Tình hình phát triển HTX tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn cho chăn nuôi tại hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Bảng 4.10 : Kết quả và hiệu quả kinh tế của HTX năm 2017

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình phát triển HTX tại Việt Nam

- Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một tất yếu khách quan. Điều đó đã được khẳng định trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Các hình thức hợp tác xã cũng đã ra đời từ rất sớm ở nước ta. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, điển hình có hợp tác xã Dân Chủ ở Thái Nguyên, cách nay đã gần 60 năm. Quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã trải qua các giai đoạn cách mạng đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Bước vào thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là chuyển đổi cơ chế quản lý, thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý của hệ thống hợp tác xã, những yếu kém, khuyết tật và bất cập của mô hình cũ trong điều kiện mới nên khu vực hợp tác xã đã lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhiều hợp tác xã tan rã. Đến tháng 12/1996,

trước khi thực hiện Luật hợp tác xã, cả nước chỉ còn lại 17.462 hợp tác xã (so với trên 79.000 hợp tác xã thời điểm trước năm 1986). Trong đó, giảm nhiều nhất là các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã tín dụng, số hợp tác xã mua bán còn lại không đáng kể.

- Luật hợp tác xã được ban hành và có hiệu lực từ năm 1997, sau đó đã qua 2 lần sửa đổi bổ sung năm 2003 và mới nhất là năm 2012. Việc chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012 hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích đối với hoạt động của các HTX, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu của HTX.

- Theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục HTX và PTNT, đến hết năm 2016, cả nước có 19 liên hiệp HTX nông nghiệp, 10.756 HTX nông nghiệp, 62.697 THT, 31.717 trang trại.

Trong năm 2016, số HTX thành lập mới là 1.100 HTX, nhưng số HTX giải thể, sáp nhập là 1.285 HTX. Do đó, đến hết năm 2016, đã giảm 185 HTX so với năm 2015. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu tích cực, bởi 1.285 HTX đã giải thể hoặc sáp nhập trong năm 2016 đều là những HTX yếu kém. Nhờ vậy, mặc dù tổng số HTX có giảm nhưng chất lượng nói chung lại tăng lên.

Chất lượng của các HTX bắt đầu được chuyển biến mạnh từ 2015 và đặc biệt năm 2016. Cộng với nhiều HTX yếu kém đã bị giải thể, sáp nhập, nên đã nâng tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả từ 10% năm 2014 lên trên 30% năm 2016. Doanh thu bình quân 1,1 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 200 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của thành viên và người lao động 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Dầu vậy, tình hình phát triển HTX nông nghiệp trên cả nước vẫn chưa được như mong đợi. Số HTX tham gia liên kết chưa nhiều. Hiệu quả hoạt động của nhiều HTX còn thấp, doanh số và thu nhập của HTX và người lao động

chưa cao. Hiện mới có khoảng trên 20% HTX tham gia tiêu thụ nông sản cho xã viên và nông dân, và mới chỉ có khoảng trên 10% sản lượng nông sản được tiêu thụ thông qua các HTX.

- Đến nay theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 5/12/2017, cả nước đã có 20.768 HTX thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, trong đó có hơn 6.378 HTX được thành lập mới kể từ khi có Luật HTX năm 2012 ra đời. Riêng năm 2017 đã có gần 2.500 HTX mới được ra đời, chiếm hơn 1/3 tổng số HTX thành lập mới kể từ khi Luật HTX được triển khai, trong đó phần lớn là các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy bên cạnh chất lượng các HTX ngày càng tốt hơn, tốc độ phát triển HTX đang ngày càng nhanh hơn và đang bước vào giai đoạn chín muồi. Về chất lượng hoạt động, tỉ lệ HTX hoạt động có hiệu quả mặc dù còn khiếm tốn, tuy nhiên tốc độ phát triển cũng khá nhanh. Cụ thể, tỉ lệ HTX hoạt động có hiệu quả đã tăng từ 10% năm 2012 lên gấp 3 lần (khoảng 30%) vào cuối năm 2016. Sau hơn 4 năm triển khai Luật HTX, doanh thu của HTX đã tăng trung bình 19,8%, lợi nhuận tăng hơn 26%, thu nhập bình quân lao động của HTX tăng khoảng trên 37%, đóng góp vào GDP cả nước bình quân xấp xỉ 4 %/năm.

Tuy có những chuyển biến tích cực, nhưng cũng phải thừa nhận rằng hợp tác xã vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, còn nhiều khó khăn và bất cập lớn. Cụ thể là:

- Phần lớn các HTX đều thiếu vốn, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ. Việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu. Số HTX liên kết còn ít. Việc chủ động tìm thị trường, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm còn yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn phải liên hệ trực tiếp với các chủ trang trại, hộ nông dân để tìm nguồn cung hàng hóa.

- Bên cạnh đó, nhiều HTX có số thành viên quá lớn, sự liên kết giữa thành viên với HTX và các thành viên với nhau còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ nên hiệu

quả hoạt động thấp. Các HTX hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ. Một số HTX đã đăng ký lại theo luật HTX năm 2012 nhưng chưa thực sự tổ chức và hoạt động đúng các quy định của Luật HTX. Các HTX ngừng hoạt động không thực hiện giải thể, do vướng mắc về nợ công, tài sản hoặc thất lạc hồ sơ, con dấu.[14]

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn cho chăn nuôi tại hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)