình phun thuốc, gang tay, đồ dùng bảo hộ.
- Dọn sạch quét dọn chuồng nuôi, sau đó sử dụng thuốc khử trùng Crizin 2% để ngăn chặn mầm gây bệnh ra môi trường.
- Định kì phun thuốc 1 lần/tháng.
4.2.1.2. Công việc 2: Vệ sinh chuồng trại ngựa
Dọn chuồng là khâu vệ sinh quan trọng phải làm hàng ngày để giảm đi bệnh tật cho gia súc góp một phần đáng kể cho thành công hay thất bại trong chăn nuôi.
Dụng cụ: Chổi quét, xe rùa, xẻng, gang tay cao su.
Chuồng trại đảm bảo nền chuồng quét sạch sẽ, khô ráo không còn bụi, không bị ẩm ướt, máng nước được thay và xả máng thường xuyên hàng ngày.
Mục đích của vệ sinh chuồng trại là phòng ngừa mọi thứ dịch bệnh do vi trùng gây bệnh gây tổn thất đến chăn nuôi.
4.2.1.3. Công việc 3: Chăm sóc cho ngựa
- Tắm chải: Giúp ngựa tăng cường sự tuần hoàn và trao đổi chất, sinh trưởng tốt. Ngoài ra, tắm chải còn giúp ngựa phòng tránh được các ký sinh trùng ngoài da như rận, ghẻ.
Vào mùa nóng, tắm chải hàng ngày, còn vào mùa lạnh chỉ nên chải lông cho ngựa. Khi chải lông cần trải theo chiều của lông từ trên xuống dưới. Đặc biệt khi chải đến phần đầu cần nhẹ tay để tránh cho ngựa bị trầy xước.
- Cắt bờm: Trong quá trình chăm sóc, cần chú ý xem bờm ngựa đã quá dài hay chưa để cắt sửa kịp thời, tránh tình trạng bờm bị vón, chạm và mắt làm đau mắt.
- Cách cắt bờm: Phía trước cắt trên mắt, phía sau cắt ngắn còn 2-3 cm.
4.2.1.4. Công việc 4: Chăm sóc đàn hươu
- Các công cụ dụng cụ được trang bị sẵn để tại nhà kho của từng hộ gia đình chăn nuôi, chủ hộ hoặc người quản lý hướng dẫn cách làm và các quy trình cần thiết cho người lao động sao cho hiệu quả đạt được là tối đa mà không gây ảnh hưởng đến vật nuôi.
- Lao động làm thuê hay thành viên gia đình sau khi chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị thì tiến hành quy trình chăm sóc hươu từ việc dọn chuồng trại đến cho ăn.
Thường một quy trình chăm sóc hươu sẽ diễn ra hàng ngày đối với mỗi hộ là một lao động.
- Công cụ cần dùng: Chổi tre, xẻng, xe rùa, dao (liềm).
- Cách làm: Đầu tiên ta cần tiến hành dọn chuồng vào mỗi buổi sáng, dọn chuồng bằng cách dung chổi tre quét sạch phân, cỏ thừa trên nền chuồng và trong máng sau đó dùng xẻng hót lên xe rùa và đem đổ ủ tại hố chứa phân sau khi dọn sạch nền chuồng ta cắt cỏ VA06 hoặc cỏ dại đem về cho vào máng để cho hươu ăn trung bình mỗi con hươu sẽ ăn lượng cỏ khoảng 05 kg cỏ trong một ngày.
- Công việc chăm sóc hươu cần được tiến hành thường xuyên và đều đặn mỗi ngày để phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, đảm bảo vệ sinh trong chuồng trại.
4.2.1.5. Công việc 5: Chăm sóc cỏ sau thu hoạch
- Đối với cỏ sau thu hoạch ta cần tiến hành bón phân chuồng, phân đạm và tưới nước. Đối với phân chuồng là sử dụng chất độn chuồng gà đem giải theo giữa các luống cỏ, còn đối với phân đạm thì đem vãi theo các luống cỏ
cho cỏ xanh tốt hơn, tiến hành tưới nước cho cỏ liên tục sau khi thu hoạch cho đến khi cỏ mọc lại và đạt kích thước 1 m.
- Công dụng: Sử dụng phân chuồng và phân đạm bón cho cỏ sau khi thu hoạch để tăng năng suất cho cỏ, đảm bảo cỏ sinh trưởng và phát triển tốt nhất, ngoài ra để đảm bảo lượng cỏ phục vụ cho chăn nuôi quanh năm kể cả vào mùa khô.
4.2.2. Thực trạng huy động và sử dụng vốn cho chăn nuôi của HTX
4.2.2.1. Thực trạng về huy động vốn
- Vốn được huy động từ thành viên HTX
- Lượng vốn huy động là 100.000.000 đồng
- Cách thức huy động :
+ Nguồn vốn tự có của HTX ,do các thành viên HTX đóng góp + Vay tín dụng ngân hàng khi cần thiết ; lãi suất huy động là 0,3%
4.2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn
* Đất đai:
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của HTX năm 2017
Loại đất Diện tích đất
(ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất sản xuất 10,0 100,0
Đất xây dựng chuồng ngựa 0,2 2,0
Đất xây dựng chuồng hươu 0,3 3,0
Đất trồng cây ăn quả có múi 3,0 30,0
Đất trồng cỏ 5,5 55,0
Đất chưa sử dụng 1,0 10,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2017)
HTX có tổng diện tích đất sản xuất là 10 ha trong đó diện tích đất được sử dụng là 9 ha chiếm 90%, đất chưa sử dụng là 1 ha chiếm 10% diện tích đất sản xuất. Là HTX chăn nuôi nên tổng diện tích đất sản xuất bao gồm diện tích chuồng trại và diện tích trồng cỏ chiếm tỷ lệ lớn đến 60%, đặc biệt diện tích
gieo trồng cỏ mỗi năm của HTX lên đến 22 ha. Diện tích cây ăn quả chiếm 30% được trồng để giải quyết vấn đề chất thải trong chăn nuôi.
Loại đất chủ yếu là đất thịt pha cát có độ tơi xốp tương đối tốt, ngoài ra, HTX có dòng sông Cầu chảy qua ở phía Bắc và phía Đông thuận lợi cho việc tưới tiêu, thuận lợi cho việc trồng cỏ và trồng cây ăn quả.
Trong kế hoạch phát triển, khi quy mô sản xuất của HTX được mở rộng diện tích xây dựng chuồng trại và trồng cỏ sẽ được tăng lên, trong khi diện tích cây ăn quả có khả năng sẽ không thay đổi.
* Cơ cấu tổ chức của hợp HTX chăn nuôi động vật bản địa
Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của HTX chăn nuôi động vật bản địa
[Nguồn: Số liệu điều tra, 2017]
Bộ máy tổ chức của HTX chăn nuôi động vật bản địa được tổ chức như sau: Chủ tịch là ông Trần Đình Quang có trình độ chuyên môn là thạc sĩ ông là người sáng lập ra HTX chăn nuôi động vật bản địa vào tháng 9 năm 2015, cùng với đó là bà Nguyễn Thị Kim Lan chức vụ Giám đốc và ông Nguyễn Như Quỳnh là kiểm soát viên cùng với 10 thành viên khác của HTX.
HTX tiến hành tổ chức sản xuất chăn nuôi theo từng hộ gia đình, mỗi thành viên trong HTX là một hộ chăn nuôi tiến hành sản xuất với số lượng khác nhau, tùy vào khả năng và điều kiện của hộ (bảng 4.1). Trong đó, gia
Chủ tịch , Giám đốc HTX
Kiểm soát viên Các thành viên HTX
Lao động trong gia đình Lao động thuê ngoài
đình ông Trần Đình Quang và bà Nguyễn Thị Kim Lan có quy mô sản xuất lớn, là những trang trại hạch tâm để phát triển HTX [2].
Với quy mô ngày càng mở rộng, đến năm 2017 cả HTX có 35 lao động, gồm 25 lao động là lao động gia đình thuộc thành viên HTX và 10 lao động thuê ngoài (bảng 4.3)
Bảng 4.3: Lao động của HTX năm 2017
STT Lao động Số lượng Cơ cấu (%) Trình độ
1 Là thành viên HTX 25 71,43 Phổ thông
2 Thuê dài hạn 3 8,57 Kỹ sư
3 Thuê ngắn hạn 7 20,0 Sinh viên thực tập
Tổng 35 100,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2017)
Qua bảng trên ta thấy lao động của HTX phần lớn là lao động có trình độ phổ thông với 71,43%, đây là những lao động trong gia đình thuộc các thành viên HTX. Với hai trang trại thuê thêm lao động, công việc được phân công cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất.
4.2.2.3. Nguồn vốn
Đến năm 2017, tổng nguồn vốn đầu tư của HTX là 3.079.000.000 đồng, trong đó vốn cố định là 1.110.000.000 đồng và nguồn vốn lưu động là 1.892.220.000 đồng. Nguồn vốn hoạt động của HTX chủ yếu là từ sự đóng góp từ các thành viên. Trong đó, ông Trần Đình Quang và bà Nguyễn Thị Kim Lan là hai thành viên có số vốn góp cao nhất, tổng nguồn vốn đóng góp từ hai trang trại lên đến hơn 2.000.000.000 đồng.
Để mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất HTX cần huy động thêm nguồn vốn từ các thành viên, vay vốn từ ngân hàng, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
* Một số chi phí của HTX
- Chi phí chuồng trại và trang thiết bị
Bảng 4.4: Chi phí chuồng trại và trang thiết bị của HTX
ST T Loại chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Thời gian sử dụng (năm) Khấu hao hàng năm (1000đ)
1 Chuồng hươu Cái 12 30.000 360.000 10 36.000
2 Chuồng ngựa Dãy 6 100.000 600.000 10 60.000
3 Máy băm cỏ Cái 10 2.000 20.000 5 4.000
4 Máy bơm nước Cái 10 2.000 20.000 5 4.000
5 ống dẫn nước,
dây điện - - - 100.000 5 20.000
6 Bình phun Cái 10 800 8.000 5 1.600
7 Xe rùa Cái 15 400 6.000 5 1.200
8 Xẻng Cái 15 50 750 3 250
9 Nhà chứa phân Cái 10 15.000 150.000 10 15.000
10 Chổi quét
chuồng Cái 35 50 1.750 1 1.750
Tổng 1.266.500 143.800
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2017)
Qua bảng 4.4 cho ta thấy tổng chi phí chuồng trại và trang thiết bị của HTX năm 2017 là 143.800.000 đồng, bao gồm các chi phí được khấu hao theo từng năm gồm các chi phí cụ thể như sau:
Chi phí xây dựng chuồng hươu khấu hao trong một năm là 36.000.000 đồng, chi phí xây dựng chuồng ngựa khấu hao một năm là 60.000.000 đồng,
chi phí cho việc lắp đặt ống dẫn nước, dây điện và máy bơm nước là 24.000.000 đồng, đối với chăn nuôi thì luôn cần có hệ thống sử lý chất thải nên HTX có xây dựng nhà chứa phân với chi phí khấu hao một năm là 15.000.000 đồng, vừa đáp ứng việc xử lý chất thải vừa nhằm cung cấp phân bón cho cỏ. Ngoài ra để đảm bảo băm, chặt cỏ cho hươu và ngựa thì HTX có trang bị máy băm cỏ với chi phí khấu hao mỗi năm là 4.000.000 đồng. Bên cạnh đó thì còn chi phí với một số thiết bị như bình phun dùng để phun sát trùng chuồng trại, xe rùa, xẻng, chổi quét nhằm phục vụ cho công tác quét dọn chuồng trại.
Các loại công cụ và trang thiết bị của trang trại còn khá ít và thô sơ. Là những vật dùng cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất của HTX. Mục tiêu hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX là nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng các sản phẩm chăn nuôi đem tiêu thụ.
- Chi phí giống và thú y
Bảng 4.5: Chi phí về giống và thú y
STT Loại chi phí ĐVT lượng Số Đơn giá (1000đ)
Thành tiền (1000đ) Thời gian sử dụng (năm) Khấu hao hàng năm (1000đ)
1 Giống hươu cái Con 100 4.000 400.000 2 200.000 2 Giống hươu đực
Con 50 6.000 300.000 5 60.000
3 Giống ngựa cái Con 30 20.000 600.000 5 120.000 4 Giống ngựa đực Con 6 30.000 180.000 5 36.000 5 Công tác thú y - - - 60.000 1 60.000 Tổng 1.270.00 0 476.000
Bảng 4.5 cho ta thấy tổng chi phí về giống năm 2017 là 476.000.000 đồng trong đó chi phí về giống hươu cái khấu hao một năm là 200.000.000 đồng còn hươu đực là 60.000.000 đồng với khấu hao một năm và chủ yếu thu về là nhung hươu. Còn riêng với ngựa bạch chu kỳ chăn nuôi là năm năm thì chi phí khấu hao một năm là 156.000.000 đồng. Đối với vật nuôi chu kì nuôi dài và không xuất bán một lần thì chi phí đối với giống cũng cần khấu hao theo chu kì. Công tác thú y chủ yếu là sát trùng chuồng trại và thực hiện tiêm phòng bệnh dịch cho đàn hươu và ngựa 2 lần trong năm, ngoài ra chi phí chữa bệnh cho hươu và ngựa là khá cao cho nên chi phí cho công tác thú y một năm là 60.000.000 đồng.
- Chi phí khác
Bảng 4.6: Các loại chi phí khác của HTX
STT Loại chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) 1 Lao động
Thuê dài hạn Công lđ 800 200 160.000 Thuê ngắn hạn Công lđ 300 50 15.000
2 Thức ăn tinh Năm 1 - 180.720
3 Điện, nước Năm 1 - 60.000
4 Bưởi Năm 1 - 20.000
5 Chi khác Năm 1 - 50.000
Tổng 485 720
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2017)
Từ bảng 4.6 cho ta thấy chi phí khác trong một năm của HTX là 485.720.000 đồng trong đó có chi phí thuê lao động với chi phí là 175.000.000 đồng (đây là mức chi cho lao động thuê ngoài, không tính chi phí đối với lao động là thành viên HTX), đối với ngựa bạch và hươu ngoài chăn nuôi bằng thức ăn thô xanh thì cần bổ sung cho chúng một lượng thức ăn tinh gồm ngô hạt, cám viên, bã bia và mạch với mức chi phí một năm là 180.720.000 đồng,
bên cạnh chi phí về lao động và chi phí thức ăn thì mỗi năm HTX phải chịu thêm chi phí điện nước phục vụ cho sản xuất chăn nuôi với mức chi phí là 60.000.000 đồng,để đảm bảo cho thu nhập thêm từ cây bưởi hàng năm HTX còn chi thêm cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu,vôi với mức chi phí là 20.000.000 đồng cho vườn bưởi và các khoản chi khác là 50.000.000 đồng.
4.2.2.4. Công nghệ - kỹ thuật chăn nuôi
Qua bảng 4.4 cho ta thấy các loại công cụ và trang thiết bị của trang trại còn khá ít và thô sơ. Là những vật dùng cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất của HTX. Đầu tư của HTX cho công nghệ - kỹ thuật chăn nuôi còn ít, nguồn vốn đầu tư cho công nghệ - kỹ thuật trong năm 2017 là 92.800.000 đồng.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng các sản phẩm, HTX nên mạnh dạn đầu tư thêm các tiến bộ KHCN mới vào sản xuất như hệ thống uống nước tự động cho chuồng nuôi hươu đàn, nuôi ngựa, máy chặt cỏ,... để giảm chi phí lao động, tối thiểu hóa chi phí sản xuất qua đó tối đa hóa lợi nhuận.
4.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX
4.2.3.1. Doanh thu và hiệu quả hoạt động chung của HTX năm 2017
* Doanh thu của HTX năm 2017
Bảng 4.7: Doanh thu ngựa bạch
STT Sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
1 Thịt ngựa Kg 2.000 200 400.000
2 Cao ngựa Kg 100 10.000 1.000.000
3 Các bộ phận khác - - - 300.000
Tổng 1.700.000
Qua bảng 4.7, ta thấy năm 2017 ngựa bạch có doanh thu cao là 1.700.000 đồng, trong đó cao ngựa có giá trị cao nhất là 1.000.000.000 đồng do cao ngựa là sản phẩm có giá trị là thực phẩm chức năng cho con người nên được thị trường chuộng. Ngoài ra thịt ngựa bạch cũng có giá trị tương đối cao vì được coi là sản phẩm đặc sản có giá bán trung bình là 200.000 đ/kg.
Bảng 4.8: Doanh thu hươu sao
STT Sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
1 Con giống Con 80 5.000 400.000
2 Hươu thịt Kg 2.000 220 440.000
3 Hươu đực Con 20 15.000 300.000
4 Nhung hươu Kg 20 17.000 340.000
Tổng 1.480.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2017)
Qua bảng 4.8 ta thấy rằng, doanh thu của hươu sao năm 2017 đạt 1.480.000.000 đồng trong đó sản phẩm từ nhung hươu là 340.000.000 đồng, là sản phẩm mang lại giá trị cao so với các sản phẩm khác vì mỗi con hươu đực cho nhung 2 lần cắt trên một năm mà HTX mỗi năm có khoảng 20 con hươu đực có thể cắt nhung. Hươu đực ngoài cho nhung có giá trị kinh tế cao thì việc bán hươu đực để làm giống cho thị trường cũng mang lại doanh thu cao cho HTX, năn 2017 nguồn thu từ hươu đực đạt 300.000.000 đồng. Giá trị thu về từ bán con giống cho